Mục lục
Nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền được im lặng trong Tố tụng hình sự – Một số vấn đề đặt ra
Tóm tắt:
Bài viết phân tích: (i) Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của nguyên tắc suy đoán vô tội; (ii) Nguồn gốc, bản chất, phạm vi áp dụng quyền được im lặng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam. Đồng thời, phân tích bất cập trong thực tiễn áp dụng và một số ý kiến về hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự.
Xem thêm:
- Quyền im lặng của pháp nhân phạm tội trong tố tụng hình sự – ThS. Võ Minh Kỳ & ThS. Nguyễn Phương Anh
- Trực tiếp ghi nhận quyền im lặng cho người bị buộc tội trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam – TS. Lê Huỳnh Tấn Duy
- Bàn về quyền được suy đoán vô tội trong Hiến pháp 2013 và vấn đề sửa đổi một số quy định liên quan trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 – TS. Võ Thị Kim Oanh & ThS. Lê Thị Thùy Dương
- Bàn về quyền được suy đoán vô tội trong Hiến pháp 1992 – TS. Võ Thị Kim Oanh
- Bàn về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam trên nền tảng của nguyên tắc suy đoán vô tội – TS. Hoàng Thị Tuệ Phương
TỪ KHÓA: Quyền im lặng, Suy đoán vô tội,
1. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
Ở Việt Nam, lần đầu trong lịch sử lập hiến của nước ta, nguyên tắc suy đoán vô tội được ghi nhận tại Điều 13 (1): Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa đã có hiệu lực pháp luật. Cụ thể hóa quan điểm tiến bộ này, Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã chính thức ghi nhận về suy đoán vô tội (Điều 13) với tư cách là một chế định của pháp luật tố tụng hình sự; và nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam. Điều 15, BLTTHS năm 2015 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định thì cơ quan, nguời có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.
Quy định của BLTTHS năm 2015 cho thấy rõ ba nhóm nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội. Nội dung đó cũng chính là những đòi hỏi; điều kiện cần và đủ mà nếu thiếu chúng thì một người bị buộc tội phải được coi là vô tội.
Thứ nhất, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (gọi chung là người bị buộc tội) được suy đoán vô tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Trong trường hợp này, người bị buộc tội được suy đoán là không có tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Trong số các cơ quan tiến hành tố tụng: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thì chỉ có Tòa án mới có quyền xét xử vụ án hình sự, quyền tuyên bố một người có tội hay không, áp dụng là hậu quả pháp lý bất lợi người đó phải gánh chịu trước Nhà nước như hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác. Do đó, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát không phải là cơ quan xét xử nên mọi quyết định của các cơ quan này không có giá trị xác định một người có tội hay không. Người bị buộc tội phải được coi là vô tội cho tới khi tội của người đó được chứng minh bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Yêu cầu này đã tạo ra sự an toàn pháp lý cho người bị buộc tội trong toàn bộ quá trình tố tụng hình sự.
Thứ hai, người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cơ sở lý luận của nội dung trên được hình thành từ nguyên tắc: “trách nhiệm chứng minh thuộc bên khẳng định chứ không phải bên phủ định. A khẳng định B nợ mình thì A phải chứng minh” trong luật La Mã. Trong nội dung này, các cơ quan tiến hành tố tụng khẳng định một người phạm tội thì phải có trách nhiệm chứng minh. Việc chứng minh tội phạm phải thực hiện theo các thủ tục trình tự do luật định. Người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh, có nghĩa là người bị buộc tội không buộc phải đưa ra chứng cứ chống lại chính mình. Với trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, cũng có nghĩa là nếu cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được người bị buộc tội phạm tội thì lẽ đương nhiên người đó không có tội. Trong mỗi giai đoạn tố tụng hình sự, trách nhiệm chứng minh của các cơ quan tiến hành tố tụng có những đặc trưng riêng biệt, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, mọi tài liệu chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập được đều phải đáng ứng đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ và được đưa ra xem xét công khai. Tuy nhiên, Tòa án không bị ràng buộc bởi các chứng cứ ràng buộc trong hồ sơ mà có thể yêu cầu bị cáo, người bào chữa cung cấp tài liệu chứng cứ mới. Trong giai đoạn này, yêu cầu Tòa án phải xem xét và đánh giá các chứng cứ một cách tổng thể, toàn diện, khách quan và đồng thời áp dụng triệt để nguyên tắc tranh tụng. Nguyên tắc tranh tụng chỉ tồn tại và được thực hiện triệt để khi có sự thừa nhận và khẳng định vai trò xét xử vô tư, khách quan của Tòa án. Yếu tố vô tư, khách quan của Tòa án phải được làm nổi bật, vì đây là chủ thể duy nhất của quyền xét xử, là khâu trung tâm của tố tụng hình sự.
Thứ ba, mọi nghi ngờ trong quá trình chứng minh tội phạm của người bị buộc tội nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định thì phải được giải thích có lợi cho họ. Khi không đủ và không thế làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do BLTTHS thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội. Nội dung này của nguyên tắc thể hiện sự nhân đạo của pháp luật đối với người bị buộc tội. Trong lĩnh vực tư pháp hình sự, nguyên tắc nhân đạo nhằm bảo đảm cho con người những lợi ích tối thiểu, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và tính mạng. Theo nội dung này của nguyên tắc thì: Mọi sự nghi ngờ đối với người bị buộc tội đều phải được kiểm tra, chứng minh làm rõ. Neu không chứng minh làm rõ được sự nghi ngờ thì sự nghi ngờ đối với người bị buộc tội phải được giải thích để áp dụng pháp luật theo hướng có lợi cho họ. Khi không đủ hoặc không thể là sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự thủ tục của do BLTTHS quy định thì cơ quan tiến hành tố tụng phải kết luận người đó không có tội. Mọi sự nghi ngờ đối với người bị buộc tội đều phải được kiểm tra, chứng minh làm rõ. Nếu không thể chứng minh, làm sáng tỏ căn cứ để kết tội, buộc tội thì phải kết luận họ không có tội. Quy định này xuất phát từ tình huống của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khi có sự không rõ ràng trong việc xác định căn cứ của trách nhiệm hình sự, các tình tiết liên quan đến tội và lỗi của người bị buộc tội mà cả quá trình tố tụng và các nỗ lực của các cơ quan tiến hành tố tụng đã không thể làm rõ, dẫn đến tình huống hoài nghi, có mâu thuẫn giữa các hướng giải quyết mà chính các cơ quan đó không thể khắc phục được. Đổ chống khuynh hướng buộc tội theo kiểu tư duy: “thà làm oan còn hơn bỏ lọt”. Việc thừa nhận nguyên tắc suy đoán vô tội trong Hiến pháp 2013 và BLTTHS năm 2015 là đáp ứng được yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Việc quy định nguyên tắc suy đoán vô tội góp phần hạn chế oan sai, một yêu cầu quan trọng của cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Ở Hoa Kỳ, trong 6 nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự liên quan đến quyền của nghi can như: Quyền bào chữa, quyền được im lặng (quyền chống lại sự buộc tội chính mình), quyền bình đẳng trước pháp luật,… thì suy đoán vô tội là nguyên tắc nền tảng, không thể chối cãi và có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong tiến trình tố tụng hình sự của Hoa Kỳ.
Trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực, nguyên tắc suy đoán vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự đã và đang tiếp tục được thực hiện. Bởi vì, dù không ghi nhận chính thức nhưng BLTTHS năm 2003 đã thể hiện nhiều nội dung cơ bản của về nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 9, 10). Trong khoa học tư pháp hình sự và thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự đều thừa nhận sự tồn tại những nội dung của nguyên tắc này trong BLTTHS 2003. Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ngành Tòa án trong nhiều năm qua cho thấy việc xét xử sơ thẩm còn nhiều điểm bất cập, liên quan đến quyền của bị cáo và vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội. Có thể dẫn chứng một vài trường hợp như sau:
Thứ nhất, sai lầm trong việc định tội danh.
Theo nguyên tắc suy đoán vô tội, trường hợp chưa xác định rõ, tòa án phải nghiêng về hành vi có lợi hơn cho bị cáo. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động xét xử, do tính chất phức tạp của hành vi là yếu tố giáp ranh để xác định nhiều tội khác nhau, nhiều trường hợp Tòa án đã quy kết vào tội danh nặng hơn cho bị cáo do không áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội. Thực tế việc định tội danh sai, nguyên nhân chủ yếu là do thẩm phán xác định chưa đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm (CTTP), chưa có sự phân biệt chính xác các dấu hiệu khác nhau giữa các tội phạm có khả năng chuyển hóa cho nhau, nhầm lẫn với các tình tiết định tội với các tình tiết khác.
Thứ hai, sai lầm trong việc xác định khung hình phạt, tình tiết tăng nặng
Việc không áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội dẫn đến hệ quả trong thực tế tòa án áp dụng hình phạt nặng hơn so với mức độ nguyên hiểm thực tế của hành vi phạm tội. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm này chủ yếu là do thẩm phán chưa áp dụng triệt để nguyên tắc suy đoán vô tội trong hoạt động xét xử, không nghiên cứu kỹ các nội dung về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, định khung hình phạt.
Thứ ba, sai lầm trong việc sử dụng nguồn chứng cứ không phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Trong nhiều trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm Tòa án và Viện kiểm sát sử dụng các giả định, phán đoán để điều khiển phiên tòa, lấy lời khai, ra bản án là vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội.
2. Quyền được im lặng
Quyền được im lặng là một chuẩn mực đã được pháp luật của nhiều quốc gia thừa nhận. Ngày nay, khi quốc gia đã tham gia vào công ước quốc tế về quyền con người, trong đó bảo vệ nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền đuợc im lặng với tư cách là thành tố quan trọng của nguyên tắc xét xử công bằng, quốc gia đó đã thừa nhận và có nghĩa vụ thực hiện. Quyền im lặng là bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện quyền bào chữa của nguời bị buộc tội, hạn chế được oan sai trong tố tụng hình sự. Giá trị của quyền này trong mô hình tố tụng hình sự các nước chính là sự ghi nhận mọi người được hưởng các quyền tự do cá nhân và bí mật đời tư.
Trong khoa học tư pháp hình sự, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của quyền được im lặng. Có quan điếm cho rằng: Quyền được im lặng không phải quyền con người, với lập luận quyền được im lặng khác với quyền bào chữa. Quyền được im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới là quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. Nó nhằm thực hiện chức năng gỡ tội. Tuy nhiên, quan điểm này gặp phải nhiều sự phản đối trong khoa học pháp lý. Mặc dù, có quan điểm khác nhau nhưng theo chúng tôi, quyền được im lặng chỉ là một trong những vấn đề cụ thể của nguyên tắc suy đoán vô tội. Quyền được im lặng là quyền phát sinh của nguyên tắc suy đoán vô tội. Thực ra ngay từ thời La Mã cổ đại, người ta đã khẳng định trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tố cáo, thuộc bên khẳng định chứ không phải bên phủ định. Đây được coi là cội nguồn của nguyên tắc suy đoán vô tội (presomtion of ỉnnonce).
Chúng tôi cho rằng, quyền được im lặng cần được hiểu với nội hàm là quyền người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (gọi chung là người bị buộc tội) có quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Người bị buộc tội được tự do trình bày lời khai, ý kiến. Người bị buộc tội được phép im lặng, không buộc phải trả lời các câu hỏi cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, tòa án) nếu như họ cho rằng việc đó gây ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của họ (việc này diễn ra trong suốt quá trình tiến hành hoạt động tố tụng, từ khi bắt đầu cho đến khi có bản án kết tội của tòa). Các cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo đầy đủ các quyền cũng như những thông tin về việc buộc tội trong từng thời điểm của tiến trình tố tụng hình sự. Các cơ quan tiến hành tố tụng không được xem sự im lặng của người bị buộc tội là căn cứ kết án.
Hiện nay, quyền được im lặng được công nhận trong Luật Nhân quyền quốc tế và nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, với chức năng hạn chế bức cung, nhục hình là nguyên nhân dẫn tới oan sai trong tố tụng hình sự. Ở cấp độ khu vực, Công ước châu Mỹ về quyền con người (American Convention on Human Rights -ACHR) cũng khẳng định rằng, bất kỳ người bị buộc tội nào đều không bắt buộc phải làm nhân chứng chống lại chính mình hoặc nhận tội. Công ước châu Âu về nhân quyền (European on Human Rights – ECHR) cũng không có quy định cụ thể về quyền được im lặng, nhưng quyền này được Tòa án Nhân quyền châu Âu ( EuropeanCourt of Human Rỉghts) coi là quyền hàm chứa (giống như trên) và là một đảm bảo của một phiên tòa công bằng. Quyền này được áp dụng trên lãnh thổ tất cả các quốc gia châu Âu là thành viên của Công ước châu Âu về nhân quyền (47 quốc gia). Trong vụ John Murray kiện Vương quốc Anh [mã số 18731/91], Tòa án nhân quyền châu Âu tuyên bố: “không thể nghi ngờ gì nữa, quyền giữ im lặng trong quá trình thẩm vấn của cảnh sát và quyền chống lại sự tự buộc tội được thừa nhận là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến, nằm ở trung tâm của khái niệm về một thủ tục công bằng theo Điều 6 [của ECHR] (đoạn 45).
Ở Việt Nam, các quy định từ Điều 58 đến Điều 61 BLTTHS năm 2015 về các quyền cơ bản của người bị buộc tội trong vụ án (gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo), có thể nhận thấy trong số các quyền của người bị buộc tội thì quyền “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình” mang nhiều ý nghĩa và có nét tương đồng với thuật ngữ quyền được im lặng. Cụ thể là:
Điểm c, Khoản 2, Điều 59 quy định người bị tạm giữ có quyền “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Điểm d, Khoản 2, Điều 60 quy định bị can có quyền “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.
Và Điểm h, Khoản 2, Điều 61 quy định bị cáo có quyền “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.
Mặc dù không dùng chính xác thuật ngữ “quyền được im lặng” nhưng việc quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại hoặc buộc phải nhận mình có tội” đã thể hiện nội hàm của quyền được im lặng. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc ghi nhận quyền được im lặng với tư cách quyền cơ bản đối với người bị buộc tội trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Như vậy, người bị buộc tội có quyền tự chủ về việc khai báo. Những gì bất lợi, họ có thể không buộc phải khai báo cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành tố tụng. Khi làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, họ có thể không trả lời một số câu hỏi mà họ cho là chống lại họ và cũng không buộc phải khai nhận mình có tội.
Thực tiễn xét xử cho thấy còn nhiều điểm bất cập, liên quan đến quyền được im lặng của người bị buộc tội, mặc dù BLTTHS năm 2003 chưa quy định về quyền được im lặng, theo ý kiến của nhiều học giả thì đã có một số quy định ban hành có đề cập tới một phần nội hàm của quyền được im lặng mặc dù không được quy định một cách rõ ràng. Có thể dẫn chứng một vài trường hợp như sau:
Thứ nhất, trọng cung hơn trọng chứng và tự tạo chứng cứ.
Theo một báo cáo của Đoàn giám sát về tình hình oan sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự của ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 3/2015 đã chỉ ra những nguyên nhân chủ quan dẫn đến oan sai thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng còn coi trọng lời khai nhận tội mà không chú trọng việc thu thập các chứng cứ khác. Trong một số trường hợp, khi xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào lời khai nhận tội của bị cáo là chứng cứ kết tội bị cáo, trong khi các lời khai nhận tội của bị cáo liên tục thay đổi, có nhiều mâu thuẫn là không phù hợp với quy định của pháp luật về chứng cứ buộc tội.
Thứ hai, hiện tượng “án bỏ túi” và “án tại hồ sơ”.
Có ý kiến cho rằng “án bỏ túi” là một thuật ngữ nhằm ám chỉ mọi quyết định của Hội đồng xét xử đã được định sẵn không phụ thuộc vào kết quả xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa; một bản án có tính áp đặt từ trước, trái với quy định của pháp luật. Thực tiễn hoạt động xét xử hiện nay, trong nhiều trường hợp Hội đồng xét xử không quan tâm đến những gì luật sư bào chữa tại phiên tòa mà đã có phán quyết của riêng mình thông qua việc xem xét hồ sơ điều tra.
3. Một vài gọi mở
Thứ nhất, nguyên tắc suy đoán vô tội cần phải được thực hiện ngay trong giai đoạn điều tra, đồng thời mở rộng hơn nữa những điều kiện để thực hiện quyền được chứng minh mình vô tội của người bị buộc tội, ví dụ như: điều kiện để được mời hoặc nhờ người bào chữa (loại bỏ thủ tục “đăng ký bào chữa”); ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can…
Thứ hai, đề cao và mở rộng tranh tụng, đảm bảo cho bên buộc tội và gỡ tội thật sự bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ tranh tụng công khai tại phiên tòa. Hội đồng xét xử không còn thực hiện xét hỏi chính tại phiên tòa mà việc xét hỏi tại phiên tòa chủ yếu thuộc trách nhiệm của bên buộc tội và bên bào chữa.
Thứ ba, phân định hợp lý thẩm quyền của người tiến hành tố tụng, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Thứ tư, nghiên cứu để xây dựng, hoàn thiện chế định chứng cứ bảo đảm khoa học, hợp lý và công bằng. Đồng thời, làm rõ mối quan hệ giữa trách nhiệm chứng minh xác định sư thật của vụ án với việc thu thập, xác định chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bùi Tiến Đạt (2015), Quyền giả định và quyền lặng Lỷ và thách thức từ thực tiễn,Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 22 (302).
- Đào Trí úc (2011), Các nguyên tắc của tổ tụng sự Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Luật học, số 27.
- Đào Trí úc (2017), Nguyên tắc suy đoán tắc trong Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam năm2015, Tạp chí Kiếm sát, số 02.
- Lê Huỳnh Tấn Duy (2015), Trực tiếp nhận quyền được lặng cho bị buộc tội trong luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số (3).
- Nguyễn Thái Phúc (2006), Nguyên tắc suy đoán vô Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 224.
- Nguyễn Thành Long (2011), Nguyên tắc đoán vô trong tố tụng sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
- Maclin, Tracey (2016), The Rỉghtto S the University of Chicago Legal Forum, dẫn nguồn: http://chicagounbound.uchicago.cdu/uclf/vol2016/issl/7, cập nhật tháng 11/2018.
- Miranda V. Arizona, 384 u.s. 436 (1966), dẫn nguồn: https://supreme.justia.com /cases/federal/us/384/436/case.html, cập nhật tháng 11/2018.
- Phạm Mạnh Hùng (2012), Nguyên tắc đoán vô tội trong tổ tụng sự Việt Nam,Tạp chí Kiểm sát, số 15.
- Trịnh Tuấn Anh, Võ Văn Tài (2015), Nguồn gốc, áp dụng “Quyền được im lặng” trong tố tụng hình sự, Tạp chí Luật học, số 11 (186).
- Trịnh Tiến Việt (2013), Bảo đảm nguy tắc vô và thống giữa Hiến pháp với Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 05 (237).
- Võ Minh Kỳ (2017), Quyền được ỉm tội tổ tụng sự: Cách tiếp cận của Hoa Kỳ và kỉnh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2017, số 9 (353).
- Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm (2015), Quyền trong pháp quốc tế,pháp luật của một số quốc gia và Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3(323).
Tác giả: Trịnh Tuấn Anh* – Nguyễn Thị Thanh Nhã**
* Học viên Cao học K8 Trường Đại học Luật, Đại học Huế; – ** Học viên Cao học Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Paris 1 Panthéon-Sorbonne (Pháp).