• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Hình sự » Án tích là gì? Đặc điểm và hậu quả pháp lý của án tích?

Án tích là gì? Đặc điểm và hậu quả pháp lý của án tích?

12/03/2020 31/05/2020 ThS. LS. Phạm Quang Thanh Leave a Comment

Mục lục

  • 1. Án tích là gì?
    • 1.1. Quan điểm của PGS.TS Phạm Hồng Hải
    • 1.2. Quan điểm của Luật gia Nguyễn Thị Lan
    • 1.3. Từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp)
    • 1.4. Quan điểm của GS.TSKH Lê Cảm
    • 1.5. Quan điểm của GS, TS. Nguyễn Ngọc Hòa
    • 1.6. Quan điểm của ThS. Phạm Thị Dịu
    • 1.7. Quan điểm của ThS. Nguyễn Thị Như Quỳnh
  • 2. Đặc điểm của án tích
    • 2.1. Về đối tượng
    • 2.2. Về phạm vi
    • 2.3. Về thời điểm xuất hiện án tích:
    • 2.4. Về thời hạn tồn tại
  • 3. Hậu quả pháp lý của Án tích
    • 3.1. Án tích thể hiện đặc điểm xấu về nhân thân
    • 3.2. Án tích là căn cứ để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm, định tội hoặc định khung tăng nặng
    • 3.3. Án tích thể hiện tính chất nghiêm trị của pháp luật hình sự đối với những người phạm tội
    • 3.4. Án tích hạn chế quyền của một số người liên quan đến người bị kết án

Án tích tồn tại đối với người bị kết án bằng bản án buộc tội của Toà án. Án tích là một đặc điểm nhân thân gắn liền với người đã từng phạm tội và bị kết án. Vậy “Án tích” là gì?

Án tích là gì? Đặc điểm và hậu quả pháp lý của án tích?

  • Quy định về “Đương nhiên xóa án tích” trong BLHS 2015
  • Xóa án tích theo quyết định của Tòa án theo quy định BLHS 2015
  • Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án theo BLHS 2015
  • Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt theo quy định BLHS 2015

TỪ KHÓA: Án tích, Xóa án tích, Luật hình sự, Luật hình sự phần chung,

1. Án tích là gì?

Trong luật hình sự Việt Nam, vấn đề án tích được đề cập đến kể từ khi BLHS năm 1985 có hiệu lực. Tuy nhiên, để hiểu án tích là gì thì cho đến nay trong các BLHS Việt Nam chưa có một điều luật nào đưa ra định nghĩa pháp lý về án tích, cũng như chưa có một công trình nghiên cứu chuyên khảo độc lập nào đề cập, nghiên cứu chế định án tích một cách toàn diện và có hệ thống.

Việc BLHS không quy định hoặc giải thích một cách cụ thể như thế nào được gọi là án tích hay nói cách khác án tích là gì? Đã dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm, đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của án tích. Có thể kể đến một số quan điểm khác nhau trong giới khoa học luật hình sự về án tích như sau:

1.1. Quan điểm của PGS.TS Phạm Hồng Hải

Theo quan điểm của PGS.TS Phạm Hồng Hải thì án tích được hiểu là: “Hậu quả pháp lý của bản án kết tội mà Tòa án tuyên đối với người phạm tội, là một tình tiết có ý nghĩa pháp lý trong việc đánh giá tính chất nguy hiểm của tội phạm và của người phạm tội khi tội phạm được thực hiện trong thời gian người ấy mang án tích”
Trích: “Một vài ý kiến về chế định tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo quy định trong BLHS năm 1999”, tạp chí Tòa án nhân dân 2001 (số 04), tr.14 –

Quan điểm này đã chỉ ra được án tích là hậu quả pháp lý bất lợi chỉ áp dụng cho người phạm tội thông qua bản án kết tội của tòa án. Điểm bất lợi đó thể hiện ở chỗ nó sẽ được coi là một điều kiện để đánh giá mức độ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đó là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm, nếu như người đó tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội trong thời gian chưa được xóa án tích.

Tuy vậy, quan điểm này vẫn bộc lộ một số điểm chưa hợp lý, đó là không phải bất kỳ người phạm tội nào bị kết án cũng bị coi là có án tích. Trường hợp người bị kết án, nhưng được tòa án tuyên miễn hình phạt thì không bị coi là có án tích.

1.2. Quan điểm của Luật gia Nguyễn Thị Lan

Luật gia Nguyễn Thị Lan lại cho rằng: “Án tích là một dấu ấn, cho thấy người có án tích đã từng bị kết án vì đã phạm tội”
Trích “Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp năm 2003, khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

Quan điểm này đã chỉ ra được rằng chỉ có những người phạm tội mà đã bị tòa án kết án, thì mới có án tích. Tuy nhiên, quan điểm này cũng có những điểm chưa thật sự hợp lý. Đó là việc dùng thuật ngữ “dấu ấn” để chỉ hậu quả pháp lý của người bị kết án phải gánh chịu là chưa phù hợp, thiếu chuẩn xác, nó chưa đáng giá đúng bản chất pháp lý của án tích cũng như tính nghiêm khắc của hình phạt.

Và mặt khác, cũng 8 giống như quan điểm của PGS.TS Phạm Hồng Hải thì dùng thuật ngữ “người bị kết án” làm căn cứ là không chính xác, vì có nhiều trường hợp bị kết án nhưng không bị áp dụng hình phạt thì cũng không bị coi là có án tích.

1.3. Từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp)

Theo Từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) thì: “Án tích là đặc điểm xấu (hậu quả) về nhân thân của người đã bị kết án và bị áp dụng hình phạt đã được ghi và lưu lại trong lý lịch tư pháp trong thời gian luật định”
Trích: Từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), tr.14

Quan điểm này đã đã khái quát và làm rõ được bản chất của án tích cũng như các đặc điểm về mặt pháp lý của án tích. Án tích được áp dụng với những chủ thể đã bị kết án và bị áp dụng hình phạt về một tội phạm cụ thể nào đó mà chưa được xóa án tích. Bản chất của án tích là những đặc điểm xấu về mặt nhân thân của người phạm tội. Điều này được thể hiện một cách rõ ràng trong lý lịch tư pháp của họ với dòng chữ được ghi “có tiền án”.

Tuy nhiên, án tích nó không phải là một yếu tố tồn tại vĩnh viễn mà chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Thời gian mang án tích dài hay ngắn là tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội gây ra. Một người khi đã mang án tích thì sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong cuộc sống và những hoạt động mà họ tham gia.

1.4. Quan điểm của GS.TSKH Lê Cảm

“Án tích là hậu quả pháp lý của việc người bị kết án bị áp dụng hình phạt theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án và là giai đoạn cuối cùng của việc thực hiện trách nhiệm hình sự, được thể hiện trong việc người bị kết án mặc dù đã chấp hành xong bản án (bao gồm hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của Tòa án) nhưng vẫn chưa hết án tích hoặc chưa được xóa án tích theo các quy định của pháp luật hình sự”.
Trích “Sách chuyên khảo sau đại học những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự” năm 2005, khoa Luật đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.829

Quan điểm này của GS.TSKH Lê Cảm coi án tích là giai đoạn cuối cùng của việc thực hiện trách nhiệm hình sự là chưa thực sự chính xác. Bởi, trách nhiệm hình sự được thể hiện ở quyết định hình phạt sẽ áp dụng đối với người phạm tội, trách nhiệm hình sự chỉ được chấm dứt khi người bị kết án thực hiện xong tất cả hình phạt và các nghĩa vụ cần thực hiện khi bản án được Tòa án ra phán quyết cuối cùng hoặc người đó được miễn hình phạt.

1.5. Quan điểm của GS, TS. Nguyễn Ngọc Hòa

“Án tích là đặc điểm xấu về nhân thân của người đã bị kết án và áp dụng hình phạt, được ghi và lưu lại trong lý lịch tư pháp trong thời gian nhất định, là hậu quả pháp lý bất lợi cho người có đặc điểm đó. Mặt khác “án tích được hiểu một cách bao quát và trước hết ở chỗ chủ thể đã bị kết án và áp dụng hình phạt về một tội phạm nhất định và chưa được xóa án tích”
Trích “Từ điển pháp luật hình sự”, Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội

Đây là quan điểm chỉ khá rõ bản chất của án tích cũng như các đặc điểm pháp lý của án tích. Quan điểm này chú trọng đến vấn đề đặc điểm nhân thân của người mang án tích. Trong thực tế, án tích là một đặc điểm xấu về nhân thân của người phạm tội, trong đó dấu hiệu “có tiền án” chính là đặc điểm để nhận diện 7 người đó có án tích hay không. Việc một người mang án tích có thể sẽ mang lại nhiều hậu quả pháp lý bất lợi cho người đó.

1.6. Quan điểm của ThS. Phạm Thị Dịu

“Án tích là tình trạng pháp lý bất lợi của người bị kết án và bị áp dụng hình phạt theo bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Được tính từ khi người bị kết án chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của Tòa án”
Trích “Xóa án tích theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định”, Luận văn Thạc sĩ năm 2019

1.7. Quan điểm của ThS. Nguyễn Thị Như Quỳnh

“Án tích là dấu hiệu chứng tỏ một người đã từng phạm tội và bị kết án bằng một bản án buộc tội của Tòa án, kèm theo đó là những hậu quả pháp lý bất lợi đối với người đó như bị áp dụng các tình tiết tái phạm hay tái phạm nguy hiểm với tư cách tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tình tiết định khung hình phạt hoặc tình tiết định tội danh. Án tích tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và được xóa khi đáp ứng đủ điều kiện của luật định”.
Trích “Xóa án tích theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang”, Luận văn Thạc sĩ năm 2019

2. Đặc điểm của án tích

2.1. Về đối tượng

Án tích tồn tại đối với người bị kết án bằng bản án buộc tội của Toà án. Án tích là một đặc điểm nhân thân gắn liền với người đã từng phạm tội và bị kết án. Do đó, không có tội phạm thì không có án tích, chỉ có người phạm tội mới phải mang án tích.

2.2. Về phạm vi

Không phải bất cứ người phạm tội bị kết án nào cũng mang án tích. Đối tượng mang án tích chỉ là những người bị kết án bằng bản án có hiệu lực của Toà án và bị tuyên áp dụng hình phạt. Bởi người bị kết án nhưng được áp dụng các biện pháp tư pháp khác như đưa vào trường giáo dưỡng, giáo dục tại xã, phường, thị trấn… theo quy định tại Điều 95 và Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 2015 hay biện pháp buộc công khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ không phải chịu hậu quả pháp lý này. Đối với người được miễn trách nhiệm hình sự hoặc áp dụng các biện pháp tư pháp thì thực tế án tích không tồn tại với họ.

2.3. Về thời điểm xuất hiện án tích:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Án tích xuất hiện từ khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật và những người phạm tội mới trong thời gian kháng cáo, kháng nghị, chờ xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm sẽ không trở thành đối tượng có án tích và sẽ không bị áp dụng những hậu quả pháp lý bất lợi do việc còn án tích như bị áp dụng các tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm khi phạm các tội mới.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Án tích chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định sau khi đã chấp hành xong hình phạt . Nhìn chung, các quan điểm này đều chưa hợp lý. Về bản chất, bản án kết tội của Toà sẽ làm xuất hiện án tích đối với người phạm tội ngay sau khi bản án đó được tuyên. Nếu thời gian kháng cáo, kháng nghị hoặc thời gian chấp hành hình phạt không được coi là thời gian mang án tích thì khi xét xử tội phạm mới sẽ không đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của tội phạm mới thực hiện 10 trong thời gian này. Tóm lại, án tích xuất hiện ngay sau khi người phạm tội bị Toà án kết tội bằng một bản án buộc tội có hiệu lực pháp luật.

2.4. Về thời hạn tồn tại

Án tích chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Án tích là đặc điểm nhân thân xấu và việc mang án tích có thể mang lại những hậu quả pháp lý bất lợi cho người mang án tích nên không thể buộc họ phải vĩnh viễn mang án tích cho một tội danh. Do đó, án tích có thể được xoá sau một thời gian đủ để chứng tỏ người phạm tội đã “hoàn lương” – không còn nguy hiểm đối với xã hội nữa. Đây được coi là thời gian thử thách đối với người bị kết án chấp hành xong hình phạt. Thời hạn của án tích được bắt đầu từ khi bản án của Toà án được tuyên, kết thúc khi được xoá bỏ theo quy định của pháp luật.

3. Hậu quả pháp lý của Án tích

Trong vấn đề trách nhiệm pháp lý, điểm khác biệt giữa việc bị áp dụng chế tài hình sự và các chế tài khác ở chỗ: Nếu như, ở các vi phạm pháp luật khác thì người vi phạm sau khi chấp hành xong các chế tài xử lý thì mọi trách nhiệm chấm dứt. Còn đối với người vi phạm mà bị áp dụng chế tài hình sự thì sau khi chấp hành xong hình phạt trách nhiệm pháp lý họ vẫn chưa chấm dứt. Đó là họ vẫn bị coi là có án tích trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ mang lại cho người bị kết án rất nhiều bất lợi. Đây chính là đặc điểm nỗi bật nhất để đánh giá mức độ nghiêm khắc nhất của hình phạt so với các biện pháp tư pháp khác.

Vậy sự bất lợi của án tích được thể hiện ở các phương diện sau:

3.1. Án tích thể hiện đặc điểm xấu về nhân thân

Án tích chính là đặc điểm xấu về nhân thân chứng tỏ một người có án tích đã từng bị kết án vì đã phạm tội.

Khi một người phạm tội đã bị tòa án áp dụng hình phạt thì hậu quả pháp lý mà họ phải gánh chịu không chỉ là chấp hành hình phạt đó mà còn bị coi là có án tích.

Một sự bất lợi rất lớn cho họ trong nhiều hoạt động của đời sống xã hội cũng như khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc hành vi phạm tội mới. Người mang án tích, trong lý lịch tư pháp cũng như các giấy tờ chứng thực về nhân thân sẽ bị ghi “có tiền án”, đồng thời cũng chỉ rõ tội phạm cũng như hình phạt mà họ phải gánh chịu. Khi đó, án tích như một “vết bẩn” trong lý lịch của người phạm tội, dẫn tới sự kỳ thị, những cái nhìn thiếu thiện cảm của xã hội. Điều này sẽ gây ra không ít khó khăn trong quá trình sinh hoạt, tham gia các hoạt động xã hội, làm cản trở con đường hoàn lương của người bị kết án.

Hơn nữa, để bảo đảm tính phòng ngừa tội phạm thì Nhà nước sẽ hạn chế bớt một số quyền của người đang bị mang án tích trong một số lĩnh vực nhất định.

Ví dụ: Điểm c Khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về điều kiện tuyển dụng công chức thì người chưa được xóa án tích thì không được đăng ký dự tuyển công chức.

3.2. Án tích là căn cứ để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm, định tội hoặc định khung tăng nặng

Việc mang án tích có thể là căn cứ để xác định hành vi phạm tội mới là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Từ đó, người mang án tích sẽ có thể bị áp dụng tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung hình phạt, tình tiết để tăng nặng trách nhiệm hình sự, hay yếu tố định tội.

Như vậy, dấu hiệu “chưa xóa án tích” – mang án tích chính là dấu hiệu quan trọng để xem xét hành vi phạm tội của người phạm tội có tái phạm hay tái phạm nguy hiểm hay không. Dấu hiệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm này sẽ là căn cứ để xác định có áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 52 BLHS hay tình tiết định khung hình phạt hay không. Khi có dấu hiệu còn án tích và tái phạm, tái phạm nguy hiểm thì hành vi phạm tội thường bị áp dụng theo khung hình phạt tăng nặng.

3.3. Án tích thể hiện tính chất nghiêm trị của pháp luật hình sự đối với những người phạm tội

Bên cạnh chính sách “Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra”, đối với người phạm tội, việc mang án đã dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi cả về mặt xã hội cũng như mặt pháp lý hình sự. Quy định này thể hiện rõ tính chất nghiêm trị của pháp luật hình sự đối với những người phạm tội, đặc biệt là đối với những trường hợp ngoan cố, tái phạm đã được khẳng định tại điểm c khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015: “c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội”.

3.4. Án tích hạn chế quyền của một số người liên quan đến người bị kết án

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Mục II của Thông tư số 53/2012/TT-BCA ngày 15/8/2012 của Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thì những người muốn dự tuyển vào ngành Công an nhân dân thì bản thân và gia đình phải tuyệt đối chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phải chưa từng có tiền án. Nếu như người muốn dự tuyển vào ngành công an nhân dân mà có người thân (cha, mẹ) đã từng có tiền án, kể cả trường hợp đã được xóa án tích thì vẫn không được xét tuyển, sơ tuyển vào lực lượng Công an nhân dân./.

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của BLHS 2015
Một số vấn đề lý luận về tra tấn
Một số vấn đề lý luận về tra tấn
Quy định mới về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 2015
Quy định mới về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 2015
Hoàn thiện quy định về hiệu lực theo không gian của BLHS Việt Nam
Hoàn thiện quy định về hiệu lực theo không gian của BLHS Việt Nam
Phòng ngừa tội phạm dùng nhục hình ở Việt Nam góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc gia khi gia nhập Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc
Phòng ngừa tội phạm dùng nhục hình ở Việt Nam khi gia nhập Công ước chống tra tấn
Nội luật hóa Công ước chống tra tấn về bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong lĩnh vực TTHS
Nội luật hóa Công ước chống tra tấn về bảo đảm quyền của người bị buộc tội

Chuyên mục: Hình sự Từ khóa: Án tích, Luật hình sự, Luật hình sự phần chung, Xóa án tích

About ThS. LS. Phạm Quang Thanh

Sinh sống tại Hà Nội. Like Fanpage Luật sư Online - iluatsu.com để cập nhật những tin tức mới nhất bạn nhé.

Previous Post: « Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc
Next Post: Quy định về “Đương nhiên xóa án tích” trong BLHS 2015 »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Đề Thi Luật | 350+ Đề thi
  • Nhận định Luật | 3590+ Nhận định
  • Trắc nghiệm Luật | 8669+ Trắc nghiệm
  • Bài tập tình huống | 657+ Bài tập
  • Ebook – Sách Luật | 100+ Cuốn sách
  • Giáo trình Luật | Tải miễn phí
  • Từ điển Luật học | 6890+ Thuật ngữ pháp lý

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • Cạnh tranh
  • Dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
  • Đất đai
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự (188)
    • Luật Hình sự – Phần chung (46)
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm (2)
    • Luật Hình sự quốc tế (7)
    • Luật Tố tụng hình sự (59)
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Kiến thức chung
    • Lịch sử văn minh thế giới
  • Lao động (29)
  • Luật Thuế (11)
  • Lý luận chung Nhà nước & Pháp luật (123)
  • Môi trường (22)
  • Ngân hàng (9)
  • Pháp luật đại cương (15)
  • Quốc tế (137)
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế (1)
    • Công pháp quốc tế (22)
    • Luật Đầu tư quốc tế (16)
    • Luật Hình sự quốc tế (7)
    • Thương mại quốc tế (54)
    • Tư pháp quốc tế (6)
  • Thương mại (70)
  • Tội phạm học (4)
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh (7)

Thống kê: iluatsu.com

  • 10 Chuyên mục
  • 1051 Bài viết
  • 2989 Lượt tư vấn

Footer

Bình luận mới nhất:

  • Chi Nguyen trong [EBOOK] Tư duy pháp lý của Luật sư pdf
  • Hằng trong [CÓ ĐÁP ÁN] – 216 Câu nhận định môn Luật tố tụng hình sự năm 2015
  • Le Mai Huong trong [EBOOK] Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngoài pdf
  • Nguyễn Phương Thảo trong [EBOOK] Giáo trình Luật Lao động pdf – ĐH Luật Hà Nội
  • tuan huy trong [EBOOK] Sổ tay Kỹ năng tư vấn pháp luật PDF

Bài viết mới:

  • Vai trò bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hành chính của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hiện nay 24/01/2021
  • Chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền ưu tiên tư pháp của trẻ em phạm tội và tính tương thích trong BLHS 2015 23/01/2021
  • Một số vướng mắc, bất cập về thủ tục tố tụng được áp dụng trong trường hợp kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 21/01/2021
  • Một số vướng mắc, bất cập của các quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng và kiến nghị sửa đổi 20/01/2021
  • Bàn về quan hệ phối hợp của Vụ 4 – Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an khi giải quyết vụ án trả lại hồ sơ điều tra bổ sung 19/01/2021

Giới thiệu:

Luật sư Online (https://iluatsu.com) là một web/blog cá nhân, chủ yếu chia sẻ tài liệu, kiến thức pháp luật, tình huống pháp lý và đặc biệt là tư vấn luật hoàn toàn miễn phí…  Hi vọng bạn sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích trên website và đừng quên ghé thăm thường xuyên bạn nhé! Chúng tôi luôn: Tận tâm – Tận tình – Tận tụy!

Copyright © 2021 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng