Quyền đình chỉ hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án
Tác giả: Tô Văn Hòa & Nguyễn Văn Thái
Một vấn đề khác cũng thường gây tranh luận là liệu Tòa án có quyền định chỉ hiệu lực của một văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái với văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn. Từ trước tới nay, câu hỏi này vẫn thường là một vấn đề tế nhị bởi nó chạm tới ranh giới phạm vi thẩm quyền của tư pháp với hành pháp và lập pháp.
Xem thêm bài viết về “Đình chỉ hiệu lực”
1. Về mặt lý luận
Về mặt lý luận, quyền đình chỉ hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái văn bản cấp trên là quyền tất yếu của Tòa án. Trong quá trình thực hiện quyền xét xử, Tòa án phải thực hiện một công việc không thể thiếu là chọn pháp luật áp dụng. Pháp luật ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, tức là các quy phạm pháp luật từ nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, thậm chí là án lệ hoặc hợp đồng giữa hai bên. Nếu các quy phạm pháp luật từ các nguồn khác nhau có nội dung mâu thuẫn thì sẽ không thể áp dụng tất cả. Trường hợp này buộc phải chọn quy phạm pháp luật phù hợp thì vụ việc mới có thể được giải quyết. Pháp luật từ các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thấp hơn mà mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật cao hơn sẽ phải bị tuyên vô hiệu. Không cơ quan nào khác ngoài Tòa án có thể làm việc này, bởi lẽ Tòa án là cơ quan đang thụ lý vụ việc và việc chọn luật nằm trong quy trình tư duy của Tòa án. Bất là cơ quan nào khác thực hiện việc lựa chọn thay cho Tòa án sẽ cản trở quá trình thi hành công lý của Tòa án.
Xem thêm bài viết về “Văn bản quy phạm pháp luật”
- [SO SÁNH] Phân biệt văn bản quy phạm với Văn bản áp dụng pháp luật – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Trình bày cách thức thể hiện quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật. Cho ví dụ? – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Phân tích hiệu lực theo không gian, hiệu lực theo đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn quan trọng nhất của pháp luật Việt Nam – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
2. Về mặt pháp lý
Ở góc độ pháp lí, pháp luật thực định của Việt Nam chưa giải quyết triệt để vấn đề trên đây như ở góc độ lý luận. Từ trước tới nay, khi có trường hợp mâu thuẫn trong quy định của văn bản như vậy thì Tòa án vẫn thường dựa vào giải thích của cơ quan ban hành để tiến hành xét xử chứ không tuyên vô hiệu đối với văn bản quy phạm pháp luật cấp dưới có mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật cấp trên. Tuy nhiên, gần đây Luật tổ chức Tòa án nhân dân cũng đã có những quy định mang tính gợi mở hơn. Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, nếu trong quá trình xét xử phát hiện văn bản quy phạm pháp luật trái với các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành thì Tòa án đang thụ lý vụ việc, cho dù ở cấp nào, cũng có quyền kiến nghị cơ quan ban hành xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản đó. Dựa vào kết quả trả lời của cơ quan ban hành Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ việc. Như vậy, Tòa án Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn có quyền bãi bỏ hoặc tuyên vô hiệu đối với văn bản quy phạm pháp luật sai phạm. Song, với quy định trên đây, Tòa án đã có quyền không áp dụng văn bản sai phạm cho đến khi cơ quan ban hành có biện pháp xử lý thích đáng. Cũng có thể gọi đây là “quyền đình chỉ tạm thời hiệu lực” của văn bản quy phạm pháp luật sai phạm./.
Xem thêm bài viết về “Tòa án”
- Quyền giải thích pháp luật của Tòa án nhân dân – PGS.TS. Tô Văn Hòa & ThS. Nguyễn Văn Thái
- Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp 2013 – PGS.TS. Tô Văn Hòa & ThS. Nguyễn Văn Thái
- Vị trí, chức năng của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước – PGS.TS. Tô Văn Hòa & ThS. Nguyễn Văn Thái
- Một số ý kiến về khoản 2 Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án) – ThS. Bành Quốc Tuấn
- Chức năng của Tòa án trong Tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp – PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí
Nguồn: Fanpage Luật sư Online
Trả lời