• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Hình sự » Hình phạt là gì? Đặc điểm, mục đích và hệ thống các hình phạt?

Hình phạt là gì? Đặc điểm, mục đích và hệ thống các hình phạt?

26/12/2019 11/04/2021 ThS. LS. Phạm Quang Thanh Leave a Comment

Mục lục

  • Căn cứ pháp lý
  • 1. Hình phạt là gì?
  • 2. Đặc điểm của hình phạt
    • 2.1. Hình phạt là biện pháp nghiêm khắc nhất của nhà nước
    • 2.2. Hình phạt chỉ được quy định trong ngành luật hình sự
    • 2.3. Hình phạt do Tòa án áp dụng
    • 2.4. Hình phạt chỉ áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội.
  • 3. Mục đích của hình phạt
    • 3.1. Mục đích phòng ngừa riêng của hình phạt
    • 3.2. Mục đích phòng ngừa chung của hình phạt
  • 4. Hệ thống hình phạt
    • 4.1. Hình phạt chính
    • 4.2. Hình phạt bổ sung
    • 4.3. Phân biệt hình phạt chính và hình phạt bổ sung

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất mà Nhà nước sử dụng đối với tội phạm. Vậy Hình phạt là gì? Các đặc điểm, mục đích và hệ thống hình phạt gồm những gì?

Hình phạt là gì? Đặc điểm, mục đích và hệ thống các hình phạt?

Xem thêm bài viết về “Hình phạt“

  • Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự 1999 về các hình phạt chính không tước tự do – ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng
  • Hình phạt là gì? Đặc điểm, mục đích và hệ thống các hình phạt? – ThS.LS. Phạm Quang Thanh
  • Một số thành công và hạn chế trong quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về các hình phạt chính không tước tự do – TS. Nguyễn Thị Ánh Hồng

Căn cứ pháp lý

  • Điều 26 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009
  • Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

1. Hình phạt là gì?

Theo quy định của Bộ luật hình sự: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.”. (Điều 30 BLHS 2015)

2. Đặc điểm của hình phạt

2.1. Hình phạt là biện pháp nghiêm khắc nhất của nhà nước

Trong các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước thì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất.

Do tội phạm là hành vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn những hành vi vi phạm pháp luật khác nên Nhà nước áp dụng hình phạt, việc này xuất phát từ mối quan hệ tương xứng giữa tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và tính nghiêm khắc của biện pháp cưỡng chế cần áp dụng. Chính bằng tình nghiêm khắc cao mà hình phạt phát huy được tính hiệu quả trong đấu tranh, phòng chống tội phạm.

Hình phạt thể hiện tính chất nghiêm khắc nhất của nó ở chỗ, hình phạt tước hoặc hạn chế một hoặc một số quyền, lợi ích thiết thân của người phạm tội như tự do thân thể (Hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân), tự do đi lại và cư trú (Quản chế, cấm cư trú), một số quyền chính trị (Tước một số quyền công dân), thậm chí là quyền được sống (Tử hình). Tuy nhiện, hình phạt không hạn thấp nhân cách hay đày đọa thể chất đối với người phạm tội. Hình phạt tước hoặc hạn chế một số quyền của pháp nhân thương mại phạm tội như: quyền hoạt động kinh doanh, quyền huy động vốn,…

Hình phạt còn thể hiện tính chất nghiêm khắc của nó ở chỗ, có hình phạt đặc biệt nghiêm khắc mang tính đặc trưng không tồn tại ở các biện pháp cưỡng chế khác đối với người phạm tội là tử hình và tù chung thân, đối với pháp nhân thương mại phạm tội là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Đối với hình phạt cảnh cáo, phạt tiền tuy cùng tên gọi với các biện pháp cưỡng chế thuộc các ngành luật khác nhưng tính nghiêm khắc cao hơn thể hiện ở chỗ hình phạt cảnh cáo và phạt tiền gây án tích cho người bị kết án.

2.2. Hình phạt chỉ được quy định trong ngành luật hình sự

Do tính chất nghiêm khắc của hình phạt mà nhà lập pháp quy định hình phạt chỉ được quy định trong luật hình sự mà không được quy định trong các ngành luật khác. Đây là cơ sở cần thiết để buộc người, cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng phải tuân theo chỉ định pháp lý cần thiết vừa đảm bảo thực hiện quyền lực Nhà nước trong đấu tranh, phòng chống tội phạm đồng thời đảm bảo được việc áp dụng hình phạt theo một chỉ dẫn pháp lý nhất định.

Chế định hình phạt đã tạo ra khung pháp lý minh bạch, rõ ràng cho hoạt động áp dụng pháp luật và đóng vài trò là điều kiện cần thiết để thực hiện nguyên tắc pháp chế XHCN và nguyên tắc phân hóa TNHS.

2.3. Hình phạt do Tòa án áp dụng

Hình phạt chỉ do Tòa án áp dụng xuất phát từ bản chất quan hệ pháp luật hình sự là mối quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội. Trong mối quan hệ này, người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội đã gây nguy hại đến sự tồn tại của Nhà nước, của xã hội nên phải bị trừng trị. Theo đó, Tòa án là cơ quan duy nhất được nhân danh nhà nước thực hiện chức năng xét xử, kết án và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội, không một cơ quan nào khác có quyền áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội.

Để áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội, Tòa án phải thực hiện theo một trình tự tố tụng hình sự nhất định và kết án người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội bằng Bản án.

2.4. Hình phạt chỉ áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội.

Để có tác dụng trừng trị, răn đe người, pháp nhân thương mại phạm tội nên hình phạt chỉ áp dụng đối với chính cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội mà không áp dụng đối với những người khác.

Không thể áp dụng hình phạt đối với người không phạm tội dù cho họ là người thân thích, ruột thịt của người phạm tội.

Ví dụ:

Hình phạt tịch thu tài sản chỉ áp dụng đối với phần tài sản của người, pháp nhân thương mại phạm tội mà không áp dụng đối với phần tài sản khác trong trường hợp người, pháp nhân thương mại phạm tội và những chủ thể khác cùng sở hữu chung tài sản.

3. Mục đích của hình phạt

Theo quy định tại Điều 31 BLHS thì: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm”. (Điều 31 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Mục đích của hình phạt là mục đích cuối cùng mà Nhà nước mong muốn nhận được khi quy định hình phạt và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Theo đó, hình phạt không chỉ mong muốn nhằm trừng phạt người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn mang tính giáo dục họ ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa việc họ tiếp tục phạm tội mới (mục đích “phòng ngừa riêng”). Đồng thời, giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm (mục đích “phòng ngừa chung”).

3.1. Mục đích phòng ngừa riêng của hình phạt

Trước hết, khi áp dụng hình phạt, Nhà nước mong muốn đạt được kết quả đối với chính người, pháp nhân thương mại phạm tội.

Do các biện pháp cưỡng chế thông thường không đủ tác dụng đối với hành vi phạm tội, mà cần biện pháp cưỡng chế mang tính nghiêm khắc hơn nên Nhà nước sử dụng công cụ quyền lực của mình thông qua hình phạt để trừng trị những người, pháp nhân thương mại phạm tội. Dưới sự tác động của hình phạt, người phạm tội mới nhận thức được đầy đủ về những hậu quả pháp lý mà họ phải gánh chịu, răn đe họ không được phạm tội mới và hướng họ đến sự phục thiện. Như vậy, trừng trị vừa là mục đích của hình phạt cũng vừa là sự phản ứng của nhà nước trước tội phạm.

Cần lưu ý, trừng trị không phải là mục đích phòng ngừa riêng duy nhất và chủ yếu của hình phạt mà cải tạo, giáo dục người phạm tội mới là múc đích phòng ngừa riêng cơ bản, chủ yếu của hình phạt. Hình phạt giáo dục, cải tạo người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội trở thành người, chủ thể có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật. Giáo dục và Cải tạo luôn đan xen, hỗ trợ nhau. Trong đó:

  • Giáo dục là hoạt động tác động về nhận thức đối với người phạm tội.
  • Cải tạo người phạm tội là hoạt động rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, tạo các điều kiện cần thiết cho họ với cuộc sống lao động chân chính.

Mục đích phòng ngừa riêng của hình phạt chỉ đạt được khi chấp hành xong hình phạt, người, pháp nhân chấp hành quyết tâm hướng thiện.

3.2. Mục đích phòng ngừa chung của hình phạt

Ngoài mục đích phòng ngừa riêng, tội phạm còn hướng đến tác động đối với những người, pháp nhân thương mại khác trong xã hội.

Mục đích phòng ngừa chung của hình phạt biểu hiện ở chỗ răn đe những người có ý định phạm tội hoặc có thể có ý định phạm tội trong tương lai nhận thức tính chất nghiêm khắc của hình phạt mà tự ý chấm dứt việc phạm tội. Đồng thời, khuyến khích thái độ tích cực của người, pháp nhân thương mại khác trong đấu tranh, phòng, chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự, thực hiện công bằng xã hội.

Nhằm đạt được hiệu quả của mục đích này mà Tòa án thường mở phiên tòa xét xử lưu động để xét xử lưu động nhằm tiếp cận đông đảo quần chúng nhân dân tham dự, hướng tới nhằm đạt được mục đích phòng ngừa chung của hình phạt.

4. Hệ thống hình phạt

Hệ thống hình phạt được phân thành hai nhóm hình phạt là hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

4.1. Hình phạt chính

Hình phạt chính là loại hình phạt được Tòa án áp dụng một cách độc lập, đối với trường hợp phạm tội cụ thể thì chỉ được áp dụng 1 hình phạt chính nhưng không được lựa chọn tùy ý mà trong mỗi điều luật, nhà lập pháp đều sắp xếp một số loại hình phạt chính phù hợp để Tòa án lựa chọn áp dụng tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng từng trường hợp, từng hành vi phạm tội cụ thể. Trong đó:

7 Hình phạt chính đối với người phạm tội bao gồm:

  • Cảnh cáo
  • Phạt tiền
  • Cải tạo không giam giữ
  • Trục xuất
  • Tù có thời hạn
  • Tù chung thân
  • Tử hình

3 Hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:

  • Phạt tiền
  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn
  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

4.2. Hình phạt bổ sung

Khác với hình phạt chính, hình phạt bổ sung không được Tòa án tuyên độc lập mà tuyên cùng với hình phạt chính. Đối với từng tội phạm cụ thể mà nhà làm luật có thể có hoặc không quy định hình phạt bổ sung đối với tội phạm đó.

Nếu điều luật không quy định hình phạt bổ sung trong chế tài của điều luật thì Tòa án không được pháp áp dụng hình phạt bổ sung khi kết án. Trường hợp, điều luật có quy định hình phạt bổ sung thì Tòa án có thể áp dụng tùy nghi hình phạt bổ sung trừ việc áp dụng hình phạt bổ sung bắt buộc đối với nhóm tội phạm về chức vụ. Tức là, Tòa án có thể không áp dụng hình phạt bổ sung, cũng có thể áp dụng một hoặc nhiều loại hình phạt bổ sung khác nhau đối với 01 hành vi phạm tội. Hình phạt bổ sung thường được quy định ở khoản cuối cùng của điều luật hoặc điều luật cuối cùng của chương. Trong đó:

Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội có 7 loại, bao gồm:

  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
  • Cấm cư trú
  • Quản chế
  • Tước một số quyền công dân
  • Tịch thu tài sản
  • Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính)
  • Trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính)

Hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội, bao gồm:

  • Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
  • Cấm huy động vốn;
  • Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

4.3. Phân biệt hình phạt chính và hình phạt bổ sung

Về tính chất mức độ nghiêm khắc của hình phạt

Hình phạt chính thường có tính chất, mức độ nghiêm khắc cao hơn hình phạt bổ sung. Ngay cả khi trường hợp hình phạt khi được áp dụng là hình phạt chính cũng thường có mức độ nghiêm khắc cao hơn khi được áp dụng là hình phạt bổ sung.

Ví dụ: Nguyễn Trường G tham gia đánh bạc trái phép và bị TAND Quận X kết án về tội “Đánh bạc” với số tiền 5.000.000 đồng. Trường hợp G bị Tòa án Quận X tuyên phạt hình phạt tiền theo khoản 1, Điều 321 BLHS là hình phạt chính thì số tiền phạt sẽ trong khung từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Tuy nhiên, nếu Tòa án Quận X tuyên phạt hình phạt tù có thời hạn là hình phạt chính và áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung thì số tiền Tòa án tuyên phạt trong khung từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. (khoản 3, Điều 321 Bộ luật hình sự).

Về số lượng được áp dụng đối với hành vi phạm tội

Hình phạt chính: 01 hình phạt chính.

Hình phạt bổ sung: 01 hoặc nhiều hình phạt bổ sung.

Phương pháp áp dụng

Hình phạt chính: Bắt buộc.

Hình phạt bổ sung: Bắt buộc hoặc Tùy nghi.

Ví trí sắp xếp

Hình phạt chính: Thường nằm ở phần chế tài của mỗi khoản định khung của điều luật.

Hình phạt bổ sung: Thường được quy định ở khoản cuối cùng của điều luật hoặc điều luật cuối cùng của chương./.

Nếu bạn có thắc mắc về hình phạt cần giải đáp, hãy để lại câu hỏi tại phần comment bên dưới nhé!

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Một số vấn đề về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với phạm nhân
Một số vấn đề về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với phạm nhân
Hoàn thiện quy định của BLHS về các hình phạt chính không tước tự do
Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự 1999 về các hình phạt chính không tước tự do
Một số ý kiến về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể theo dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015
Một số ý kiến về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể theo Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015
Một số thành công và hạn chế trong quy định của BLHS năm 2015 về các hình phạt chính không tước tự do
Một số thành công và hạn chế trong quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về các hình phạt chính không tước tự do
Hoàn thiện chính sách hình phạt trong quy định của BLHS năm 2015 theo tinh thần của các công ước quốc tế về quyền con người
Hoàn thiện chính sách hình phạt trong quy định của Bộ luật Hình sự 2015 theo tinh thần của các Công ước quốc tế về quyền con người
Quy định về “Hình phạt tiền” trong Bộ luật hình sự năm 2015
Quy định về Hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự 2015

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự - Phần chung Từ khóa: Hình phạt/ Luật hình sự

About ThS. LS. Phạm Quang Thanh

Sinh sống tại Hà Nội. Like Fanpage Luật sư Online - iluatsu.com để cập nhật những tin tức mới nhất bạn nhé.

Previous Post: « [CÓ ĐÁP ÁN] – 216 Câu nhận định môn Luật tố tụng hình sự năm 2015
Next Post: Phạm tội khi say rượu, ngáo đá là tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ? »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước & Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Thống kê: iluatsu.com

  • 10 Chuyên mục
  • 1051 Bài viết
  • 2989 Lượt tư vấn

Footer

Bình luận mới nhất:

  • Lê Thành Trung trong [CÓ ĐÁP ÁN] 185 Nhận định đúng sai Luật Hiến pháp Việt Nam 2013
  • Mr. Tuân trong [PDF] Giáo trình Luật Lao động pdf – ĐH Luật Hà Nội – Ebook
  • Lê Nhật Minh Châu trong [PDF] Giáo trình Luật Lao động pdf – ĐH Luật TPHCM – Ebook
  • Huy trong [EBOOK] Sổ tay Kiến thức về pháp luật lao động PDF
  • dương trung kiên trong [TUYỂN TẬP] Đề thi Luật Thương mại quốc tế

Bài viết mới:

  • [PDF] Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 – Phần chung 15/02/2021
  • Các bước để trở thành Luật sư ở Việt Nam 29/01/2021
  • [CÓ ĐÁP ÁN] Câu hỏi ôn tập môn Triết học 28/01/2021
  • Tăng cường thực thi pháp luật môi trường tại Việt Nam thông qua nội luật hóa Công ước Basel 1989 27/01/2021
  • Những nội dung mới của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về bảo vệ quyền con người và quyền công dân trong tố tụng hình sự 26/01/2021

Giới thiệu:

Luật sư Online (https://iluatsu.com) là một web/blog cá nhân, chủ yếu chia sẻ tài liệu, kiến thức pháp luật, tình huống pháp lý và đặc biệt là tư vấn luật hoàn toàn miễn phí…  Hi vọng bạn sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích trên website và đừng quên ghé thăm thường xuyên bạn nhé! Chúng tôi luôn: Tận tâm – Tận tình – Tận tụy!

Copyright © 2021 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng