Quyền giải thích pháp luật của Tòa án
Tác giả: Tô Văn Hòa & Nguyễn Văn Thái
Quyền giải thích pháp luật là quyền “tuyên bố” nghĩa của pháp luật áp dụng trong các trường hợp cụ thể, nói cách khác thì đó là quyền phát biểu pháp luật là gì trong những trường hợp cụ thể. Khi một tranh chấp được đưa lên Tòa án, rất có thể pháp luật áp dụng đối với tranh chấp đó không đủ rõ ràng, làm cho các bên trong tranh chấp đưa ra cách hiểu, cách giải thích khác nhau. Cách hiểu nào cũng có lý nhất định. Tòa án trong trường hợp đó sẽ phải đưa ra lời giải thích cuối cùng để chấm dứt sự tranh cãi và đưa ra phán quyết. Giải thích pháp luật của Tòa án có giá trị ràng buộc đối với tất cả các bên kể cả nếu một trong hai bên là cơ quan nhà nước.
Xem thêm bài viết “Giải thích pháp luật”
- Giải thích pháp luật là gì? Phân biệt giải thích pháp luật chính thức với giải thích pháp luật không chính thức? – CTV. Linh Trang
- Thẩm quyền giải thích pháp luật: Cơ sở lý luận, thực tiễn và giải pháp – ThS. Huỳnh Thị Sinh Hiền
- Một số vấn đề lý luận về giải thích pháp luật – PGS.TS. Tô Văn Hòa
- Giải thích pháp luật tại một số nước theo hệ thống pháp luật Civil Law kiểu Đức ở Châu Âu: Nhìn từ việc sử dụng các thuật ngữ Latinh – TS. Nguyễn Ngọc Kiện & ThS. Lê Nguyễn Gia Thiện
- Một niềm tin, bốn triển vọng và năm thách thức trong tiến trình thừa nhận quyền giải thích pháp luật của Tòa án – TS. Cao Vũ Minh
- Bàn về phương pháp giải thích pháp luật – ThS. Phạm Thị Phương Thảo
1. Về mặt lý luận
Về mặt lý luận, Tòa án đương nhiên có quyền giải thích pháp luật. Bất luận phán quyết của Tòa án trong một vụ việc cụ thể là như thế nào thì Tòa án chỉ có thể chứng tỏ công lý đã được thực thi bằng việc đưa ra lý lẽ chắc chắn để làm căn cứ. Đối với hoạt động áp dụng pháp luật, lý lẽ của phán quyết chính là các lập luận pháp lí. Trước tiên, Tòa án phải chỉ ra quy phạm pháp luật mà Tòa án áp dụng. Sau đó, Tòa án phải giải thích làm rõ tinh thần và nội dung của quy phạm pháp luật, qua đó lý giải tại sao quy phạm đó lại được áp dụng và kết quả của việc áp dụng là như thế nào. Thiếu phần giải thích pháp luật, phán quyết của Tòa án sẽ không có cơ sở chắc chắn. Quyền giải thích pháp luật, như vậy, trở thành một yếu tố không thể thiếu để Tòa án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý.
Pháp luật mà Tòa án có quyền giải thích phải được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là không chỉ dừng lại ở pháp luật thực định. Tòa án còn có quyền giải thích cả các điều khoản gây tranh cãi trong các cam kết pháp lý mà các chủ thể tư nhân đặt ra để điều chỉnh giao dịch của mình. Bởi vì hợp đồng là “pháp luật” mà các bên đã kí kết với nhau. Do đó trong trường hợp các bên có ý kiến khác nhau thì Tòa án phải là cơ quan đưa ra lời giải thích cuối cùng.
Nếu Tòa án không có quyền giải thích pháp luật hoặc có giải thích pháp luật song không có giá trị bắt buộc thì có thể sẽ có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ nhất, Tòa án chỉ viện dẫn điều khoản của luật để đưa ra kết luận mà không giải thích cụ thể tại sao điều luật lại được áp dụng cho vụ việc đang xét xử. Trường hợp thứ hai, Tòa án đưa ra nội dung giải thích pháp luật, song giữa những nội dung giải thích khác nhau, trong đó có nội dung giải thích của các bên, không có giải thích nào có giá trị cuối cùng. Trong cả hai trường hợp, phán quyết của tòa đều thiếu căn cứ, lập luận chưa chắc chắn, không thuyết phục, do đó khó có thể cho thấy công lý đã được thi hành.
Xem thêm bài viết về “Tòa án”
- Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp 2013 – PGS.TS. Tô Văn Hòa & ThS. Nguyễn Văn Thái
- Vị trí, chức năng của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước – PGS.TS. Tô Văn Hòa & ThS. Nguyễn Văn Thái
- Một số ý kiến về khoản 2 Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án) – ThS. Bành Quốc Tuấn
- Chức năng của Tòa án trong Tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp – PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí
- Tòa án với vai trò bảo đảm quyền con người trong mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – TS. Lê Lan Chi
2. Về mặt pháp lý
Pháp luật thực định của Việt Nam vẫn chưa thực sự phù hợp với lý luận về vấn đề này. Hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể quyền giải thích pháp luật của Tòa án. Mặc dù vậy, gần đây đã có một số quy định điều chỉnh việc ban hành án lệ trong đó gián tiếp đề cập tới quyền giải thích pháp luật của Tòa án.
Theo quy định tại Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tức là cơ quan xét xử cao nhất của hệ thống Tòa án nhân dân, có thẩm quyền ban hành án lệ. Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, để được chọn làm án lệ, các quyết định giám đốc thẩm hay bản án của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải: “chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau.” Quy định này có thể được hiểu là trong các quyết định giám đốc thẩm hoặc bản án, Tòa án có quyền phân tích, giải thích pháp luật. Tuy vậy, do quy định chưa thực sự rõ ràng nên thực tiễn giải thích pháp luật của Tòa án hiện nay vẫn còn khá nhiều hạn chế./.
Nguồn: Fanpage Luật sư Online
Trả lời