Mục lục
Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, việc quy định hay xem xét, quyết định hình phạt phải tuân theo những yêu cầu và nguyên tắc và căn cứ nhất định, đảm bảo được mục đích của các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, những quyền và lợi ích cơ bản của người dưới 18 tuổi, đồng thời đảm bảo yêu cầu trong đấu tranh phòng chống tội phạm.
Xem thêm bài viết về “Hình phạt”
- Hoàn thiện chính sách hình phạt trong quy định của Bộ luật Hình sự 2015 theo tinh thần của các Công ước quốc tế về quyền con người – ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng
- Hình phạt là gì? Đặc điểm, mục đích và hệ thống các hình phạt? – ThS.LS. Phạm Quang Thanh
- Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự 1999 về các hình phạt chính không tước tự do – ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng
- Một số thành công và hạn chế trong quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về các hình phạt chính không tước tự do – TS. Nguyễn Thị Ánh Hồng
Do là đối tượng đặc thù nên các yêu cầu, nguyên tắc và căn cứ áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên có nhiều điểm riêng biệt.
Xem thêm bài viết: Nguyên tắc và căn cứ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Với tư cách là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), do Tòa án quyết định áp dụng đối với người dưới 18 tuổi nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người chưa thành niên. Hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ có thể là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn với căn cứ, phạm vi, điều kiện áp dụng có sự thay đổi đáng kể trong sự so sánh với quy định của của Bộ luật Hình sự năm 1999.
1. Cảnh cáo.
Trong các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì cảnh cáo là hình phạt chính nhẹ nhất. Cảnh cáo tuy không có khả năng gây thiệt hại về vật chất, hạn chế nhất định về thể chất của người phạm tội nhưng với tính chất là sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội nhưng vẫn có những tác động nhất định đến tinh thần của người bị kết án để quá đó thực hiện mục đích giáo dục họ.
Cảnh cáo là hình phạt được quy định chung cho tất cả các trường hợp phạm tội thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Bộ luật hình sự không có quy định bổ sung đối với hình phạt khi áp dụng cho người dưới 18 tuổi phạm tội.
Tuy nhiên cần chú ý khi thỏa mãn hai điều kiện chung của hình phạt cảnh cáo thì vẫn phải kiểm tra xem có thể miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự 2015 hay không. Chỉ khi không thể miễn trách nhiệm hình sự thì mới được áp dụng hình phạt cảnh cáo.
Thực tế, việc xác định ranh giới giữa miễn hình phạt và áp dụng hình phạt cảnh cáo không dễ dàng gì mặc dù Luật đã quy định các điều kiện để miễn hình phạt.
2. Hình phạt tiền.
Tại Điều 72 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 đã quy định phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu họ ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi và họ có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Đến Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tại Điều 99 quy định:
“Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng”.
“Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định”.
Đồng thời, hình phạt tiền không chỉ được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng mà còn được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nghiêm trọng rất nghiêm trọng.
Ngoài mục đích phòng ngừa riêng – giáo dục người phạm tội, hình phạt này cũng có tính răn đe, giáo dục đối với người khác và qua đó có khả năng phòng ngừa chung.
3. Hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội
Tại Điều 100 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy đinh:
“1. Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý.
2. Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.
Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.”
Xem thêm bài viết: Quy định BLHS 2015 về hình phạt “Cải tạo không giam giữ”
3.1. Cải tạo không giam giữ là gì?
Cải tạo không giam giữ là hình phạt buộc người phạm tội cải tạo, giáo dục tại nơi làm việc, học tập, cư trú dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập hoặc của chính quyền địa phương, nơi họ cư trú.
Trong hệ thống hình phạt thì cải tạo không giam giữ được xem là hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn nhưng nặng hơn phạt tiền và cảnh cáo. Cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi cư trú rõ ràng và thấy không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội.
3.2. Hình phạt Cải tạo không giam giữ theo quy định của BLHS 1999 (sửa đổi 2009)
Điều 73 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định;
Như vậy; “Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không vượt quá 1/2 thời hạn và điều luật quy định”.
Đồng thời, do người dưới 18 tuổi hầu như chưa có thu nhập hoặc tài sản riêng nên Bộ luật hình sự năm 1999 đã không khấu trừ thu nhập của họ khi bị kết án.
3.3. Hình phạt Cải tạo không giam giữ theo quy định của BLHS 2015 (sửa đổi 2017)
Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 đã bổ sung quy định về đối tượng được áp dụng hình phạt này, đó là:
“Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khẻo của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng hiếp người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng…”
Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ áp dụng đối với trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng quy định cả đối với trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, tại Điều 100 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định cụ thể việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ.
Quy định như vậy là nhằm thể chế hóa tinh thần của Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo hướng giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm và chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở Việt Nam hiện nay.
4. Hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Tại Điều 101 của Bộ luật hình sự quy định về tù có thời hạn:
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
“1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”.
4.1. Hình phạt tù có thời hạn là gì?
Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt buộc người phạm tội phải cách ly khỏi đời sống xã hội trong một khoảng thời gian nhất định để giáo dục, cải tạo.
4.2. Hình phạt tù có thời hạn tại BLHS 1999
Với hình phạt tù có thời hạn, Điều 74 Bộ luật hình sự năm 1999 đã phân hóa người chưa thành niên ra làm hai đối tượng là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi với đường lối xử lí khác nhau.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì được xử lí nhẹ hơn người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi.
“1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật quy định:”.
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù: Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Đối với trường hợp người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội thực hiện sau khi đủ 18 tuổi thì việc tổng hợp hình phạt được áp dụng như sau: Đối với người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù: Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.
Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 Bộ luật này (Khoản 1 Điều 75)
Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội (Khoản 2 Điều 75)
4.3. Hình phạt tù có thời hạn theo quy định tại BLHS 2015 (sửa đổi 2017)
Theo Điều 101 BLHS năm 2015 thì mức phạt tù có thời hạn áp dụng:
“1. Đối với người 18 tuổi phạm tội, được quy định đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Đối với hình phạt tù có thời hạn dành cho người dưới 18 tuổi phạm tội thì quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 và tại Điều 101 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 là giống nhau, không có sự sửa đổi. Như vậy, theo các nhà làm luật, việc quy định thời hạn cần thiết để cách ly người dưới 18 tuổira khỏi đời sống xã hội nhằm giáo dục và cải tạo như trên là hợp lý, và đủ. Không cần thiết phải xem xét tăng thêm hay giảm đi.
Việc quy định chi tiết đối với hình phạt tù có thời hạn sẽ là một trong những cơ sở pháp lý giúp các cơ quan có thẩm quyền xem xét cân nhắc để ra quyết định hình phạt đúng và phù hợp đối với người chưa thành niên phạm tội./.
Xem thêm bài viết về “Người dưới 18 tuổi (Người chưa thành niên)”
- Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi trên cơ sở hướng dẫn của Liên hợp quốc về tư pháp phục hồi – TS. Lê Huỳnh Tấn Duy
- Cơ sở khoa học của việc thành lập trại giam dành riêng cho phạm nhân chưa thành niên – ThS. Nguyễn Quang Vũ
- Bảo đảm quyền của người chưa thành niên là con của phạm nhân trong pháp Luật Thi hành án hình sự Việt Nam – ThS. Vũ Thị Thúy & ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh
- Chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền ưu tiên tư pháp của trẻ em phạm tội và tính tương thích trong Bộ luật Hình sự 2015 – ThS. Vũ Thị Phượng
- Quyền riêng tư của người bị hại dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự – ThS. Nguyễn Thị Lộc
Trả lời