Nguyên tắc suy đoán vô tôi là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự, được thể hiện trong pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia. Suy đoán vô tội có ý nghĩa quan trọng vê mặt khoa học cũng như thực tiễn với vai trò là nền tảng và kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự. Bài viết đề cập tới thực trạng và một số giải pháp bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm tiếp cận từ hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư.
Hình sự
Tổng hợp các bài viết chia sẻ kiến thức pháp luật, tư vấn pháp lý, giải đáp thắc mắc, văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu học tập luật hình sự, luật tố tụng hình sự hiện hành.
Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh của lực lượng cảnh sát kinh tế với tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai
Đất đai là tài nguyên quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trong bài viết này, tác giả nêu ra những thủ đoạn phổ biến của tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai trong thời gian vừa qua, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đấu tranh với tội phạm này trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh của lực lượng cảnh sát kinh tế với tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực này trong thời gian tới.
Quy định mới về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và một số kiến nghị
Trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp, bổ sung những quy định mới nhằm khắc phục những bất cập trong thực tiễn thi hành Luật thi hành án hình sự (THAHS) năm 2010, Luật THAHS năm 2019 đã thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thi hành án hình sự, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về bảo đảm quyền con người, bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới. Bài viết nghiên cứu các quy định mới về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ trong Luật THAHS năm 2019, qua đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.
Nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có nhiều điểm mới quy định chặt chẽ hơn về trình tự, thủ tục tiến hành giải quyết vụ án hình sự so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Trong đó có quy định về khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nhằm bảo vệ cũng như tôn trọng các quyền của bị hại trong vụ án hình sự. Sau hơn 2 năm áp dụng quy định này trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bộc lộ một số những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Trong phạm vi bài viết, tác giả nêu ra một số những khó khăn mà các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như bị hại gặp phải thời gian vừa qua, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định này trong thời gian tới.
Đánh giá tính tương thích của Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội mua bán người, Tội mua bán người dưới 16 tuổi với quy định của Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em
Buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em là một vấn nạn mang tính toàn cầu và đang có chiều hướng gia tăng đáng lo ngại trên phạm vi toàn thế giới, bất chấp những nỗ lực quốc tế và quốc gia đã và đang được tiến hành. Bài viết này phân tích, đánh giá về tính tương thích giữa quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 về Tội mua bán người và Tội mua bán người dưới 16 tuổi với Nghị định thư về ngăn ngừa, trừng trị và trấn áp việc mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, nêu ra một số điểm chưa tương thích, phù hợp của Bộ luật hình sự với Nghị định thư này cũng như những khó khăn, thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt. Trên cơ sở đó, bài viết nêu một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 về Tội mua bán người và Tội mua bán người dưới 16 tuổi.
Nhận dạng, nhận biết giọng nói trong điều tra vụ án chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ được quy định tại Điều 305 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Từ năm 2009 đến tháng 12 năm 2020, cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) đã khởi tố, điều tra 537 vụ án loại này và tổ chức 243 cuộc nhận dạng, 23 cuộc nhận biết giọng nói. Trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra này, cơ quan ANĐT đã gặp một số khó khăn nhất định xuất phát từ quy định của pháp luật về nhận dạng và nhận biết giọng nói2. Bài báo phân tích thực trạng tổ chức nhận dạng và nhận biết giọng nói trong điều tra vụ án chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; từ đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật.
Nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả ở nước ta hiện nay
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Hàng giả được hiểu là những vật phẩm hàng hóa được sản xuất, buôn bán trái pháp luật, không có công dụng hoặc có mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng của hàng hóa mà nó mang tên hay công bố, gây thiệt hại cho lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội. Hiện nay, vấn đề phòng, chống hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả đã và đang trở thành một trong những yêu cầu cấp bách đối với mỗi quốc gia bao gồm cả Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh quôc tế đang có nhiêu diên biên phức tạp, xu hướng bảo hộ mậu dịch đã nổi lên ở nhiều nước và khu vực, thậm chí ngay tại những quốc gia có truyền thống ủng hộ tự do hóa thương mại. Các cam kết của Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA) bắt đầu có hiệu lực và tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả ở nước ta vẫn còn nhiều dấu hiệu phức tạp, khó lường. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ tập trung làm rõ thực trạng, nguyên nhân của tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả và một số giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm này.
Nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án tham nhũng
Thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của các cơ quan tư pháp nói chung và của Viện Kiểm sát nhân dân nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, quá trình đấu tranh với tội phạm tham nhũng, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án tham nhũng của Viện kiểm sát nhân dân các cấp vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, đây là nội dung cần phải được nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.
Một số khó khăn, vướng mắc khi giải quyết các vụ án tai nạn giao thông đường bộ
Tai nạn giao thông (TNGT) luôn là nỗi kinh hoàng, là vấn nạn nhức nhối đối với toàn xã hội. Nó không chỉ gây tổn hại về thể chất, về vật chất mà còn để lại tổn thất về tinh thần lâu dài cho bản thân người tham gia giao thông cũng như gia đình họ. Để giảm thiểu tai nạn giao thông, cần phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Trong đó, việc điều tra, xử lý nhanh chóng, khách quan, nghiêm minh các vụ án liên quan tới tai nạn giao thông, đặc biệt là những vụ án đối với tội phạm về giao thông đường bộ là một giải pháp quan trọng. Bài viết đề cập tới những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết loại án này, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết vụ án.
Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại gây ô nhiễm môi trường – Thực trạng và một số kiến nghị
Thực hiện đường lối đổi mới và phát triển toàn diện đất nước, Đảng, Nhà nước ta, những năm vừa qua các doanh nghiệp của Việt Nam, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước ngày càng phát triển, không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và quy mô về vốn, công nghệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đem lại, cũng có nhiều nguy cơ, thách thức đặt ra, trong đó có thách thức về môi trường. Một số pháp nhân thương mại trong sản xuất, kinh doanh, nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng doanh thu… đã triệt để lợi dụng mọi kẽ hở pháp luật, yếu kém trong quản lý, tập trung khai thác lợi thế cạnh tranh bằng tài nguyên sẵn có, sử dụng máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, công nhân có tay nghề thấp, nguyên liệu đầu vào giá rẻ… Hậu quả tất yếu là tài nguyên của quốc gia đang dần cạn kiệt, môi trường tự nhiên bị hủy hoại, sức khỏe của người dân, cộng đồng bị ảnh hưởng, an ninh môi trường, an ninh đầu tư và tính bền vững của nền kinh tế đất nước bị đe dọa. Vì vậy, đã đến lúc pháp luật cần có những chế tài đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn các pháp nhân thương mại có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, đồng thời khôi phục những thiệt hại đang hiện hữu… Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ đề cập đến trách nhiệm pháp lý hình sự đối với pháp nhân thương mại có hành vi gây ô nhiễm môi trường thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật, nhằm đảm bảo mọi hành vi vi phạm đều được phát hiện và xử lý nghiêm trước pháp luật.