Trong hệ thống các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất. Áp dụng đúng đắn biện pháp tạm giam là bảo đảm cần thiết cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS), cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bài viết tập trung khái quát những quy định của BLTTHS năm 2015 về thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị về biện pháp tạm giam góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS về biện pháp tạm giam.
Hình sự
Tổng hợp các bài viết chia sẻ kiến thức pháp luật, tư vấn pháp lý, giải đáp thắc mắc, văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu học tập luật hình sự, luật tố tụng hình sự hiện hành.
Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về hình phạt trục xuất
Trục xuất là một trong các loại hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS), có ý nghĩa lý luận, chính trị, pháp lý và thực tiễn quan trọng đối với sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng, cũng như thực tiễn áp dụng hình phạt nói chung. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu, luận giải những vấn đề có liên quan đến hình phạt trục xuất, phân tích những điểm bất cập còn tồn tại trong các quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và thực tiễn thi hành hình phạt này, từ đó đề xuất một số định hướng, kiến nghị hoàn thiện.
Cơ sở pháp lý về hoạt động bào chữa của Luật sư trong quá trình tham gia giải quyết các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
Trong quá trình tham gia giải quyết các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, luật sư cần thực hiện các hoạt động bào chữa để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình. Cơ sở pháp lý để luật sư căn cứ vào đó nhằm thực hiện hoạt động bào chữa của mình, đó chính là các quy định của pháp luật về quyền bào chữa, quyền và nghĩa vụ pháp lý của luật sư, quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm… Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các cơ sở pháp lý cụ thể dưới góc độ luật tố tụng hình sự và luật hình sự.
Quy định về trách nhiệm hình sự của cá nhân và pháp nhân khi có tai nạn hàng hải gây ô nhiễm môi trường biển – Pháp luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Ô nhiễm môi trường biển từ tai nạn hàng hải luôn để lại những hệ luỵ nghiêm trọng, chính vì vậy, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân và pháp nhân có liên quan cần được quy định rõ nhằm mục đích răn đe cũng như giúp các quốc gia ven biển thu hồi được các khoản phạt hay bồi thường thiệt hại để phục hồi môi trường biển. Hoa Kỳ và Việt Nam cùng là những quốc gia ven biển, thành viên của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư năm 1978 (MARPOL)) và đều có những quy định liên quan đến trách nhiệm hình sự của việc gây ô nhiễm môi trường biển do tai nạn tàu thuyền. Trên nền tảng phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật Hoa Kỳ và so sánh với pháp luật Việt Nam, bài viết sẽ đưa ra những bình luận cũng như giải pháp sửa đổi, bổ sung cho pháp luật Việt Nam.
Một số vấn đề về thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Các biện pháp ngăn chặn là một chế định quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự. Nghiên cứu lịch sử lập pháp của Việt Nam từ năm 1945 đến nay cho thấy các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sựđược quy định phong phú và đa dạng với nhiều tên gọi khác nhau, đồng thời có sự kế thừa và bổ sung hoàn thiện qua từng thời kỳ. Qua quá trình tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện biện pháp ngăn chặn, trong thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 vừa được Quốc Hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua vào ngày 27/11/2015 (có hiệu lực một phần từ ngày 01/7/20162, và có hiệu lực toàn phần từ ngày 01/01/20183) đã có những sửa đổi, đổi bổ sung đặc biệt quan trọng để góp phần triển khai thi hành có hiệu quả Hiến pháp năm 2013 và Các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia ký kết, trong đó có các quy định về thời hạn của các biện pháp ngăn chặn. Bài viết phân tích những quy định của BLTTHS năm 2015 về thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, một số khó khăn và đề xuất một số ý kiến góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong thời gian tới.
Đảm bảo thực hiện quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội đối với hoạt động lấy lời khai, hỏi cung bị can trong điều tra vụ án hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự tuân thủ đúng quy định pháp luật, mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện, xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, cũng như tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được hiến định. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ tập trung làm rõ nội dung quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và một số giải pháp đảm bảo thực thi quyền này đối với hoạt động lấy lời khai, hỏi cung bị can trong điều tra vụ án hình sự.
Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là loại tội phạm phổ biến, xảy ra ở nhiều địa phương, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Trong phạm vi bài viết, tác giả xin đề cập một số phương thức thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian vừa qua, những khó khăn vướng mắc trong quá trình đấu tranh với loại tội phạm này, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới.
Hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo vệ người làm chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, những thông tin do người làm chứng cung cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần phát hiện tội phạm và giải quyết vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, trong nhiều vụ án hình sự, người làm chứng lại có thái độ thờ ơ, bất hợp tác hoặc hợp tác không tích cực với các cơ quan có thẩm quyền để phát hiện, xử lý tội phạm. Nguyên nhân của tình trạng trên không chỉ do chủ quan người làm chứng mà trước hết là do những thiếu sót, bất cập của chế định pháp lý và công tác bảo vệ người làm chứng hiện nay. Bài viết phân tích nội dung các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 về bảo vệ người làm chứng và người thân thích của họ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, chỉ ra một số những bấp cập đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm sửa đổi một số quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả về bảo vệ người làm chứng, người thân thích của người làm chứng.
Hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Kiểm sát viên (KSV) là một chủ thể quan trọng của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Do đó, để đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp về tranh tụng, một yêu cầu quan trọng là phải tăng cường vai trò của KSV tại phiên tòa xét xử. Bài viết đi sâu phân tích các hoạt động của KSV tại phiên tòa, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của KSV tại phiên tòa.
Nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai
Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai có diễn biến ngày càng phức tạp, tuy nhiên kết quả phát hiện điều tra tội phạm này còn nhiều hạn chế. Trong bài viết này, tác giả khái quát về tình hình tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai; chỉ ra một số nguyên nhân gây “ẩn” của tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống loại tội phạm này trong thời gian tới.