• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Cấm tra tấn và việc thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn 1984 – hai mặt của một đồng xu?

Cấm tra tấn và việc thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn 1984 – hai mặt của một đồng xu?

17/05/2020 23/05/2021 GS. Daniel H. Derby Leave a Comment

Mục lục

  • TÓM TẮT
  • NỘI DUNG BÀI VIẾT
  • CHÚ THÍCH

Cấm tra tấn và việc thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn 1984 – hai mặt của một đồng xu?

Cấm tra tấn và việc thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn - hai mặt của một đồng xu?

Xem thêm bài viết về “Công ước chống tra tấn 1984”

  • Phòng ngừa tội phạm dùng nhục hình ở Việt Nam góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc gia khi gia nhập Công ước chống tra tấn 1984 của Liên hợp quốc – TS. Lê Nguyên Thanh
  • Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Hình sự 1999 theo Công ước về Chống tra tấn 1984 – ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng
  • Pháp luật hình sự Việt Nam với Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn 1984 – GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa
  • Vấn đề cấm tra tấn và việc hoàn thiện pháp luật thi hành án phạt tù – ThS. Nguyễn Quang Vũ & ThS. Lê Thị Anh Nga
  • Nghĩa vụ hợp tác dẫn độ, tương trợ tư pháp hình sự và quyền tài phán phổ quát của quốc gia theo Công ước chống tra tấn năm 1984 – TS. Ngô Hữu Phước

TÓM TẮT

Điểm trọng tâm của Công ước của Liên hợp quốc về Chống tra tấn1 là định nghĩa về “tra tấn” được quy định tại Điều 1. Trong những điều khoản còn lại, các quốc gia thành viên của Công ước cam kết thực hiện nghĩa vụ liên quan đến chống “tra tấn” và “hành vi tra tấn”. Trong đó, có nghĩa vụ “đảm bảo mọi hành vi tra tấn đều cấu thành tội phạm trong Luật Hình sự của quốc gia đó” được quy định trong Điều 4 CAT. Việc thực hiện Điều 4 CAT có thể được tiến hành một cách đơn giản bằng việc các quốc gia thành viên chuyển định nghĩa về “tra tấn”vào trong bộ luật hình sự của mình dưới dạng định nghĩa tội phạm về tra tấn. Nhưng một số quốc gia e ngại phương thức này bất chấp sự thúc giục của cả Ủy ban Chống tra tấn (CAT) và các tổ chức nhân quyền.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Ý [1] tưởng về cấm tra tấn không gây nhiều tranh luận kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập. Tuy nhiên, cơ chế thực hiện cấm tra tấn đã gây ra những tranh luận lâu dài do sự khác biệt trong quan điểm về chính sách vàdo sự nhầmlẫn.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Phòng ngừa tội phạm dùng nhục hình ở Việt Nam góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc gia khi gia nhập Công ước chống tra tấn 1984 của Liên hợp quốc
  • Nghĩa vụ hợp tác dẫn độ, tương trợ tư pháp hình sự và quyền tài phán phổ quát của quốc gia theo Công ước chống tra tấn năm 1984
  • Thực hiện nghĩa vụ của quốc gia trong việc nội luật hóa các quy định của Công ước chống tra tấn trong lĩnh vực tố tụng hình sự
  • Pháp luật hình sự Việt Nam với Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn
  • Lịch sử về chống tra tấn và cơ chế bảo đảm quyền của người bị buộc tội khỏi bị tra tấn trong các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người
  • Hiệu lực của hợp đồng theo Công ước Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: “khoảng xám” cho xu hướng quay về áp dụng pháp luật quốc gia?
  • Nội luật hóa quy định của Công ước về chống tra tấn liên quan đến tài phán trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
  • Nội luật hóa các quy định của Công ước quốc tế về chống tra tấn đối với hoạt động hỏi cung bị can trong tố tụng hình sự Việt Nam
  • Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Hình sự 1999 theo Công ước về chống tra tấn
  • Nội luật hóa Công ước chống tra tấn về bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong lĩnh vực tố tụng hình sự

Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền[2] của Đại hội đồng Liên hợp quốc được thông qua không cósự phản đối nào vào năm 1948 chứa đựng một điều khoản về quyền được bảo vệ khỏi hành vi tra tấn. Quy định này được thể hiệntại những điều khoản tương tự trong Tuyên ngôn về Quyền con người vàTuyên ngôn Nhân quyền của Mỹ từ một thế kỷ rưỡi trước đó. Việc cấm tra tấn cũng được quy định trong các Công ước châu Âu vàchâu Mỹ về Nhân quyền[3] , Công ước Quốc tế của Liên hợp quốc về Quyền Dân sự vàChính trị (ICCPR)[4] . Năm 1975, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn về bảo vệ tất cả những người bị tra tấn vàtrừng phạt hay đối xử tàn bạo, vônhân đạo hay hạ nhục[5] màkhông vấp phải sự phản đối nào. Mặc dùcósự đồng thuận mang tính phổ quát như vậy, nhưng Công ước Chống tra tấn (CAT)[6] phải mất thêm 9năm nữa mới được thông qua. Đáng chúý, đây làcông cụ quốc tế đầu tiên cố gắng để định nghĩatra tấn vàáp đặt các yêu cầu cụ thể lên các quốc gia để thực hiện những hành động chống lại hành vi được xác định làtra tấn. Phần lớn các nỗ lực xây dựng trong suốt chín năm đótập trung vào việc tạo ra một định nghĩa cóthể chấp nhận được hay mang tính khả thi. Rất nhanh sau khi được thông qua năm 1984, số lượng quốc gia phêchuẩn cần thiết để CAT cóhiệu lực đãđạt được vàngày nay đãcónhiều quốc gia phêchuẩn CAT.

Tuy nhiên, định nghĩa được sử dụng trong CATđã bị chỉ trích đáng kể và bất chấp sự thúc giục của Ủy ban Chống tra tấn – cơ quan được CAT vai trò triển khai Công ước – nhiều quốc gia từ chối sử dụng định nghĩa tra tấn của CAT trong pháp luật hình sự của nước họ.

Sự tồn tại của những tranh cãi như thế có thể được xem xét qua một số bằng chứng về sự bất đồng cơ bản về chính sách. Vấn đề về chính sách nổi cộm nhất được đưa ra thảo luận liên quan đến tra tấn làkịch bản “ticking time-bomb” (tạm dịch là“bom hẹn giờ”)[7] nổi tiếng, một số người cóthể cố gắng liên hệ vấn đề này với nhữngtranh cãi trong việc sử dụng định nghĩa của CAT. Tuy nhiên, kịch bản “bom hẹn giờ” dường như có một trọng điểm khác. Nó liên quan đến một giả thu-yết về một quả bom hẹn giờ được đặt bởi một người đang bị giam giữ và đang chờ bị thẩm vấn. Theo giả thuyết này, một vụ nổ sắp xảy ra, người này chắc chắn đãđặt bom vàbiết nóởđâu vàcách để tháo gỡ nó. Vìthế nếu áp dụng, sự biện minh về “lesser-of-evils” (tạm dịch “điều ít tiêu cực hơn của những điều tiêucực”), người thẩm vấn có thể được miễn tội khi tra tấn người đặt bom bởi vì việc tra tấn này gây ra thiệt hại nhỏ hơn so với việc để quả bom phát nổ, sẽ giết chết hoặc làm tàn tật một số lượng người không thể dự đoán được. Vấn đề này không đơn giản và sẽ được thảo luận bên dưới. Tuy nhiên, nó không liên quan đến việc cấm tra tấn; trái lại nó liên quan đến việc có hay không bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào đối với việc cấm tra tấn và những trường hợp nào sẽ được coi là ngoại lệ như thế.

Ngoài ra, tranh luận còn xuất phát từ một vấn đề chủ yếu mang tính kỹ thuật vànóvẫn tồn tại vìsự nhầm lẫn về bản chất của vấn đề. Nói một cách ngắn gọn, định nghĩa của CAT về tra tấn đã không được thiết kế tốt như một định nghĩa tội phạm. Các loại hành vi được xác định bởi định nghĩa tra tấn đã bị cấm bởi các bộ luật hình sự hiện đại. Mục tiêu của CAT là ngăn chặn không để các thể loại phụ của hành vi đó đượcbiện minh như là những hành vi chínhđáng.

Trọng tâm của định nghĩa CAT[8] làsự cố ý gây ra những đau đớn hoặc tổn thương nghiêm trọng, bất kể về thể chất hay tinh thần. Các khía cạnh về thể chất của định nghĩa này rõràng bị cấm trong tội phạm về tấn công;các khía cạnh tinh thần cũng được đề cập khi cóngười bị đe dọa về cái chết sắp xảy ra hoặc về những tổn thương thể chất nghiêm trọng. Theo đó, việc kêu gọi các quốc gia cấm những hành vi này xem ra có vẻ không cần thiết. Điều 1.2 CAT thậm chí dường như thừa nhận điều này bằng cách bổ sung: “Quy định trong điều này không làm phương hại tới bất kỳ văn kiện quốc tế hay pháp luật quốc gia nào cóhay cóthể cócác điều khoản cómức độ áp dụng rộng rãi hơn.” Tuy nhiên,điều luật sau yêu cầu các quốc gia thành viên hình sự hóa tra tấn, bao gồm cả hành vi cố gắng thực hiện việc tra tấn vàđồng phạm.

Phần còn lại của định nghĩa trong CAT thực sự thu hẹp phạm vi định nghĩa để vừa thoả mãn được những mục tiêu đã đặt ra của nó cũng như mục tiêu kết nối với các chính phủ. Điều đógợi ý về vai trò quan trọng của định nghĩa trong các quy định của pháp luật hình sự, nhưng vai trò đó chỉ được xác định rõ trong điều luật sau đây[9] khi quy định: “Không có bất kỳ hoàn cảnh ngoại lệ nào, cho dù là trong tình trạng chiến tranh, hoặc đang bị đe doạ bởi chiến tranh, mất ổn định chính trị trong nước hoặc bất kỳ tình trạng khẩn cấp nào có thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn.”

Do đó, vai tròtrọng tâm của định nghĩa tra tấn của CAT trong lĩnh vực luật hình sự thực chất là xác định một loại hành vi mà không có trường hợp ngoại lệ nào để biện giải cho nó. Mục đích của luật hình sự có thể đã được thực hiện bằng cách thức đơn giản hơn, nhưng định nghĩa của tra tấn được thiết kế để phục vụ cho tổng hợp nhiều mục đích.

Định nghĩa của CAT cóvai tròquan trọng trong tố tụng hình sựqua việc mở rộng thẩm quyền đối với hành vi được thực hiện ở bất cứ nơi nào bởi công dân của một quốc gia[10] vàbất kỳ người bị tình nghi phạm tội nào cómặt trong lãnh thổ thuộc thẩm quyền của quốc gia đó, những người không thể bị dẫn độ để truy tố tại nơi màhành vi xảy ra[11] , bên cạnh nghĩa vụ dẫn độ[12] .Định nghĩa của CATcũng có mục đích phi hình sự về vấn đề phân định các nghĩa vụ bồi thường cho các nạn nhân[13] vàkhông buộc hồi hương/trao trả («non-refoulement»)[14] . Cuối cùng,định nghĩa thuật ngữ “tra tấn” cũng được sử dụng trong một loạt các quy định khác của CATnhư quy định đòi hỏi các biện pháp phòng ngừa hành vi tra tấn[15] vàđiều tra những cáo buộc về hành vi đó [16] .

Tạo ra một định nghĩa duy nhất để thể hiện tổng hợp nhiều chức năng là một thách thức về mặt soạn thảo và như đã nói ở trên, nhiệm vụ này dường như thỉnh thoảng đã gây bối rối cho những người soạn thảo luật. Hiện nay, những người mong muốn hiểu và sử dụng CAT đang phải đối mặt với một thách thức. Cụ thể là họ phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để đáp ứng yêu cầu liên quan đến pháp luật hình sự. Một cách để khám phá điều này là kiểm tra sự kháng cự của một số quốc gia khi áp dụng một cách đơn giản định nghĩa của CAT.

Ủy ban Chống tra tấn[17] vàmột số tổ chức nhân quyền[18] nhấn mạnh rằng các quốc gia nên nội luật hoáđịnh nghĩa của CAT thànhmột tội phạm trong bộ luật hình sự của họ. Đólà cách để đảm bảo việc tuân thủ các quy định của Công ước Chống tra tấn, nhưng các quốc gia như Đức và Hoa Kỳ đã từ chối cách thức này. Đức đã lập luận rằng việc tạo ra một tội phạm mới như vậy sẽ là thừa khi mà tất cả các mục đích đó đã được đáp ứng trong Bộ luật Hình sự chung của Đức[19] . Tuy nhiên, Đức đãquy định tội phạm tra tấn trong pháp luật tương đồng về tội phạm quốc tế thuộc quyền tài phán phổ quát[20] . Hoa Kỳ cũng ở trong những tình trạng tương tự[21] ,nhưng vì không áp dụng nguyên tắc chung về thẩm quyền quốc tịch chủ động, họ đã ban hành một tội phạm riêng về tra tấn được áp dụng để điều chỉnh hành vi của các công dân Mỹ ở nước ngoài [22] . Tuy nhiên, định nghĩa về tội phạm tra tấn của Mỹ hướng đến các hành vi phạm tội với mục đích cụ thể chứ không phải là mục đích chung, điều đã bị chỉ trích rộng rãi .

