• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Một số vấn đề lý luận về tra tấn

Một số vấn đề lý luận về tra tấn

28/06/2020 17/04/2021 ThS. Nguyễn Hải Yến Leave a Comment

Mục lục

  • TÓM TẮT
  • 1. Định nghĩa tra tấn
  • 2. Các hình thức của tra tấn
  • 3. Nạn nhân của tra tấn và người thực hiện hành vi tra tấn
  • 4. Quan điểm về sử dụng tra tấn
    • Quan điểm dựa vào cơ sở đạo lý
    • Quan điếm dựa vào cơ sở nhân quả
  • 5. Hậu quả của tra tấn

Một số vấn đề lý luận về tra tấn

Một số vấn đề lý luận về tra tấn

Xem thêm bài viết về “Công ước chống tra tấn 1984”

  • Cấm tra tấn và việc thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn 1984 – hai mặt của một đồng xu? – GS. Daniel H. Derby
  • Phòng ngừa tội phạm dùng nhục hình ở Việt Nam góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc gia khi gia nhập Công ước chống tra tấn 1984 của Liên hợp quốc – TS. Lê Nguyên Thanh
  • Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Hình sự 1999 theo Công ước về Chống tra tấn 1984 – ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng
  • Pháp luật hình sự Việt Nam với Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn 1984 – GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa
  • Vấn đề cấm tra tấn và việc hoàn thiện pháp luật thi hành án phạt tù – ThS. Nguyễn Quang Vũ & ThS. Lê Thị Anh Nga

TÓM TẮT

Trong những vi phạm nhân quyền thì tra tấn là hành vi bị lên án và phủ nhận một cách mạnh mẽ và phổ quát nhất. Liên Hợp Quốc đã lên án tra tấn như là một trong những hành vi vô nhân đạo và đê hèn nhất mà con người phạm phải với đồng loại. Tuy nhiên, để xây dựng chính sách cũng như thực thi đúng đắn và hiệu quả chính sách về phòng chống tra tấn thì việc hiểu rõ bản chất hành vi tra tấn là điều cần thiết.

1. Định nghĩa tra tấn

Tổ chức Ân xá quốc tế là tổ chức đầu tiên định nghĩa Tra tấn từ góc độ chính trị và điều hành với mục đích sử dụng trong vận động nhân quyền, nghiên cứu dịch tễ học và khảo sát. Theo đó một định nghĩa tra tấn khá rộng và đơn giản được sử dụng trong Báo cáo về tra tấn năm 1973 như sau: “Tra tấn là sự gây tốn hại có hệ thống và có chủ ý bởi một người này đối với người khác, hoặc đối với người thứ ba, đế thực hiện mục đích của người tra tấn trái với ý muốn của người kia”.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Cấm tra tấn và việc thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn 1984 - hai mặt của một đồng xu?
  • Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Hình sự 1999 theo Công ước về chống tra tấn
  • Nghĩa vụ hợp tác dẫn độ, tương trợ tư pháp hình sự và quyền tài phán phổ quát của quốc gia theo Công ước chống tra tấn năm 1984
  • Pháp luật hình sự Việt Nam với Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn
  • Nội luật hóa quy định của Công ước về chống tra tấn liên quan đến tài phán trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
  • Thực hiện nghĩa vụ của quốc gia trong việc nội luật hóa các quy định của Công ước chống tra tấn trong lĩnh vực tố tụng hình sự
  • Nội luật hóa Công ước chống tra tấn về bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong lĩnh vực tố tụng hình sự
  • Nội luật hóa các quy định của Công ước quốc tế về chống tra tấn đối với hoạt động hỏi cung bị can trong tố tụng hình sự Việt Nam
  • Phòng ngừa tội phạm dùng nhục hình ở Việt Nam góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc gia khi gia nhập Công ước chống tra tấn 1984 của Liên hợp quốc

Định nghĩa của Hiệp hội Dược thế giới, trong Tuyên bố Tokyo 1975 cũng có nội dung tương tự: Tra tấn được coi là sự gây tổn hại về thể chất hoặc tinh thần một cách có chủ ý, hệ thống hoặc bừa bãi do một hoặc nhiều người tự mình thực hiện hoặc theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền, để ép buộc người khác đưa ra thông tin, thú tội, hoặc vì bất kỳ lý do nào. Theo Từ điển Tiếng Việt thì “tra tấn” là việc bắt chịu cực hình nhằm buộc phải cung khai. Còn theo Webster’s New Collegiate Dictionary thì tra tấn được hiểu như sau: 1) Gây ra đau đớn dữ dội (như đốt, đánh đập, gây thương tích) để trừng phạt, ép buộc hoặc để thỏa mãn thú vui tàn bạo; 2) Gây ra đau đớn về thể chất hoặc tinh thần; 3) Để trừng phạt hoặc ép buộc thông qua việc gây đau đớn; 4) Để gây ra sự chịu đựng đau đớn.

Điều khoản quan trọng nhất ở tầm quốc tế về tra tấn được thể hiện trong Công ước chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người của Liên Hợp Quốc (Công ước). Công ước ra đời trong bối cảnh tra tấn đã và đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới mặc dù bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ. Thực tiễn này đặt ra nhu cầu phải có một công ước riêng về tra tấn, với những ràng buộc nhiều hơn về trách nhiệm của quốc gia thành viên. Theo đề xuất của Thụy Điển, Liên Hợp Quốc đã cho soạn thảo công ước về vấn đề này. Ngày 10/12/1984, Công ước được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua, có hiệu lực từ ngày 26/6/1987, và Liên Hợp Quốc chọn ngày có hiệu lực của Công ước là ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn hàng năm. Trong lời nói đầu của Sách hướng dẫn Đưa việc cấm tra tấn quốc tế vào quốc gia năm 2006, Tổ chức Khôi phục lòng tin – một tổ chức phi chính phủ của Anh hoạt động chủ yếu ở London, đã cho rằng Công ước là “một thành tựu quan trọng trong lịch sử chiến dịch quốc tế chống lại tra tấn; đối xử và trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hay làm mất nhân phẩm và là công cụ chủ chốt để chống lại tra tấn một cách hiệu quả”.

Trong Điều 1 Khoản 1 Công ước xuất hiện định nghĩa pháp lý đầu tiên về tra tấn và được chấp nhận rộng rãi nhất cho đến nay. Theo đó tra tấn được hiểu là “bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc khổ đau nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe doạ hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và khổ đau đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức”. Và theo Công ước, “khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp”. Ở một số khía cạnh, cần phải chỉ rõ những hạn chế của việc định nghĩa hành vi tra tấn trong điều khoản này.

Thứ nhất, Điều 1 Công ước đề cập đến tính nghiêm trọng về thể xác hoặc tinh thần của hành vi tra tấn. Như thế nào là nghiêm trọng là một vấn đề mang tính định tính khó có thể đo lường được trên thực tế, bởi cùng một hành vi nhưng đối với người lớn là bình thường nhưng đối với trẻ em lại là nghiêm trọng, thậm chí cùng là người trưởng thành nhưng có những nền tảng khác nhau về văn hóa, truyền thống, giáo dục thì cũng có sự khác nhau trong việc đánh giá tính nghiêm trọng của cùng một hành vi. Chính vì thế, điều khoản này đã để cho các quốc gia tự định ra khoảng xám chưa được giải thích rõ trong định nghĩa hành vi tra tấn.

Thứ hai, hành vi tra tấn chỉ thực hiện bởi các nhân viên nhà nước mà không bao gồm những hành vi tra tấn do những chủ thế phi nhà nước. Đây cũng là một điểm giới hạn trong định nghĩa của Công ước. Nếu xem xét cuộc nội chiến hoặc những xung đột nội bộ khác, trong đó có những bè phái tranh đấu vì quyền lực không phải là những thiết chế chính phủ trên thực tế nhưng vẫn có những đặc quyền nhất định tương tự với những cơ quan nhà nước thông thường, ủy ban chống tra tấn cho rằng dù thiếu chính phủ tập chung, nhưng những đảng phái nhất định nắm quyền kiểm soát một số lãnh thổ cũng nằm trong phạm vi định nghĩa “công chức” (public offĩcial) hoặc “người khác hành động với tư cách chính thức” như quy định trong Điều 1 của Công ước. Trên thực tế, sự thiếu hụt một chính phủ tập chung ở một quốc gia làm tăng khả năng những tổ chức khác sẽ thực hiện thẩm quyền tương tự như chính phủ.5

Thứ ba, Điều 1 quy định rằng định nghĩa tra tấn không bao gồm những hành vi xuất phát từ những biện pháp trừng phạt hợp pháp. Quy định này có nguy cơ làm xói mòn các đặc tính tuyệt đối và không thể xâm phạm của quyền không bị tra tấn. Quy định của quốc gia không nghiễm nhiên khiến tra tấn được hợp pháp hóa mà yếu tố quyết định nằm ở tiêu chuẩn của luật quốc tế. Theo báo cáo của báo cáo viên đặc biệt về tra tấn của ủy ban Nhân quyền -Peter Kooịịmans thì những hình phạt được chấp nhận trong luật quốc gia không khiến chúng trở thành “biện pháp trừng phạt hợp pháp” theo tinh thần của Điều 1 Công ước chống tra tấn. Chính luật quốc tế chứ không phải luật quốc gia quyết định một hành vi nhất định được coi là hợp pháp hay không.6

Như vậy, tra tấn được định nghĩa ở nhiều văn bản khác và tại nhiều thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại thì thấy rằng những hành vi gây ra đau đớn chỉ được coi là tra tấn khi nó được thực hiện với mục đích nhất định với thẩm quyền nhất định. Như vậy, nếu có một vụ ẩu đả, đánh đập diễn ra trên đường phố chẳng hạn thì dù có thể nạn nhân bị thương tích, bị xâm hại nhưng những người thực hiện hành vi đó không theo bất kỳ một mệnh lệnh, hay dưới quyền lực của chính quyền, quân đội hay tư pháp thì đó không phải là tra tấn. Trái lại, nếu một nhóm người thuộc lực lượng có thẩm quyền thực hiện hành vi như trên thì đó là tra tấn. Điểm khác biệt chính giữa một hành vi dã man đơn thuần với một hành vi tra tấn đó là ở hành vi đó được thực hiện theo một thẩm quyền và với một mục đích nhất định. Trong những định nghĩa này có thể dẫn đến ngụ ý rằng khi tra tấn được thực hiện dưới danh nghĩa chính quyền thì nó sẽ được chấp nhận. Và thông qua việc truy cứu trách nhiệm cho những người trong việc ra lệnh và điều hành việc tra tấn đã tạo cho những người trực tiếp thực hiện hành vi tra tấn lợi thế để có thể không phải chịu trách nhiệm khi đưa ra lời biện hộ rằng “Chúng tôi chỉ làm theo mệnh lệnh”.

Tra tấn phải được thực hiện cố ý, trái ý muốn nạn nhân và khi nạn nhân trong tình trạng không thể tự vệ được. Như vậy, trong các trường hợp những sự đau đớn nghiêm trọng được thực hiện một cách vô ý như A vô tình làm bị thương B; A cố tình làm B bị thương và B đồng ý để cho A làm bị thương mình; và trong cả trường hợp dù B không muốn A làm mình bị thương nhưng B đã có thể chống trả và tự vệ ngăn chặn lại hành vi của A thì tất cả các trường hợp này không phải là tra tấn. Trên thực tế, tra tấn không thể xảy ra nếu không tước bỏ quyền tự chủ của nạn nhân trong quá trình tra tấn. Tra tấn được thực hiện với mục đích tê liệt ý chí của nạn. ít nhất người thực hiện hành vi tra tấn sẽ cố ý thực hiện việc kiểm soát đối với cơ thể và các giác quan của nạn nhân (cụ thể là việc gây ra sự đau đớn). Qua đó, cơ thể của nạn nhân không còn là của nạn nhân, thay vào đó trở thành công cụ của người tra tấn.

Cần phải phân biệt tra tấn với cưỡng ép. Trong trường hợp cưỡng ép, người bị cưỡng ép bị bắt phải làm những việc mình không muốn. Điều này có điểm giống với tra tấn ở chỗ lấy đi sự kiểm soát hành động và ra quyết định của nạn nhân, ví dụ trong trường hợp một vụ cưóp tài sản, một người miễn cưỡng phải đưa tài sản khi bị kẻ cưóp đe dọa xâm hại tính mạng. Trong ví dụ này, cưỡng ép không bắt buộc phải có yếu tố gây ra đau đớn nghiêm trọng về thể chất hay tinh thần, do vậy nó không phải là tra tấn. Và trong trường hợp cưỡng ép có sử dụng vũ lực ví dụ như công an sử dụng dụng cụ sốc điện để trấn áp đám đông biểu tình thì đây cũng không phải là tra tấn, nếu những người biểu tình không nằm dưới sự kiểm soát của cảnh sát và họ có thể tự vệ được. Tuy nhiên, tra tấn vẫn có sự liên quan đến cưỡng ép trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi người thực hiện hành vi tra tấn muốn tìm kiếm thông tin từ nạn nhân.

2. Các hình thức của tra tấn

Tra tấn có thể chia thành hai nhóm: tra tấn về thể chất và tra tấn về tinh thần. Tuy nhiên hai nhóm này có nhiều điểm khá giống nhau, do vậy hậu quả của hai nhóm này khó có thể phân biệt được bởi sự tra tấn thể xác có thể để lại những vết sẹo tâm lý nghiêm trọng, trong khi sự tra tấn tâm lý có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng về thể xác. Hầu hết các hình thức tra tấn là nhằm làm cho nạn nhân phải đau đớn và sợ hãi trong một thời gian càng lâu càng tốt mà không để lại dấu vết gì trên cơ thể họ. Một số hình thức phổ biến của tra tấn về thể chất có thể kể đến là đánh đập, sốc điện, dìm vào nước, làm nghẹt thở hoặc gây bỏng… Hình thức phổ biến của tra tấn tinh thần có thể gồm cách ly, đe dọa, làm nhục, chế nhạo, không cho ngủ, ăn hay uống hoặc phải chứng kiến cảnh người thân trong gia đình của mình bị tra tấn. Hiếp dâm và xâm hại tình dục cũng là những hình thức của tra tấn và được thực hiện cả với phụ nữ và nam giới trong quá trình bắt giữ hoặc giam cầm, hoặc trong các cuộc xung đột hoặc chiến tranh.

3. Nạn nhân của tra tấn và người thực hiện hành vi tra tấn

Nạn nhân của tra tấn có thể là bất kỳ ai, bao gồm chính trị gia, nhà báo, nhân viên y tế, những người hoạt động nhân quyền, những người bị giam giữ hoặc tù nhân, thành viên của các nhóm thiểu số, cả những người dân bình thường, cả trẻ em và người trưởng thành. Nạn nhân bị tra tấn không chịu đựng những hậu quả một mình mà trong nhiều trường hợp tra tấn còn có ảnh hưởng đến cả gia đình, bạn bè và cộng đồng của họ. Đôi khi, trẻ em bị bắt buộc phải chứng kiến cảnh cha mẹ mình bị tra tấn và ngược lại trẻ em có thể bị tra tấn để dày vò cha mẹ của đứa trẻ đó. Cộng đồng cũng có thể bị ảnh hưởng từ việc thành viên trong cộng đồng bị tra tấn, khi thành viên của cộng đồng phải gánh chịu những chấn thương thể chất cũng như tâm lý, thậm chí tra tấn còn làm cho những thành viên khác trong cộng đồng đó cảm thấy rằng những quyền con người cơ bản không được đảm bảo và tôn trọng.

Tra tấn có thể được thực hiện bởi sự xúi giục hoặc với sự chấp thuận của người có thẩm quyền. Họ có thể là nhân viên canh giữ nhà tù, trại tạm giam, tạm giữ; công an, quân đội, nhân viên y tế. Ngoài ra, nạn nhân thậm chí cũng có thể bị tra tấn bởi những người giam giữ cùng mình khi những người giam giữ đó thực hiện hành vi dưới sự chấp thuận hoặc ra lệnh của người có thẩm quyền. Còn trong bối cảnh xung đột vũ trang, tra tấn có thể được thực hiện bởi các lực lượng đối lập.

4. Quan điểm về sử dụng tra tấn

Dù có sự đồng thuận về vấn đề lên án và loại trừ tra tấn, thì tra tấn vẫn diễn ra tại các quốc gia bất kể quốc gia đó có hệ thống chính trị, pháp luật như thế nào. Việc dường như không thể loại bỏ tra tấn trên thực tế hay thậm chí trên luật pháp là thách thức lớn nhất đối với phong trào nhân quyền thế giới. Trong nhiều trường hợp, ở nhiều quốc gia tra tấn vẫn được sử dụng, hợp lý hóa cũng như hợp pháp hóa. Chính vì thế mà vấn đề tra tấn luôn được quan tâm và không ngừng được đưa ra. Đã có nhiều quan điểm trong vấn đề sử dụng tra tấn, tuy nhiên nổi bật nhất có thể kể đến hai quan điểm, đó là quan điểm dựa vào cơ sở đạo lý và quan điểm dựa vào cơ sở nhân quả.

Quan điểm dựa vào cơ sở đạo lý

Từ góc độ đạo lý, thì việc tra tấn có tính chất tàn bạo và hạ thấp nhân phẩm và chính vì những đặc điểm này, tra tấn là sai trái về mặt đạo lý. Và sự vi phạm nhân phẩm con người và không tôn trọng quyền tự quyết của nạn nhân là xuất phát từ việc tra tấn. Vì mỗi người có các quyền cơ bản cần được người khác tôn trọng, do đó tra tấn không thể được bao biện về mặt đạo lý. về vấn đề này có một số người cho rằng, các hình thức khác của bạo lực, mà có tính chất ngang bằng vói sự tàn bạo và hạ thấp nhân phẩm mà có thể được sử dụng và được coi là hợp pháp trong một số trường hợp. “Nếu việc giết người có thể được bào chữa trong chiến tranh và vì lý do tự vệ thì theo đó tra tấn cũng cần được bào chữa trong những sự kiện tương tự như vậy ”. Mặc dù ý kiến này có vẻ hợp lý nhưng sự so sánh tra tấn với tự vệ là sai lầm vì những lý do sau: thứ nhất, việc bào chừa một trong những hình thức bạo lực không có nghĩa là sẽ bào chữa cho việc sử dụng hình thức bạo lực khác; thứ hai, bào chữa việc giết người trong chiến tranh và tự vệ là có cơ sở từ việc có một mối đe dọa từ người khác đối với tính mạng của chính chúng ta, do đó chúng ta có quyền tự bảo vệ bản thân mình. Ngược lại, tra tấn là một hành vi bạo lực đối với người không có sự tự vệ, không phản kháng được và không có một mối đe dọa trực tiếp hay trước mắt nào. Hành vi tra tấn luôn luôn bao hàm một quan hệ quyền lực không cân xứng giữa người tra tấn và nạn nhân, trong đó người tra tấn có sự kiểm soát tình hình một cách tuyệt đối và sử dụng sự khống chế và vũ lực lên nạn nhân không thể phản kháng được. Việc lấy tự vệ để bào chữa cho hành vi tra tấn là không thể vì hành vi tra tấn là hành vi sử dụng vũ lực đối với nạn nhân không thể phản kháng được.

