Khái niệm và đặc điểm của người dưới 18 tuổi phạm tội.
Xem thêm bài viết về “Người dưới 18 tuổi (Người chưa thành niên)”
- Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi trên cơ sở hướng dẫn của Liên hợp quốc về tư pháp phục hồi – TS. Lê Huỳnh Tấn Duy
- Cơ sở khoa học của việc thành lập trại giam dành riêng cho phạm nhân chưa thành niên – ThS. Nguyễn Quang Vũ
- Bảo đảm quyền của người chưa thành niên là con của phạm nhân trong pháp Luật Thi hành án hình sự Việt Nam – ThS. Vũ Thị Thúy & ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh
- Chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền ưu tiên tư pháp của trẻ em phạm tội và tính tương thích trong Bộ luật Hình sự 2015 – ThS. Vũ Thị Phượng
1. Người dưới 18 tuổi phạm tội là gì?
1.1. Người dưới 18 tuổi theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại Điều 21 về người chưa thành niên thì:
“1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”
Từ khái niệm tại Điều 21 của Bộ luật dân sự 2015 được định nghĩa như sau: “Người chưa đủ 18 tuổi là người phát triển chưa đầy đủ về thể chất và tinh thần”.
1.2. Người dưới 18 tuổi theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em
Tại Điều 49 của Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (Việt Nam phê chuẩn ngày 20/2/1990) thì “Trẻ em có nghĩa là người chưa đủ 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Về quy tắc phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội được Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14/12/1990 mặc dù không đưa ra khái niệm cụ thể về người chưa đủ 18 tuổi phạm tội, song thông qua các quy định cũng giúp chúng ta hiểu người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi.
Do sự phát triển của từng nước khác nhau, nên mỗi quốc gia đưa ra khái niệm khắc nhau về người chưa đủ 18 tuổi cũng khác nhau. Công ước về Quyền trẻ em không áp đặt cho các nước là thành viên tham gia quy định về độ tuổi cho người chưa đủ 18 tuổi, hiện nay các văn bản pháp luật quy định về quyền trẻ em cũng chưa thống nhất.
Tựu chung, có thể thống nhất một quan điểm là “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”. Hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và được Việt Nam phê chuẩn ngày 20/2/1990.
1.3. Người dưới 18 tuổi quy định của pháp luật hình sự
Trong Bộ luật hình sự hiện hành, vấn đề TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội được nhà làm luật quy định trong một chương riêng thuộc Phần chung – Chương XII. Trong đó quy định các nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội; các biện pháp phi hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; vấn đề hình phạt, quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và các vấn đề khác có liên quan.
Từ đó, mặc dù không quy định trong BLHS nhưng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi phạm tội” được hiểu là người đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi tại thời điểm thực hiện tội phạm.
Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ những người chưa đủ 18 tuổi thuộc trường hợp từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội, còn người chưa chưa đủ 18 tuổi, dưới 14 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong đó: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do BLHS quy định còn người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (Điều 12 của Bộ luật hình sự năm 1999 và Điều 12 của BLHS năm 2015”).
2. Các đặc điểm của người dưới 18 tuổi phạm tội
Người dưới 18 tuổi thường dễ có hành vi phạm tội vì có các đặc điểm tâm sinh lý rất đặc trưng thể hiện qua một số mặt sau:
2.1. Về trạng thái cảm xúc
Người dưới 18 tuổi là người đang trong quá trình phát triển cả về sinh lý, tâm lý và ý thức. Đây là giai đoạn đang phát triển khá phức tạp. Thực tế cho thấy trạng thái tâm trạng, cảm xúc, cách suy nghỉ của họ cũng đã phức tạp hơn người đã trưởng thành. Có nhiều trường hợp chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặc, do xuất phát từ những lời qua tiếng lại, họ đã không kiềm chế được bản thân dẫn đến sự nóng giận quá khích họ đã phạm sai lầm.
2.2. Về nhận thức pháp luật
Lứa tuổi đối với người dưới 18 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh về mặt sinh học, nhưng lại thiếu cân đối về mặt trí tuệ.
Đây là một trong những lứa tuổi thích va chạm trong cuộc sống, nhưng khả năng nhận thức đời sống thường ngày còn rất hạn chế, thậm chí họ không biết gì về những vấn đề đang và đã diễn ra đối với họ. Theo tài liệu thống kê của Cơ quan điều tra đối với người chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội là để có thỏa mãn nhu cầu cá nhân họ, không quan tâm đến việc gì mà họ đang thực hiện hành vi mà pháp luật cho rằng là nguy hiểm cho xã hội.
2.3. Về nhu cầu độc lập
Các em luôn muốn thể hiện mình, chứng minh mình là người lớn thông qua các hoạt động mang tính tích cực như thích tham gia vào nhiều hoạt động mang tính xã hội, giao tiếp, tiếp xúc với nhiều bạn bè, nhiều người lớn tuổi hơn mình. Ở lứa tuổi người dưới 18 tuổi, nhu cầu độc lập thái quá thường biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các hành vi như ngang bướng, cố chấp, dễ tự ái, gây gổ, phô trương.
2.4. Về nhu cầu khám phá cái mới
Tìm hiểu, khám phá cái mới là một trong những nhu cầu của các em ở lứa tuổi người dưới 18 tuổi.
Mặc dù quy định từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm nhưng việc xem xét áp dụng mọi biện pháp điều tra, truy tố, xét xử đều được Nhà nước hết sức quan tâm, chỉ cho phép sử dụng những biện pháp riêng do luật định để áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Ngay cả khi Tòa án ra phán quyết cuối cùng thì cũng luôn cân nhắc về tình tiết độ tuổi, nhận thức của các em, xem đó như một tình tiết giảm nhẹ để cân nhắc khi quyết định hình phạt.
Để đảm bảo xác định sự thật khách quan về tội phạm và người thực hiện tội phạm trong xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội cũng như việc xác định tổng hợp các yếu tố cấu thành tội phạm đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải chú trọng đến: tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi; điều kiện sinh hoạt và giáo dục; có hay không có người thành niên xúi giục; nguyên nhân và điều kiện phạm tội, phải xem xét đầy đủ các khía cạnh liên quan đến người dưới 18 tuổi để từ đó áp dụng biện pháp xử lý đúng đắn, có hiệu quả trong giáo dục cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội, đồng thời có ý nghĩa trong phòng ngừa tội phạm./.
Like fanpage tại: https://facebook.com/iluatsu/
Trả lời