Tại sao lại có sự bế tắc này? Nếu định nghĩa về tra tấn của CAT vềcơ bản là không cần thiết thì tại sao lại thúc đẩy việc áp dụng nó? Và ngược lại, những thiệt hại nào sẽ xảy docó những quy định không cần thiết đó?

Thực ra, định nghĩa của CAT không hoàn toàn là thừa. Nó là thừa khi có liên quan đến sự ngược đãi về thể chất, nhưng liên quan đến ngược đãi về tinh thần [định nghĩa này] có vẻ như đi xa hơn sự hành hung [hay cố ý gây thương tích] .Sự hành hung chỉ là đặt một người vào trong tâm thế sợ bị tổn hại về thể chất[23] , trong khi những đau khổ nghiêm trọng về tinh thần cóthể đến từ những hành vi khác như: nói với một người làgia đìnhông ta đãchếthoặc tương tự như vậy; buộc một người phải chịu đựng tiếng ồn lớn hoặc tước đoạt giấc ngủ của họ trong một thời gian dài… Mục đích không rõràng của định nghĩa trong CAT về vấn đề này cóthể giải thích được cho sự do dự trong quátrình luật hoánó[24] . Không bên nào trong cuộc tranh luận về việc áp dụng định nghĩa của CAT đặc biệt sẵn sàng cho vấn đề này. Bên ủng hộ không cólợi ích gìkhi áp dụng định nghĩa này, bởi vìhọ cónhững lo ngại nghiêm trọng về khả năng kiểm soát khái niệm “thiệt hại tinh thần nghiêm trọng”. Đồng thời, bên phản đối cũng không cólợi ích gì, vìhọ cóvẻ mong chờ để vi phạm nó.

Một vấn đề liên quan là việc loại trừ những trường hợp biện minh cho hành vi tra tấn trong Điều 2.2 CAT. Quy định này là không cần thiết. Những trường hợp như hoàn cảnh chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp của quốc gia cũng không có ý nghĩa loại trừ cho những tội phạm mang bản chất của tấn công trong pháp luật hình sự hiện hành, do đó việc áp dụng một điều khoản như vậy cũng không mới trong bộ luật hình sự.

Vấn đề làliệu cách bào chữa về bản chất của “điều ít tiêu cực hơn những điều tiêu cực” (the lesser-of-evils) cóđược áp dụng không. Phần chung của hầu hết các bộ luật hình sự đều cósự ghi nhận về tính chính đáng của trường hợp này vànótồn tại như làmột biện minh cho tất cả các tội phạm[25] . Nó tồn tại trong thời gian chiến tranh hay hòa bình và bất chấp có tình trạng khẩn cấp đã được tuyên bố hay không. Kết quả là, một số học giả đã lập luận rằng nó là sự biện minh hoặc nó nên được ghi nhận đểbiện minh cho hành vi tra tấn trong kịch bản bom hẹn giờ (“ticking time-bomb”)nêu trên.

Ủy ban Chống tra tấn[26] , nhiều tổ chức nhân quyền[27] , vànhiều học giả tranh luận mạnh mẽ rằng vấn đề này đã được giải quyết theo ngôn ngữ của Công ước: “Không có bất kỳ hoàn cảnh ngoại lệ nào, cho dù là trong tình trạng chiến tranh, hoặc đang bị đe dọa bởi chiến tranh, mất ổn định chính trị trong nước hoặc bất kỳ tình trạng khẩn cấp nào có thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn”. Tuy nhiên, nguyên tắc thông thường của việc giải thích không có lợi cho lập luận này. NếuCông ước tuyên bố đơn giản là“Không có trường hợp ngoại lệ nào có thể được gọi là một sự biện minh”, lập luận này có thể được thực hiện trên cơ sở là loại trừ kịch bản bom hẹn giờ. Nhưng Công ước tiếp tục đưa ra ví dụ về các trường hợp loại trừ và các ví dụ về loại trừ lại liên quan đến các hoàn cảnh mang tính khái quát, chứ không phải những tình huống cụ thể. Theo nguyên tắc xây dựng cấu trúc cùng loại(ejusdem generis)[28] thìkhi một văn bản quy phạmliệt kê những điều khoản chi tiết bên cạnh một điều khoản chung và bao quát, điều khoản nói chung phải được giải thích để chỉ bao gồm những thứ tương tự như những thứ đã nêu trong điều khoản cụ thể.

Nếu những người soạn thảo muốn khép lại về vấn đề này hoàn toàn, một cách diễn đạt khác cóthể dễ dàng được chọn. Vídụ, một đề xuất trình lên Đại hội đồng do một tổ chức phi chính phủ bao gồm cụm từ “không trong bất kỳ tình huống khẩn cấp nào của việc thu thập thông tin”[29] . Cụm từ đó không được chọn, và những nguyên tắc chung việc viện dẫn các tài liệu trong quá trình soạn thảo cản trở sự giải thích những ngôn ngữ mơ hồ để có được một ý nghĩarõ ràng trong đó ngôn ngữ thay thế đã được đề xuất nhưng bị từ chối thông qua. Do đó, một quốc gia khi xem xét để thực hiện CAT thực sự phải đối mặt với hai vấn đề nổi bật, đólàphạm vi sự cấm đoán đối với hành vi ”tra tấn” vàcách để loại trừ các tình huống chính đáng của tra tấn.

Các lựa chọn liên quan đến sự cấm đoán là rõ ràng: dựa vào các quy định cấm tra tấn có sẵn dưới dạng các tội phạm về tấn công như cách Đức và Mỹ đã thực hiện nói chung; áp dụng định nghĩa của Công ước khi mô tả tội phạm, như Đức đã thực hiện trong Bộ luật đặc biệt về Tội phạm quốc tế; hoặc tạo ra một định nghĩa đặc biệt về tra tấn, như Mỹ đã áp dụng cho tội phạm liên lãnh thổ.

Dựa vào các quy định về tội phạm hiện cóthìdường như việc thực hiện đầy đủ Công ước không đạt được vìcác tội phạm về hành hungkhông bao gồm việc gây ra những tổn thương tinh thần nghiêm trọng khi nókhông gây ra sự sợ hãi về cái chết sắp xảy ra hoặc gây thương tích nghiêm trọng. Những thực tế như việc nói với một người đang bị biệt giam rằng gia đình ông ta đãbị giết, hoặc tước đoạt giấc ngủ của người đótrong một thời gian dài cóthể gây ra tổn thương tinh thần nghiêm trọng nhưng không cấu thành một tội phạm về hành hung. Cho nên, sẽ không phải làhoàn toàn dư thừa khi quy định một tội phạm mới chống lại việc gây ra tổn thương tinh thần nghiêm trọng. Cách diễn đạt của Công ước cóthểđược sử dụng cho mục đích này. Các điều cấm mới sẽ cóchút chồng chéo lên những quy định về các hành vi phạm tội về hành hung/gây thương tích hiện có, nhưng cũng sẽ không gây hại gì.

Như vậy làcòn lại các câu hỏi về tính chính đáng vàkịch bản bom hẹn giờ. Hiện đãcócuộc tranh luận học thuật đáng kể về câu hỏi liệu tra tấn cóthểđược biện minh trong những trường hợp như vậy. Cuộc tranh luận còn diễn ra nếu ai đócho rằng CAT đãdứt khoát loại trừ tính chínhđáng này. Tuy nhiên, nếu ai đógiả định, vìmục đích của tranh luận, rằng CAT đãloại trừ sự biện minh này, thìsẽ vẫn còn những câu hỏi về việc những câu từ nào cần được dùngđể thêm vào phần chung của bộ luật hình sự của một quốc gia. CAT chỉ yêu cầu loại trừ sự biện giải đối với những hành vi thỏa mãn định nghĩa của nó- không phải hành vi thuần cánhân – do đóngôn ngữ loại trừ sự biện giải cólẽ sẽ sử dụng định nghĩa của Công ước để thiết lập phạm vi áp dụng của việc loại trừ này. Nhưng vẫn sẽ còn lại câu hỏi về việc cần dùng những từ ngữ chính xác nào để sử dụng cho việc loại trừ.

Sử dụng cách diễn đạt chính xác của CAT về loại trừ các trường hợp màhành vi tra tấn cóthểđược coi làchính đáng sẽ đồng nghĩa với việc đưa vào trong các bộ luật hình sự các vấn đềvề diễn giải về hành vi tra tấn đã được thảo luận ở trên. Điều này có vẻ là không thể chấp nhận được. Việc sử dụng ngôn ngữ hoàn toàn rõ ràng có vẻ là cần thiết, bằng cách hoặc là loại trừ tất cả các luận cứ về điều ít tiêu cực hơn của những điều tiêu cực hoặc ít nhất là loại trừ bất kỳ sự cần thiết nào của việc thu thập thông tin.

Sự cần thiết của việc đưa ra một sự lựa chọn rõràng trong bộ luật hình sự mang lại cho vấnđề một bối cảnh cóý nghĩa. Liệu tra tấn cóđang được coi làchính đáng trong pháp luật hình sự hiện hành, vànếu có, thìbiện minh này cónên được loại trừ đối với những hành vi được thực hiện thay mặt cho một chính phủ như cách diễn đạt của Công ước hay không?

Một chức năng của kịch bản bom hẹn giờ là để buộc một người phải xem xét liệu tra tấn có phải là hoàn toàn không thể chấp nhận được như là một nguyên tắc hay không. Những người đưa ra tranh luận này muốn giới thiệu một mức độ tương đối trong các cuộc thảo luận về chính sách bằng việc yêu cầu xem xét xem là có tốt hơn hay không nếu để cho nhiều người chết thay vì để ai đó bị tra tấn và có thể ngăn chặn được một kết quả như vậy. Nhiều học giả từ chối tra tấn như một vấn đề nguyên tắc dựa trên sự tôn trọng phẩm giá con người và các cơ sởđạo đức khác, nhưng những người khác đang bị lôi kéo vào cuộc thảo luận về kịch bản trên.[30] Nhiều người tìm thấy điểm sơ hở trong lập luận này dựa vào cơ sở thực tế – đó là không thực tế để cho rằng người phụ trách thẩm vấn có đủ thông tin để đảm bảo rằng người bị tra tấn biết những thông tin cần thiết để ngăn chặn vụ nổ bom, và rằng ông ta có thể bị cưỡng ép phải cung cấp thông tin đủ nhanh… Một trong những học giả cómột đề xuất khôn ngoan. Alan Dershowitz[31] lập luận rằng lực lượng an ninh sẽ bị cám dỗ để sử dụng tra tấn tại các thời điểm vàrằng nếu nóthẳng thừng bị cấm, họ sẽ làm điều đótrong bímật khi mà, theo ý kiến của họ, tra tấn làthích hợp. Việc giữ bímật cóthể cho phép họ tiến hành tra tấn trong nhiều tình huống mànókhông phải lànhững điều ít tiêu cực hơn. Trong khi đó, nếu hành vi của họ bị đưa ra ánh sáng, họ phải đối mặt với khả năng bị trừng phạt nghiêm khắc nếu tòa án không đồng ý với đánh giá điều ít tiêu cực hơn của họ. Ông đề xuất rằng để đảm bảo tra tấn chỉ được thực hiện khi cóyêu cầu thỏa mãn phân tích về lesser-of-evils(điều ít tiêu cực hơn của những điều tiêu cực), rằng các thẩm phán được trao quyềnđểđưa ra những bảo đảm cho việc sử dụng tra tấn trong một tình huống cụ thể. Điều này sẽ đặt ra câu hỏi trong thực tiễn là: Nếu các thẩm phán chỉ nghe lập luận ủng hộ việc tra tấn, sự bảo đảm của thẩm phán cũng không có ý nghĩa gì; nếu cả lập luận ủng hộ và phải đối đều được đưa ra, làm thế nào để quá trình này đi đến được một kết luậnkịp thời đểcó thể tránh một mối đe dọa sắp xảy ra? Cuộc tranh luận về những vấn đề này vẫn rất sôi động và tiếp diễn không ngừng, nhưng một số người có thể thấy rằng các ví dụ sau đây về động thái pháp lý làm cho không cần thiết để giải quyết cuộc tranh luận đó một cách thấu đáo.

Tại Vương quốc Anh, ở đỉnh cao của cuộc xung đột với quân đội Cộng Hòa Ireland lâm thời, những thực tiễn thẩm vấn của quân đội Anh đã được đưa ra ánh sáng, bao gồm cả việc hành quyết giả và buộc tù nhân phải đứng cách xa một bức tường, với hai bàn tay của họ trên tường cho đến khi họ không chịu nổi nữa. Một cuộc điều tra của quốc hội đã được tiến hành và một báo cáo đã được đưa ra với nhận định rằng những thực tiễn đang bị điều tra này không được cho phép bởi bất kỳ luật nào – có nghĩa là chúng không chính đáng. Quốc hội không ban hành bất kỳ luật nào cho phép hay dung dưỡng cho những thực tiễn như vậy.

CHÚ THÍCH

* GS-TS Luật học, Giám Đốc các chương trình Quốc Tế, Trung tâm pháp luật Jacob D. Đại Học Touro, N.Y.

[1] Sau đây gọi tắt là“Công ước chống tra tấn” hoặc “Công ước” hoặc “CAT”.

[2] GA Res. 217A (III), UN GAOR, 3d Sess., Pt. I, Resolutions at 71, UN Doc. A/810, at 71 (1948).

[3] Công ước châu Âu về bảo vệ nhân quyền và tự do cơ bản, U.N.T.S. 221; E.T.S. 5 (1953); vàCông ước Nhân quyền của Mỹ, 1114 U.N.T.S. 123, O.A.S.T.S. No. 36 (1979).

[4] 999 U.N.T.S. 171 (1967).

[5] Tuyên ngôn về Chống tra tấn vàcác hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vônhân đạo hoặc hạ nhục khác, GA res. 3452 (XXX), phụ lục, 9/12/1975.

[6] Côngước về Chống tra tấn vàcác hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vônhân đạo hoặc hạ nhục khác, GA res. 39/46, Annex, 10/12/1984.

[7] D. Luban, Liberalism, Torture, and the Ticking Bomb, trong cuộc tranh luận về tra tấn ở Mỹ (K. Greenberg ed. 2006).

[8] CAT, Điều 1 khoản. 1.

[9] CAT, Điều 2 khoản. 2.

[10] CAT, Điều 5 khoản. 1.b.

[11] CAT, Điều 5 khoản. 2.

[12] CAT, Điều 8.

[13] CAT, Điều 14.

[14] CAT, Điều 3.

[15] CAT, Điều. 10.

[16] CAT, Điều. 11-13.

[17] Xem xét các báo cáo của quốc gia thành viên tại Điều 19 của Công ước, Hoa Kỳ, CAT/USA/CO2, 25 /7/2006, khoản. 13.

[18] Vídụ, xem Amnesty International, Germany: Briefing to Committee Against Torture 10/2011, 5.

[19] Trả lời bằng văn bản của Chính phủ Đức về danh sách các vấn đề (CAT/C/DEU/Q/5) được đưa lên trong mối liên hệ với việc xem xét báo cáo định kỳ thứ năm của Đức (CAT/C/DEU/5), CAT/C/DEU/Q/5/Add. 1, khoản. 6.

[20] Id., khoản. 5. Cũng xem Domesticating International Criminal Law: Germany’s Proposed Volkerstrafgesetzbuc (Bộ luật hình sự Quốc Tế), 2, Báo German Law (2001), available at http:///www.germanlawjournal.com/index.php?pageID=11&artID=31.

[21] Xem xét các báo cáo do các quốc gia thành viên đệ trình theo Điều 19 của Công ước theo các thủ tục báo cáo tùy chọn … Hoa Kì, CAT/C/USA/3-5, 12/8/2013, các đoạn 8-11.

[22] 18 U.S.C. 2340A et. seq.

[23] Vídụ, Bộ luật Hình sự mẫu mà đã phản ánh và tác động đến bộ luật hình sự ở Mỹ cung cấp:

211.1. Tấn công.

(1) Tấn côngđơn giản. Một người làphạm tội tấn côngnếu ông ta:

(a) nỗ lực để gây ra hoặc cố tình, cố ý hay bất cẩn gây thương tích cho người khác; hoặc

(b) vôý gây thương tích cho người khác với một vũkhíchết người; hoặc

(c) nỗ lực bởi mối đe dọa vật chất để đặt một người khác vào sự sợ hãi sắp xảy ra thương tích nghiêm trọng.

 (2) Tấn côngtrầm trọng hơn. Một người làphạm tội tấn côngtrầm trọng hơn nếu ông ta:

(a) cố gắng để gây thương tích nghiêm trọng cho người khác, hoặc cố tình gây tổn hại đó, cố ý hoặc thiếu thận trọng trong những trường hợp biểu hiện cực kỳ thờ ơ với những giátrị của cuộc sống con người; hoặc

(b) Cố gắng gây ra hoặc cố tình hoặc cố ý gây thương tích cho người khác với một vũkhíchết người.

[24] Xem M. Lewis, Torture in the Eyes of the Beholder: The Psychology of Defining Torture in Law and Policy, 44 Vand. J. Transnat. L. 87 (2011).

[25] Đối với một cuộc thảo luận thấu đáo của sự biện giải này, xem G. Fletcher, Rethinking Criminal Law 774-98 (1978).

Quy định pháp luật hình sự hiện đại:

3.02. Cơ sở lý luận chung: Sự lựa chọn của tệ nạn.

(1) Hành vi mànhững người đótin làcần thiết để tránh một tổn hại hoặc tiêu cực với chính mình hoặc người khác được xem làchính đáng, với điều kiện:

(a) Những thiệt hại hay tiêu cực đãtránh được bằng cách ứng xử như vậy làlớn hơn so với việc ngăn ngừa bằng pháp luật màxác định tội phạm bị buộc tội; và

(b) Bộ luật hay luật khác xác định tội phạm không cung cấp những ngoại lệ hoặc giải quyết những tình huống đặc biệt cóliên quan; và

(c) Một mục đích pháp lý để loại trừ sự biện giải được yêu cầu không xuất hiện nếu không rõràng.

(2) Khi những người đóđãthiếu thận trọng hoặc bất cẩn trong việc đưa ra tình huống đòi hỏi phải cómột sự lựa cóhại hoặc tiêu cực hoặc thẩm định sự cần thiết cho hành vi của mình, sự biện minh được tạo ra bởi mục này không cósẵn trong việc truy tố đối với bất kỳ hành vi phạm tội màliều lĩnh hoặc do sơ suất, như trường hợp này cóthể, đủ để thành lập tội danh.

[26] Công Ước chống tra tấn …Ý kiến chung No. 2, Thi hành điều 2 bởi các quốc gia thành viên, khoản. 5-7, (không rõ ?) CAT/C/GC/2, 24 /1/ 2008.

[27] Tổ chức Ân xáQuốc tế, tldd17.

[28] Xem Black’s Law Dictionary 464 (5thed. 1979).

[29] Xem Phụ lục trong Bassiouni vàDerby, An Appraisal òTorture in International Law and Practice, 48 Rev. Int’le de Droit Penal 17 (1977). Ngôn ngữ sử dụng trong tài liệu này làtiếng Pháp.

[30] Để tìm tập hợp các bài tạp chíxem Greenberg, tlđd ở note6 and Torture – A Collection (S. Levinson ed. 2004). Cũng xem J. Cohan, Torture and the Necessity Doctrine, 41 Val. U. L. Rev. 1587 (2007), S. Hoffman, Is Torture Justified in Terrorism Cases? 33 N. Ill. U. L. Rev. 87 (2013), vàM. Scharf, The Torture Lawyers, 20 Duke J. Comp.& Int’l L. 389 (2010).

[31] A. Dershowitz, Tortured Reasoningtrong Levinson, ghi chú31 tại 257.

Tác giả: Daniel H. Derby* – Nguồn: Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số Đặc san 03/2014 – 2014, Trang 10-16

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Một số vấn đề lý luận về tra tấn
Một số vấn đề lý luận về tra tấn
Thực trạng pháp luật lao động về giải quyết vấn đề nhân sự khi mua bán, sáp nhập Ngân hàng thương mại và một số kiến nghị
Thực trạng pháp luật lao động về giải quyết vấn đề nhân sự khi mua bán, sáp nhập Ngân hàng thương mại và một số kiến nghị
Bảo đảm tính thống nhất giữa bộ luật lao động với pháp luật thanh tra và chuẩn mực quốc tế về thanh tra lao động
Bảo đảm tính thống nhất giữa Bộ luật Lao động với pháp luật thanh tra và chuẩn mực quốc tế về thanh tra lao động
Kỷ luật lao động theo dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) và một số kiến nghị
Kỷ luật lao động theo dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) và một số kiến nghị
Thỏa thuận không cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp đồng lao động - Kinh nghiệm của nước ngoài cho Việt Nam
Thỏa thuận không cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp đồng lao động – Kinh nghiệm của nước ngoài cho Việt Nam
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự quốc tế/ Tố tụng hình sự Từ khóa: Cấm tra tấn/ Công ước chống tra tấn 1984/ Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam/ Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số Đặc san 03/2014

About GS. Daniel H. Derby

Previous Post: « Chống tra tấn – Những cách thức tiếp cận theo Luật Nhân quyền quốc tế và Luật Hình sự quốc tế
Next Post: Pháp luật hình sự Việt Nam với Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng