• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

25/10/2021 25/10/2021 CTV. Đặng Thùy Trang Leave a Comment

Mục lục

  • TÓM TẮT
  • 1. Một số thủ đoạn phổ biến của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
    • Thứ nhất, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng.
    • Thứ hai, lừa đảo trong lĩnh vực bất động sản.
    • Thứ ba, lừa đảo trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
    • Thứ tư, lừa đảo thông qua mạng internet.
  • 2. Những khó khăn, vướng mắc trong phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  • 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  • CHÚ THÍCH
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tác giả: Đào Thị Ngọc Lan [1]

TÓM TẮT

Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là loại tội phạm phổ biến, xảy ra ở nhiều địa phương, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Trong phạm vi bài viết, tác giả xin đề cập một số phương thức thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian vừa qua, những khó khăn vướng mắc trong quá trình đấu tranh với loại tội phạm này, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới.

Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Một số thủ đoạn phổ biến của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tại Khoản 1, Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: “(1). Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại Việt Nam hiện nay
  • Các tình huống phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại TP.HCM hiện nay và một số kiến nghị về phòng ngừa tội phạm
  • Nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả ở nước ta hiện nay

Như vậy có thể hiểu, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện bằng việc sử dụng thủ đoạn gian dối tạo ra sự tin tưởng, tưởng giả thành thật của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản tự nguyện trao tài sản cho đối tượng và bị đối tượng chiếm đoạt.

Trên thực tế, những năm gần đây tỷ lệ tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, nhiều tài sản bị chiếm đoạt có giá trị lớn, có những vụ án đã chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước, một số tổ chức kinh tế, doanh nghiệp như vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều ngân hàng và nhiều cá nhân với tổng số tiền lên tới hơn 4.900 tỷ đồng, vụ Phan Bá Tòng, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 700 tỷ đồng của các ngân hàng và khách hàng, vụ Công ty Cổ phần thương mại đầu tư Phúc Gia Bảo lừa đảo chiếm đoạt 178 tỷ đồng….

Trước tình hình này, ngày 25/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 21/CT- TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Công tác phòng ngừa, điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong thời gian qua, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, có chiều hướng gia tăng về số vụ, số đối tượng. Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát thực tiễn, các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện thông qua các thủ đoạn phổ biến tùy từng vào các lĩnh vực phạm tội, cụ thể như sau:

Thứ nhất, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng.

+ Lập hợp đồng kinh tế khống, “dự án ma”, hóa đơn giá trị gia tăng giả, hóa đơn giá trị gia tăng khống… trường hợp này thường có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng, sau khi thế chấp vay được tiền đối tượng sẽ chiếm đoạt khoản tiền đó. Điển hình như vụ án Lê Hồng Vân – Tổng giám đốc Công ty TNHH Âu Mỹ lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 600 tỷ đồng của 8 ngân hàng. Đối tượng thành lập nhiều công ty, nhờ người thân đứng tên giám đốc sau đó tự lập các hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa là thép không gỉ với nhau nhưng thực tế các đối tượng chỉ quấn các cuộn inox bên ngoài các ruột bê tông bên trong, rồi đem các hợp đồng này làm hồ sơ vay tiền của các ngân hàng rồi chiếm đoạt.

+ Thế chấp ngân hàng bằng hàng hóa hình thành từ vốn vay, ngân hàng giám sát không chặt chẽ để khách hàng bán tài sản nhưng không trả nợ. Điển hình là vụ công ty TNHH thương mại và du lịch Việt Linh do Đỗ Hồng Quảng làm giám đốc, vay tiền của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank) để mua ô tô trả góp, tài sản đảm bảo là chính 09 ô tô mà Công ty mua, sau đó Quảng đã bán và bàn giao 09 xe ô tô thế chấp cho các cá nhân khác. Sau khi thu được tiền bán xe, Quảng không thanh toán tiền vay cho Ngân hàng mà chiếm đoạt, bỏ trốn khỏi nơi cư trú.

+ Lợi dụng sơ hở của quy chế mở thư tín dụng để chiếm đoạt tiền của ngân hàng bảo lãnh. Điển hình như vụ Nguyễn Quốc Đạt, giám đốc công ty TNHH Hồng Trang cùng đồng bọn đã đem 1 hợp đồng mua bán sắt thép với công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên đề nghị Sở giao dịch ngân hàng Vietcombank cấp hợp đồng bảo lãnh thanh toán với số tiền 70 tỷ đồng và cấp hạn mức tín dụng cho vay 30 tỷ đồng. Sau khi nhận đủ số lượng thép, Đạt đã bán và thu tiền nhưng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà chiếm đoạt số tiền gần 100 tỷ đồng.

Thứ hai, lừa đảo trong lĩnh vực bất động sản.

+ Làm giả giấy tờ, tài liệu, các quyết định giao đất của các cơ quan như: UBND thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Quy hoạch kiến trúc lập dự án “ma” rồi tổ chức huy động vốn hoặc lừa bán căn hộ, nhà “trên giấy” chiếm đoạt tài sản. Điển hình như vụ án Nguyễn Hữu Trọng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần quốc tế Galaxy BSG và Bùi Thị Hoa, Lưu Thị Hương đã làm giả giấy tờ, giả chữ ký con dấu của UBND Thành phố Hà Nội và Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hà Nội lập ra 05 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu sau đó sử dụng để giao dịch với khách hàng mua bán nhà dự án “Khu nhà ở cao cấp Galatic” tại Khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội để chiếm đoạt 29,05 tỉ đồng.

+ Thủ đoạn dùng một BĐS thế chấp nhiều ngân hàng hoặc bán cho nhiều người. Điển hình như vụ án Trần Thị Hồng Hạnh – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần tổng hợp quốc tế D&T ký hợp đồng bán 47 biệt thự tại “Dự án khu biệt thự kinh doanh xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) thu được 91,31 tỉ đồng. Trong khi số biệt thự này đang được thế chấp vay vốn ngân hàng GP bank.

Thứ ba, lừa đảo trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

+ Lợi dụng quy định của Luật doanh nghiệp đăng ký thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn với chức năng xúc tiến việc làm tạo vỏ bọc để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điển hình như vụ án Nguyễn Văn Bảo – Giám đốc Công ty TNHH UFJ Việt Nam lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Dù công ty không có chức năng tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng Bảo đã quảng cáo trên mạng internet với nội dung: Công ty UFJ làm thủ tục đưa người đã lao động tại Nhật Bản trở lại Nhật Bản làm việc dưới hình thức “Công ty UFJ phái cử sang làm việc tại chi nhánh công ty tại Nhật Bản” để lừa đảo 36 người lao động với số tiền 3,4 tỷ đồng.

+ Quảng bá xuất khẩu lao động sai với sự thật, dùng hình thức đi du lịch trong thời gian ngắn hoặc sử dụng visa, thẻ thuyền viên giả để đưa người lao động ra nước ngoài để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của họ. Điển hình như vụ án Nguyễn Thanh Hùng, Tổng giám đốc công ty Cổ phần thủ công mỹ nghệ Việt Nam ở 142 Đê La Thành, Hà Nội dù không có chức năng tuyển chọn xuất khẩu lao động nhưng vẫn quảng bá, tổ chức đưa 140 người sang Du Bai lao động bằng visa du lịch.

Thứ tư, lừa đảo thông qua mạng internet.

+ Thủ đoạn tội phạm giả danh cán bộ viễn thông hỗ trợ dịch vụ quản lý, kiểm soát tài khoản cá nhân trên mạng xã hội để lừa đảo. Điển hình như vụ đối tượng Khúc Thành Bình ở Thanh Hóa đã lừa đảo hơn 400 nạn nhân, chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng với thủ đoạn lập trang cá nhân “Dịch vụ fb uy tín giá rẻ” trên mạng xã hội Zalo, giả danh cán bộ viễn thông hỗ trợ dịch vụ quản lý, kiểm soát tài khoản cá nhân trên mạng xã hội để lừa các nạn nhân là mình có thể lấy lại mật khẩu tài khoản mạng xã hội đã mất, chống hack tài khoản… nhưng thực chất đã cung cấp mật khẩu giả cho các nạn nhân.

+ Thủ đoạn làm giả giao dịch mua bán, nhằm mục đích lừa nạn nhân điền thông tin để nhận tiền qua đường link giả do đối tượng cung cấp. Theo đó, đối tượng có thể giả làm người mua hoặc bán hàng hay gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng, yêu cầu nạn nhân đăng nhập vào đường link giả mạo mà chúng gửi tới nhằm chiếm được toàn bộ thông tin của nạn nhân và tự cài đặt Smart OTP để giao dịch chuyển tiền của nạn nhân sang tài khoản của chúng. Điển hình như vụ án Trần Đức Huy, Hoàng Hữu Phước, Trương Võ Trí Cường lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng giả làm Việt kiều để mua hàng qua mạng, sau đó yêu cầu người bán truy cập vào các link do đối tượng cung cấp để lấy cắp thông tin về tài khoản ngân hàng, mã OTP. Sau đó các đối tượng sẽ chuyển tiền từ tài khoản của nạn nhân sang tài khoản khác để chiếm đoạt.

2. Những khó khăn, vướng mắc trong phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trên cơ sở phân tích thủ đoạn ở trên và từ thực tiễn hoạt động phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản gặp một số khó khăn vướng mắc như sau:

Thứ nhất, việc áp dụng các quy định của pháp Luật hình sự vào việc giải quyết vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Các dấu hiệu định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định trong Bộ Luật hình sự còn thiếu tính minh bạch, gây khó khăn cho quá trình thực thi pháp luật; hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật mới hướng dẫn áp dụng quy định đối với nhóm các tội xâm phạm sở hữu theo Bộ Luật hình sự năm 2015 nên việc áp dụng quy định của pháp luật đối với tội phạm này chưa thống nhất. Bộ Luật hình sự hiện hành chưa quy định pháp nhân thương mại là chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong Bộ Luật hình sự năm 2015, pháp nhân thương mại đã được bổ sung là chủ thể của tội phạm. Tuy nhiên pháp nhân thương mại chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi phạm tội được liệt kê tại Điều 76 Bộ Luật hình sự nhưng tội lừa đảo chiếm đoạt tài không được liệt kê trong số các tội đó. Mặt khác các quy định của Bộ Luật hình sự về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra …

Thứ hai, việc tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm còn chưa đạt hiệu quả cao. Trên thực tế, nguồn tin về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản phần lớn đến từ việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Tuy nhiên, hiện nay số lượng tin báo, tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản chuyển đến cơ quan công an nói chung, lực lượng cảnh sát kinh tế nói riêng tương đối lớn, trong khi thời hạn giải quyết theo quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT- BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không quá dài, cụ thể là không quá 20 ngày. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát kinh tế còn hạn chế về số lượng, phải tham gia dàn trải nhiều công việc khác theo chức năng, không chỉ phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điều này dẫn đến việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao, chưa phản ánh đúng thực tế tình hình tội phạm này trên địa bàn cả nước.

Thứ ba, xuất phát từ phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi và xảo quyệt, tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng mạng xã hội sử dụng nhiều thủ đoạn mới, thường xuyên thay đổi phương thức thủ đoạn hoạt động dẫn đến khó truy vết, hệ thống máy chủ ở nước ngoài, các đối tượng nhanh chóng xóa tài liệu trên hệ thống, gây khó khăn để thu thập chứng cứ để xử lý được các đối tượng.

3. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc trên, để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, tham mưu, hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cần phân tích và làm rõ hơn hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản: hành vi nào xử lý hình sự, hành vi nào thuộc về tranh chấp kinh tế, dân sự; hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản như cần hướng dẫn về hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo hướng: Hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Giữa hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tài sản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt phải là kết quả của hành vi lừa dối. Hành vi lừa dối nếu chỉ nhằm tiếp cận tài sản không có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện hành vi chiếm đoạt (hành vi chiếm đoạt không phải là kết quả của hành vi lừa dối trực tiếp mang lại) thì không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội xâm phạm sở hữu khác nếu hành vi chiếm đoạt thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội đó. Bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai, tăng cường phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật cho người dân nhằm nâng cao ý thức tự bảo quản tài sản cho quần chúng nhân dân, nhận thức được những thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản để tránh trở thành bị hại của loại tội phạm này, hơn thế nữa, quần chúng nhân dân còn có thể cung cấp thông tin, tố giác tội phạm, kéo giảm tỷ lệ tội phạm ẩn.

Nội dung hướng tới việc phổ biến kiến thức pháp luật hình sự quy định về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, những quy định về hợp đồng, tài sản… trong Bộ luật dân sự, tổ chức tốt công tác vận động quần chúng tố giác tội phạm. Cảnh sát kinh tế có thể thực hiện công tác này bằng nhiều hoạt động khác nhau như: Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, các tổ chức, hội… để vận động. Thông qua công tác này, lực lượng cảnh sát kinh tế sẽ thu thập được nhiều hơn những thông tin phản ánh về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bổ sung tài liệu hỗ trợ việc phát hiện, quản lý đối tượng cũng như ngăn chặn hoạt động phạm tội của tội phạm.

Thứ ba, tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho lực lượng cảnh sát kinh tế, cử cán bộ đi đào tạo các chuyên ngành và lĩnh vực cụ thể để nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như hiểu biết về các nghiệp vụ quản lý kinh tế cho lực lượng cảnh sát kinh tế. Cần ưu tiên tuyển chọn và phân công những cán bộ chiến sĩ có kiến thức, am hiểu các lĩnh vực vào từng đơn vị chuyên trách trong đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thứ tư, nâng cao chất lượng tiến hành hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo chức năng của lực lượng cảnh sát kinh tế. Mỗi cán bộ, chiến sĩ cảnh sát kinh tế cần không ngừng học tập kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, trau dồi kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan Viện kiểm sát, Tòa án tiến hành điều tra, xét xử các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đúng tiến độ, nghiêm minh, đúng người, đúng tội cũng có tác dụng răn đe, nâng cao hiệu quả phòng ngừa loại tội phạm này./.

CHÚ THÍCH

  1. Trường Cao đẳng cảnh sát nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. TS Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học Bộ Luật hình sự hiện hành (Sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Chính trị quốc gia sự thật;
  2. ThS. Lê Quang Thắng, “Những thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Hà Nội và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa”, Tạp chí Tòa án điện tử.
Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả ở nước ta hiện nay
Nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả ở nước ta hiện nay
Các tình huống phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại TP.HCM hiện nay và một số kiến nghị về phòng ngừa tội phạm
Các tình huống phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại TP.HCM hiện nay và một số kiến nghị về phòng ngừa tội phạm
Hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại Việt Nam hiện nay
Hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại Việt Nam hiện nay

Chuyên mục: Hình sự/ Tội phạm học Từ khóa: Phòng ngừa tội phạm/ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Previous Post: « Hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo vệ người làm chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Next Post: Đảm bảo thực hiện quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội đối với hoạt động lấy lời khai, hỏi cung bị can trong điều tra vụ án hình sự »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2022 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng