Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội là gì? (Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt): Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt
Tác giả: Lê Thị Sơn
Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội là một trong các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia. Trong đó:
1. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội là gì?
Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội được quy định là hành vi “phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội (nhằm chống chính quyền nhân dân)”.
Xem thêm bài viết “Các yếu tố cấu thành tội phạm”
- Tội bạo loạn: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt – GS.TS. Lê Thị Sơn
- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt – GS.TS. Lê Thị Sơn
- Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt – GS.TS. Lê Thị Sơn
- Tội phá hoại chính sách đoàn kết: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt – GS.TS. Lê Thị Sơn
- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt – GS.TS. Lê Thị Sơn
2. Dấu hiệu cấu thành tội Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội
Điều 115 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
Điều 115. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội |
---|
"1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. |
2.1. Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm của tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội là hành vi cản trở việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội. Hành vi cản trở việc thực hiện các chính sách này có thể thể hiện dưới các dạng hành vi cụ thể khác nhau tuỳ thuộc vào địa vị pháp lý của chủ thể đối với chính sách cần thực hiện như trì hoãn việc triển khai thực hiện, triển khai thực hiện sai, không thực hiện, lôi kéo, kích động người khác không thực hiện, cản trở người khác thực hiện v.v.. Chính sách cần thực hiện và bị cản trở có thể là tất cả các sách lược và kế hoạch cụ thể của Nhà nước nhằm đạt mục đích nhất định về kinh tế, về xã hội. Việc thực hiện các chính sách này là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
2.2. Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
Mục đích phạm tội được quy định là mục đích chống chính quyền nhân dân.
Xem thêm bài viết liên quan:
- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113);
- Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (Điều 114);
- Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội (Điều 115);
- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (Điều 117);
- Tội phá rối an ninh (Điều 118);
3. Hình phạt
Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội.
Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Khung hình phạt giảm nhẹ có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp ít nghiêm trọng.
Khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội có mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm./.
Nguồn: Fanpage Luật sư Online
Trả lời