Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là một trong các biện pháp ngăn chặn được quy định trong tố tụng hình sự. Vậy Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là gì?
Xem thêm bài viết về “Bắt tạm giam“, “Bị can“,
- Bị can là gì? Các quyền và nghĩa vụ của bị can theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Khởi tố bị can là gì? Thẩm quyền và thủ tục khởi tố bị can? – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Thủ tục tố tụng thân thiện đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội – TS. Nguyễn Hữu Thế Trạch
- Nội luật hóa các quy định của Công ước quốc tế về chống tra tấn đối với hoạt động hỏi cung bị can trong tố tụng hình sự Việt Nam – TS. Võ Thị Kim Oanh & ThS. Lê Thị Thùy Dương
- So sánh “Hỏi cung bị can” và “Lấy lời khai người làm chứng” – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
1. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là gì?
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự (bị can) hoặc người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử (bị cáo) để tạm giam nhằm ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can hoặc bị cáo. Những người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc người chưa bị tòa án quyết định đưa ra xét xử không phải là đối tượng bắt để tạm giam.
3. Điều kiện áp dụng
Mục đích của bắt người trong trường hợp này là để tạm giam nên trước khi quyết định bắt, cơ quan có thẩm quyền cần xác định có cần thiết bắt bị can, bị cáo đó để tạm giam hay không.
Thông thường, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng căn cứ vào tính chất của tội phạm bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, các đặc điểm về nhân thân cũng như thái độ chấp hành pháp luật của bị can, bị cáo trong quá trình giải quyết vụ án. Những vấn đề này có thể được xem xét độc lập trong một số trường hợp như phạm tội gây nguy hại rất lớn hay đặc biệt lớn cho xã hội.
Bị can, bị cáo phạm tội trong các trường hợp này thì việc bắt để tạm giam là cần thiết vì trước hết, các tội phạm trên pháp luật quy định việc xử lý rất nghiêm khắc do tính chất, mức độ nguy hiểm cao của chúng, mặt khác phần lớn người phạm tội cũng nhận thức được trách nhiệm pháp lý mà họ phải chịu vì đã thực hiện hành vi phạm tội đó là rất nặng nề cho nên thường tìm mọi cách để trốn tránh, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.
Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cho việc bắt để tạm giam là đúng đắn và thật sự cần thiết, các điều kiện nói trên thường được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, có trường hợp mặc dù bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố hoặc bị tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng (tội phạm gây nguy hại không lớn hoặc gây nguy hại lớn cho xã hội) nhưng nhân thân xấu cũng như có căn cứ khẳng định bị can, bị cáo sẽ trốn hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố hoặc bị tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng (tội phạm gây nguy hại không lớn hoặc gây nguy hại lớn cho xã hội) nhưng nhân thân xấu cũng như có căn cứ khẳng định bị can, bị cáo sẽ trốn hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì việc quyết định bắt để tạm giam đối với họ là cần thiết.
Xem thêm bài viết về “Bị cáo”
- Thủ tục tố tụng thân thiện đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội – TS. Nguyễn Hữu Thế Trạch
- Một số vấn đề Kiểm sát viên lưu ý khi tham gia xét hỏi bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự về Tội Giết người – ThS. Vũ Đức Hạnh
- Bị cáo là gì? Các quyền và nghĩa vụ của Bị cáo – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
4. Thẩm quyền ra lệnh bắt
Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại khoản 1, Điều 113 BLTTHS năm 2015.
Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
4.1. Trong giai đoạn điều tra
Trong giai đoạn điều tra, việc bắt bị can để tạm giam do Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (CQĐT) các cấp trong và ngoài quân đội quyết định.
Lệnh bắt bị can để tạm giam của CQĐT phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Sự phê chuẩn của Viện kiểm sát là thủ tục pháp lý bắt buộc nhằm kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của lệnh bắt để bảo đảm hiệu lực của lệnh bắt người cũng như sự cần thiết phải bắt tạm giam bị can.
Ngoài ra, quy định việc xem xét để phê chuẩn lệnh bắt người của CQĐT trước khi thi hành còn giúp hạn chế tình trạng lạm dụng quyền được áp dụng biện pháp ngăn chặn để tác động một các trái pháp luật đến quyền con người, quyền công dân vì những mục đích cá nhân.
Thời hạn xem xét để ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam là 03 ngày kể từ khi Viện kiểm sát nhận được công văn đề nghị xét phê chuẩn cùng các tài liệu có liên quan đến việc bắt. Trường hợp chưa rõ căn cứ để phê chuẩn hoặc để từ chối phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, Viện kiểm sát làm văn bản yêu cầu CQĐT bổ sung tài liệu chứng cứ để xác định rõ các căn cứ này trước khi ra quyết định.
4.2. Trong giai đoạn truy tố
Trong giai đoạn truy tố, việc bắt bị can để tạm giam do Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp quyết định.
4.3. Trong giai đoạn xét xử
Trong giai đoạn xét xử, việc bắt bị cáo để tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Hội đồng xét xử quyết định.
Xem thêm bài viết về “Tạm giam”
- Biện pháp ngăn chặn “Tạm giam” trong tố tụng hình sự – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
5. Thủ tục áp dụng
Thủ tục bắt bị can để tạm giam được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 113 BLTTHS năm 2015 (Điều 80 BLTTHS 2003)
– Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có lệnh của người có thẩm quyền; lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lí do bắt.
– Trước khi bắt, người thi hành lệnh bắt phải đọc và giải thích lệnh bắt, giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt nghe.
– Khi bắt phải lập biên bản bắt người.
– Khi tiến hành bắt người tại nơi cư trú của họ phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến.
– Khi tiến hành bắt người tại nơi làm việc của họ phải có mặt đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt làm việc chứng kiến.
Không bắt bị can vào ban đêm, thời gian ban đêm là từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Việc quy định và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định nêu trên về việc bắt người để tạm giam vừa thể hiện sự nghiêm khắc của Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vừa là sự tôn trọng các quyền cơ bản của công dân, tránh mọi tác động trái pháp luật tới các quyền này
– Những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt hoặc nhận người bị giữ, bị bắt quy định tại các Điều 114, 115 BLTTHS năm 2015
Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do ngay cho người bị bắt. Quy định như vậy giúp tránh được tình trạng giữ người quá thời hạn luật định mà không có lệnh tạm giữ, vi phạm quyền tự do thân thể của công dân. Sau khi nhận được thông báo thì cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được VKS cùng cấp phê chuẩn cho CQĐT nhận người bị bắt. Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết./.
Trả lời