Quan điếm dựa vào cơ sở nhân quả

Mặc dù từ góc độ đạo lý, tra tấn khó có thể được bào chừa, nhưng cuộc tranh luận về việc bào chữa đối với tra tấn từ góc độ nhân quả phức tạp hơn. Theo đó, việc sử dụng tra tấn vào những trường hợp ngoại lệ là có thể chấp nhận miễn sao hậu quả tích cực từ việc sử dụng tra tấn lớn hơn hậu quả tiêu cực của việc tra tấn. Tranh luận này có nguồn gốc từ phân tích giá – lợi ích cho rằng, tra tấn có thể được bào chữa nếu đó là cái ít có hại hơn và được sử dụng để tránh hậu quả lớn hơn. Việc phát triển quan điểm này chủ yếu dựa vào “giả thiết diễn tiến của bom hẹn giờ”, được phát triển bởi Bentham. Học thuyết này mô tả tình huống khẩn cấp trong đó tra tấn được sử dụng để lấy thông tin từ người khủng bố về địa điểm đặt bom hẹn giờ. Trong vụ việc này, việc sử dụng tra tấn có thể được coi là ít có hại để tránh hậu quả lớn hơn xảy ra – cụ thể là việc giết hại và làm bị thương những người dân vô tội nếu không tìm ra quả bom đó sớm. Ket luận được rút ra từ kịch bản này là nếu có thể tránh được sự nguy hiểm thông qua việc sử dụng tra tấn, và những lợi ích được bảo vệ lớn hơn nhiều so với lợi ích bị vi phạm thì hành vi tra tấn có thể được chấp nhận. Gardner đã nghiên cứu sâu hơn và cho rằng trong những trường hợp như vậy, tra tấn không đơn thuần là được chấp nhận mà thậm chí phải diễn ra như một yêu cầu về đạo đức. Học thuyết của ông về “đồng phạm tiêu cực” cho rằng, nếu có thể phòng tránh nhiều việc xấu bằng việc thực hiện một việc xấu, thì đây là yêu cầu về mặt đạo đức và nếu không làm thì sẽ là đồng phạm và phải chịu trách nhiệm đối với nhiều việc xấu đó. Tuy thế, kịch bản bom hẹn giờ cho ta cơ sở quá yếu để xây dựng những lập luận này. Kịch bản bom hẹn giờ này là một kịch bản giả thiết thuần túy, và dù nếu nó có thể được coi là có căn cứ về mặt lý thuyết, thì việc áp dụng nó trên thực tế vẫn còn là một vấn đề còn để ngỏ. Kịch bản bom hẹn giờ có cơ sở từ giả thuyết rằng, tra tấn là cách duy nhất để lấy thông tin sống còn từ kẻ khủng bố và rằng tra tấn thực sự có hiệu quả. Trái lại, bằng chứng thực tế cho thấy rằng trong đa số các trường hợp, kỹ năng thẩm vấn có sự thành công tương đương trong việc lấy thông tin sống còn từ những kẻ khủng bố và rằng thông qua việc sử dụng tra tấn, sẽ không có thêm thông tin nào được lấy từ kẻ khủng bố. Tra tấn do đó không hề hiệu quả hơn trong việc thu thập thông tin so với kỹ năng thẩm vấn. Thêm nữa là, chỉ những lời khai sớm mới được coi là hữu dụng trong cuộc chiến chống khủng bố. Thông tin có giá trị về việc triển khai mạng lưới khủng bố cần được lấy trong vài giờ đầu sau khi kẻ khủng bố bị bắt. Một khi tổ chức khủng bố phát hiện ra rằng một thành viên của mình đã bị bắt, kế hoạch có thể bị thay đổi và thông tin được cung cấp bởi kẻ khủng bố trở nên không còn có tác dụng. Ở đây phải nói rằng tra tấn không có khả năng sẽ cung cấp thông tin một cách nhanh chóng vì nó được xây dựng lên nhằm phá vỡ sự chống chọi của nạn nhân thông qua việc tra tấn kéo dài và những kẻ khủng bố thường được đào tạo một cách đặc biệt để chịu đựng. Một ví dụ đáng chú ý cho vấn đề này là vụ thành viên Al-Qaeda, Mohamed al Kahtani “chỉ khai sau khi đã bị tra tấn nhiều tháng”.

Tra tấn có thể được sử dụng để thu thập thông tin hoặc lời nhận tội, hầu hết bất kỳ ai cũng sẽ nhận tội hoặc đưa bất kỳ thông tin gì chỉ để cho việc đau đớn được chấm dứt mà thôi. Vào thế kỷ thứ IV, nhà triết học Aristotle đã nhận ra bản chất của tra tấn đó là: “những ai bị áp lực (của tra tấn) thì thường sẽ đưa ra những bằng chứng sai lầm, một số sẽ sẵn sàng chịu đựng tất cả còn hơn là nói sự thật, trong khi những người khác thực sự sẵn sàng làm oan người khác với hy vọng rằng sẽ sớm thoát khỏi tra tấn”.

Dễ dàng nhận thấy rằng, việc sử dụng tra tấn để thu thập thông tin là sai lầm, bởi nếu người muốn thu thập thông tin thực sự muốn tìm ra sự thật, thì việc sử dụng tra tấn thực sự phản tác dụng. Vì sao lại như vậy? Bởi vì, mục đích thật sự của tra tấn không phải là tìm ra sự thật mà chỉ là để đảm bảo việc kết tội và đó là điểm hạn chế lớn nhất của tra tấn. Một người bị tra tấn thì sớm hay muộn sẽ thú tội, do vậy những điều này không có gì đảm bảo rằng họ đã thực sự thực hiện hành vi phạm tội và nếu họ không thực hiện hành vi phạm tội khi mà có tội phạm đã xảy ra trên thực tế, thì kẻ phạm tội thực sự sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Vấn đề này dẫn đến mục đích ban đầu của tra tấn là để thu thập các thông tin có giá trị sẽ không đáp ứng được trên thực tế. Hệ quả là, nếu tra tấn được sử dụng như là một kỹ thuật thẩm vấn không có tác dụng và không dẫn đến kết quả tích cực như trông đợi trong nhiều vụ thì nó không thể được chấp nhận về mặt đạo đức và trên cơ sở thuyết nhân quả. Từ thực tế này, tra tấn hầu như không dẫn đến những kết quả tích cực như mong đợi, mà trái lại là một loạt hệ quả tiêu cực lâu dài làm giảm tính thuyết phục của lý luận của thuyết nhân quả.

5. Hậu quả của tra tấn

Quyền không bị tra tấn là một trong những quyền con người quan trọng và mang tính không thể bị hạn chế trong mọi trường hợp. Quyền này cũng được coi là một quyền phổ quát và có tính ràng buộc đối với mọi quốc gia. Sở dĩ tra tấn được coi là một trong những vi phạm quyền con người nghiêm trọng nhất là bởi những hậu quả mà nó mang lại. Jean Amery – một nạn nhân của tra tấn đã viết trong cuốn sách của mình rằng:

Nếu một người nào đó đã từng bị tra tấn thì sự tra tấn ấy sẽ tồn tại mãi mãi… Bất cứ người nào đã từng phải chịu đựng sự tra tấn có thể không bao giờ cảm thấy bình an trên thế giới này. Nỗi nhục của việc bị hạ thấp một cách cùng cực sẽ không thể nào xóa bỏ đi được. Niềm tin của người đó vào thế giới này sẽ gục ngã từng phần ngay từ sự đánh đập đầu tiên, rồi suy sụp hoàn toàn trong quá trình tra tấn, niềm tin này sẽ không bao giờ có thể khôi phục được. Rằng bất kỳ ai thực hiện hành vi tra tấn để chống lại người khác thì đều bị xem như là sự ghê tởm khủng khiếp nhất13.

Các hệ quả xã hội và tâm lý của tra tấn đối với nạn nhân và những người thân của họ kéo dài hàng năm hoặc hàng thập kỷ sau khi vụ việc xảy ra. Ví dụ, sự bất lực của các nạn nhân trong việc khôi phục môi trường xã hội của họ và xu hướng tự hủy hoại bản thân nghiêm trọng. Những hậu quả đang hủy hoại sự vô tội của nạn nhân tra tấn và cuộc sống của họ như thế sẽ không thể dễ dàng vượt qua được. Những đau đớn và vết thương thể chất có thể lành nhưng những đau đớn và dư chấn tâm lý có thể kéo dài suốt cuộc đời của nạn nhân. Nạn nhân bị tra tấn có thể phải chịu đựng sự ám ảnh, lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, gặp ác mộng, tuyệt vọng, mất trí nhớ, suy giảm khả năng sinh sản và đổ vỡ trong các mối quan hệ xã hội. Họ thường cảm thấy tội lỗi và xấu hổ hoặc bị kích động bởi những gì mà họ đã phải trải qua hoặc có cảm giác mình đã phản bội bản thân hoặc gia đình và bạn bè của họ. Tất cả những hậu quả trên là phản ứng bình thường của con người đối với sự đối xử vô nhân đạo.

Bên cạnh đó, sự vi phạm các quy chuẩn nhân quyền thông qua tra tấn và đối xử tàn tệ một cách trái pháp luật đổi với các nạn nhân sẽ khiến cho khoảng cách giữa chính quyền và người dân ngày càng rộng hơn. Người dân sẽ không còn lòng tin vào hệ thống chính quyền cũng như cách thức điều hành của bộ máy nhà nước. Những người đã từng bị vi phạm quyền, những họ hàng, bạn bè và đặc biệt là nhũng nạn nhân vô tội của tra tấn chịu ảnh hưởng tiêu cực của tra tấn, họ sẽ không thể dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng, việc này càng làm gia tăng các yếu tố tiêu cực trong cộng đồng. Còn đối với các quốc gia bào chữa cho việc sử dụng tra tấn đối với những nghi can khủng bố, họ đã mạo hiểm tính chính nghĩa của chính cuộc chiến chống khủng bố của mình thông qua việc vi phạm quyền con người của những nghi can đó.

Có thể nói, những hệ quả tiêu cực của việc chấp nhận tra tấn và lý do sử dụng nó sẽ ảnh hưởng tới xã hội một cách tổng thể. Nó có thể làm mờ nhạt đi mối quan ngại về mặt đạo đức đối với việc sử dụng tra tấn nói chung và làm xói mòn đi tính pháp lý của những quy chuẩn nhân quyền và nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Xem xét tác động mà tra tấn gây ra đối với cá nhân, cộng đồng và toàn thể xã hội, thì phòng, chống tra tấn phải được đặt một thứ tự ưu tiên cao trong vấn đề đảm bảo quyền con người. Tra tấn vì thế cũng phải được coi như tội ác bị lên án mạnh mẽ bởi cộng đồng quốc tế và bị coi là tội phạm trong pháp luật hình sự. Chính vì thế, vấn đề phòng, chống tra tấn cũng nằm trong phòng, chống tội phạm nói chung và nó chỉ có thể đạt hiệu quả khi nó là một quá trình lâu dài gồm nhiều biện pháp khác nhau và mức độ khác nhau. Do vậy, vấn đề phòng, chống tội phạm không phải và không thể là nhiệm vụ của một nhà nước riêng lẻ mà là nhiệm vụ chung của các thành viên trong cộng đồng quốc tế, cần phải có sự cam kết chung của nhà nước, xã hội cũng như cộng đồng quốc tế trong vấn đề này./.

  • Fanpage Luật sư Online: https://www.facebook.com/iluatsu/

Tác giả: Nguyễn Hải Yến* – ThS., Vụ pháp luật hình sự – hành chính, Bộ Tư pháp

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Phòng ngừa tội phạm dùng nhục hình ở Việt Nam góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc gia khi gia nhập Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc
Phòng ngừa tội phạm dùng nhục hình ở Việt Nam góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc gia khi gia nhập Công ước chống tra tấn 1984 của Liên hợp quốc
Nội luật hóa các quy định của Công ước quốc tế về chống tra tấn đối với hoạt động hỏi cung bị can trong TTHS Việt Nam
Nội luật hóa các quy định của Công ước quốc tế về chống tra tấn đối với hoạt động hỏi cung bị can trong tố tụng hình sự Việt Nam
Nội luật hóa Công ước chống tra tấn về bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong lĩnh vực TTHS
Nội luật hóa Công ước chống tra tấn về bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong lĩnh vực tố tụng hình sự
Thực hiện nghĩa vụ của quốc gia trong việc nội luật hóa các quy định của Công ước chống tra tấn trong lĩnh vực TTHS
Thực hiện nghĩa vụ của quốc gia trong việc nội luật hóa các quy định của Công ước chống tra tấn trong lĩnh vực tố tụng hình sự
Nội luật hóa quy định của công ước về chống tra tấn liên quan đến tài phán trong BLHS Việt Nam
Nội luật hóa quy định của Công ước về chống tra tấn liên quan đến tài phán trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
Hoàn thiện một số quy định của BLHS theo Công ước về chống tra tấn
Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Hình sự 1999 theo Công ước về chống tra tấn

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự - Phần chung Từ khóa: Công ước chống tra tấn 1984/ Tra tấn

Previous Post: « Một số vấn đề pháp lý về quyền tình dục và quyền tình dục trong quan hệ hôn nhân gia đình
Next Post: Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng