Mục lục
Quy phạm pháp luật, định nghĩa và hệ thống ngành Luật Hiến pháp
Tác giả: Tô Văn Hòa
1. Quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp
1.1. Quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp là gì?
Pháp luật được đặt ra để điều chỉnh các quy phạm xã hội, qua đó uốn nắn hành vi của các chủ thể trong xã hội. Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. Quy tắc xử sự được thể hiện thông qua các quyền hay nghĩa vụ pháp lí, tức là việc được làm hay không phải làm, phải làm hay không được làm, được quy định trong nội dung của quy phạm pháp luật. Có thể coi quy phạm pháp luật như là đơn vị nhỏ nhất và cơ bản nhất của pháp luật để tác động, xác lập khuôn mẫu xử sự cho các quy phạm xã hội. Thông qua quy phạm pháp luật, các chủ thể biết phải hành xử như thế nào; nhờ đó pháp luật đạt được mục tiêu điều chỉnh của mình. Mỗi ngành luật đều là tập hợp của các quy phạm pháp luật được đặt ra để tác động lên đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó.
Như vậy, quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp là các quy tắc xử sự chung do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quy phạm xã hội trong phạm vi đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp, ví dụ quy phạm: “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”;1 “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt” hay “Quốc hội là… cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Cũng giống như các quy phạm pháp luật khác, quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp không đồng nghĩa với các điều, khoản trong văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp. Một điều, khoản trong văn bản có thể chứa một hoặc một số quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp, ví dụ Điều 87 Hiến pháp năm 2013 chứa đựng tới 4 quy phạm pháp luật hay khoản 1 Điều 88 Hiến pháp năm 2013 chứa đựng tới 3 quy phạm pháp luật.
1.2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật ngành Luật Hiến pháp
So với các quy phạm pháp luật khác, quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp có một số đặc điểm riêng sau đây:
Thứ nhất, các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp thường là các quy phạm pháp luật nguyên tắc hay còn gọi là quy phạm pháp luật tuyên bố (declaration rule). Các quy phạm pháp luật nguyên tắc chỉ đưa ra quy tắc xử sự mang tính chất định hướng, khái quát mà không quy định những quyền hay nghĩa vụ cụ thể để các chủ thể có thể căn cứ vào đó thực hiện các hành vi cụ thể của mình. Trong khi đó, quy phạm pháp luật của các ngành luật khác chủ yếu chứa đựng các quyền và nghĩa vụ pháp lí cụ thể. Trong một chỉnh thể thống nhất của hệ thống pháp luật, các quy phạm pháp luật mang tính nguyên tắc của Luật Hiến pháp đóng vai trò là cơ sở ban hành các quy phạm pháp luật cụ thể của các ngành luật khác. Ví dụ, với quy định “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định được quy định tại Điều 47 Hiến pháp năm 2013, người dân sẽ không thể biết cụ thể mình sẽ phải nộp các loại thuế gì, trong trường hợp nào và với mức thuế suất là bao nhiêu… Quy phạm này chỉ đưa ra một quy tắc xử sự mang tính nguyên tắc về nghĩa vụ nộp thuế của mọi người. Căn cứ vào đó, pháp luật về thuế quy định cụ thể các loại thuế, mức thuế suất và chế tài xử lí vi phạm về thuế.
Quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp có đặc điểm này là vì, như đã đề cập, đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp là các quy phạm xã hội cơ bản và quan trọng nhất, đồng nghĩa với việc đây là các quan hệ mang tính chất khái quát và là nền tảng để hình thành các mối quan hệ cụ thể trong xã hội. Vì vậy, quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp cũng chỉ có thể điều chỉnh ở tầm nguyên tắc, khái quát và do đó mang tính chất tuyên bố hơn là quy định cụ thể.
Tuy nhiên, chỉ phần lớn mà không phải tất cả các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp đều mang tính nguyên tắc. Trong phạm vi đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp cũng có những quy phạm xã hội cụ thể mà quy phạm pháp luật tương ứng của ngành Luật Hiến pháp có thể điều chỉnh bằng cách quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lí cụ thể. Điều này thể hiện rõ nét trong lĩnh vực bầu cử, ví dụ quy phạm: “Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội…
Thứ hai, phần lớn các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp thường không có đủ cơ cấu ba bộ phận.
Ở góc độ lí luận phổ quát, mỗi quy phạm pháp luật thường có cơ cấu ba bộ phận: giả định, quy định và chế tài. Có thể hiểu một cách ngắn gọn: phần giả định chỉ ra bối cảnh của quy phạm xã hội mà các bên chủ thể tham gia phải xử sự theo quy định của pháp luật; phần quy định chỉ ra nội dung các bên phải xử sự trong mối quy phạm xã hội; phần chế tài đưa ra các hậu quả pháp lí bất lợi nếu các bên chủ thể vi phạm nội dung quy định mà mình phải tuân thủ. Sự hợp thành của ba bộ phận này tạo nên một quy phạm pháp luật tiêu chuẩn, bởi vì nó vừa chỉ ra các bên phải xử sự như thế nào, vừa thể hiện được biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Nói cách khác, với cơ cấu ba bộ phận quy phạm pháp luật bảo đảm cho pháp luật có được khả năng điều chỉnh, uốn nắn các quy phạm xã hội.
Không giống với các quy phạm pháp luật tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp thường chỉ có hai bộ phận là giả định và quy định. Phần lớn các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp thường chỉ có phần chỉ ra bối cảnh các bên cần xử sự theo pháp luật và nội dung xử sự mà các bên phải tuân thủ. Ví dụ: “nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”, “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm” hay “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.4 Có thể thấy phần chế tài không hiện diện trong các quy phạm pháp luật trên.
Có hai lí do chủ yếu làm cho phần lớn quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp chỉ có bộ phận giả định và quy định. Thứ nhất, như đã đề cập, đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp là các quan hệ cơ bản nhất, quan trọng nhất và mang tính khái quát, dẫn tới nội dung quy định của các quy phạm cũng mang tính nguyên tắc, khái quát. Nội dung quy định càng khái quát, càng mang tính nguyên tắc thì hành vi vi phạm quy định càng có nhiều hình thái và mức độ khác nhau, dẫn tới nhiều hình thức chế tài có thể áp dụng đối với các phạm. Ví quy phạm “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm” là quy phạm mang tính khái quát cao. Hành vi vi phạm đối với quy phạm này có thể là hành vi vô ý gây tai nạn làm ảnh hưởng sức khoẻ, hành vi thoá mạ, sỉ nhục người khác, hay cũng có thể là hành vi cố ý tấn công, gây thương tích… Chế tài đối với các vi phạm này có thể là bồi thường thiệt hại sức khoẻ, xin lỗi bắt buộc hay thậm chí chế tài hình sự. Trong quy phạm pháp luật trên đây không thể và cũng không nên quy định hết các vi phạm cụ thể cũng như các hình thức chế tài tương ứng. Cũng có thể nói rằng, quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp đã “gửi” chế tài vào các ngành luật khác khi các ngành luật đó đưa ra các quy phạm pháp luật cụ thể hóa quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp. Thứ hai, trong một số trường hợp, các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp đưa ra các quy định cụ thể, song đó lại là những quy định trao quyền cho một chủ thể nào đó và do đó cũng không xác định được vi phạm đối với việc thực hiện quyền, ví dụ quy phạm “Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội” hay quy phạm “Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ.
Có thể nói, ở góc độ nào đó đặc điểm thứ hai của quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp xuất phát từ đặc điểm thứ nhất. Nếu đặc điểm thứ nhất là đặc điểm về nội dung thì đặc điểm này có thể được coi là đặc điểm về hình thức.
Mặc dù đây là đặc điểm quan trọng của quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp song không phải không có những quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp có đủ cơ cấu ba bộ phận, ví dụ quy định: “Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân”. Tuy nhiên, những quy định như vậy là khá hiếm. Phần lớn các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp thường không có phần chế tài.
Xem thêm bài viết về “Quy phạm pháp luật”
- [SO SÁNH] Phân biệt văn bản quy phạm với Văn bản áp dụng pháp luật – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Trình bày cách thức thể hiện quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật. Cho ví dụ? – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Ý nghĩa của từng bộ phận trong cơ cấu quy phạm pháp luật – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Quy phạm pháp luật là gì? Các đặc điểm của quy phạm pháp luật – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
2. Định nghĩa ngành Luật Hiến pháp
Căn cứ vào khái niệm đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và quy phạm pháp luật, có thể định nghĩa ngành Luật Hiến pháp một cách cụ thể như sau:
Ngành Luật Hiến pháp là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, điều chỉnh những quy phạm xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong xã hội gắn với việc xác định chế độ chính trị, chính sách cơ bản trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng và an ninh, đối ngoại; quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân; tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Ngành Luật Hiến pháp là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam và sự độc lập của ngành Luật Hiến pháp được xác lập bởi các đặc điểm riêng của đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật này như phân tích ở các mục trên.
3. Hệ thống ngành Luật Hiến pháp
Ngành Luật Hiến pháp không phải là một tập hợp hỗn độn các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quy phạm xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng trong xã hội. Trái lại, ngành Luật Hiến pháp là một tập hợp có hệ thống các quy phạm pháp luật theo các bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngoài bộ phận cấu thành nhỏ nhất là quy phạm pháp luật, hệ thống ngành Luật Hiến pháp còn được cấu thành bởi hai bộ phận là các nguyên tắc bao trùm (các nguyên tắc chung) và các chế định.
3.1. Các nguyên tắc bao trùm của ngành Luật Hiến pháp:
Nếu các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp thường mang tính khái quát thì các nguyên tắc bao trùm thậm chí còn mang tính khái quát cao hơn, đó là các tư tưởng, quan điểm mang tính chủ đạo đối với toàn bộ các chế định và quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp, chúng chi phối nội dung của các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp ở tất cả các lĩnh vực. Có ba nguyên tắc bao trùm của ngành Luật Hiến pháp:
3.1.1. Nguyên tắc chủ quyền nhân dân
Nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt trong các chế định và quy định của ngành Luật Hiến pháp mà trực tiếp nhất là tại khoản 2 Điều 2 và Điều 3 của Hiến pháp năm 2013. Nội dung của nguyên tắc này là đặt con người vào vị trí trung tâm của tất cả các công việc của nhà nước và xã hội, từ ngay trong lĩnh vực chính trị tới các chính sách trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ, đến các quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân cũng như lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
3.1.2. Nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc này được quy định tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013. Nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa yêu cầu tôn trọng, bảo đảm quyền con người trong mọi lĩnh vực mà ngành Luật Hiến pháp điều chỉnh và tôn trọng tính tối cao của pháp luật trong mọi mặt tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
3.1.3. Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc
Nguyên tắc này được thể hiện một cách rõ ràng ở Điều 5 Hiến pháp năm 2013. Nội dung của nguyên tắc là ngành Luật Hiến pháp trong mọi lĩnh vực điều chỉnh của mình phải bảo đảm không có sự phân biệt giữa các dân tộc, các dân tộc thiểu số hoặc ở những địa bàn khó khăn phải được hưởng những chính sách ưu tiên phù hợp.
3.2. Các chế định của ngành Luật Hiến pháp
“Chế định” là một trong những khái niệm cơ bản của luật học. Thuật ngữ “chế định” được dùng để chỉ tập hợp các quy phạm pháp luật của một ngành luật điều chỉnh một nhóm các quy phạm xã hội cùng loại, tức là có cùng tính chất hay đặc điểm nhất định. Có thể hình dung rằng mỗi ngành luật đều là tập hợp của nhiều chế định được hình thành trên cơ sở các quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quy phạm xã hội có cùng tính chất, đặc điểm trong tổng thể các quy phạm xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Cần lưu ý rằng, xác định các chế định trong một ngành luật là một việc làm linh hoạt. Một ngành luật có thể có một số chế định lớn và trong chế định lớn có thể có chế định nhỏ tùy thuộc phạm vi của các quy phạm xã hội có cùng tính chất mà các chế định điều chỉnh. “Chế định” cũng là một khái niệm có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác lập pháp và hoàn thiện pháp luật. Các quy phạm xã hội cùng loại luôn đòi hỏi sự điều chỉnh nhất quán và do đó các quy phạm pháp luật trong chế định tương ứng cũng phải được xây dựng thống nhất với nhau.
Như vậy, chế định của ngành Luật Hiến pháp là tập hợp các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp điều chỉnh một nhóm quy phạm xã hội có cùng loại trong phạm vi đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp. Ngành Luật Hiến pháp có các chế định lớn cơ bản như sau:
Chế định về chế độ chính trị bao gồm các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp điều chỉnh các vấn đề cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước.
– Chế định về mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với công dân Việt Nam và người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên lãnh thổ Việt Nam. Chế định này cũng có thể được gọi là chế định quyền cơ bản của người dân.
– Chế định về chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại bao gồm các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp quy định những quy phạm xã hội cơ bản, quan trọng nhất trong lĩnh vực tương ứng, qua đó hình thành các chính sách định hướng của nhà nước trong các lĩnh vực.
– Chế định về chế độ bầu cử bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực bầu cử để hình thành Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, hay còn gọi là hệ thống cơ quan dân cử ở Việt Nam.
– Các chế định về tổ chức, hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, chính quyền địa phương, TAND, VKSND và các cơ quan hiến định độc lập bao gồm các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hiến pháp điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước tương ứng.
Có thể thấy rằng các chế định cơ bản trên đây của ngành Luật Hiến pháp có tính độc lập tương đối với nhau bởi nhóm quy phạm xã hội mà chúng điều chỉnh. Tuy nhiên, một số chế định có thể được tích hợp thành những chế định lớn hơn bởi các nhóm quy phạm xã hội mà chúng điều chỉnh cũng có cùng đặc điểm hay tính chất. Ví dụ, các chế định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước có thể được tích hợp thành chế định của ngành Luật Hiến pháp về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để bảo đảm sự thống nhất trong từng chế định, các chế định cũng có thể có những nguyên tắc riêng, được hiểu là những quan điểm, tư tưởng chi phối tới các quy phạm pháp luật khác trong toàn bộ chế định. Ví dụ, trong chế định về chế độ bầu cử có các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, trong chế định về quyền cơ bản của người dân có nguyên tắc tôn trọng quyền con người, nguyên tắc quyền cơ bản chỉ có thể bị hạn chế bởi luật v.v..
Xem thêm bài viết về “Ngành Luật Hiến pháp”
- Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp – PGS.TS. Tô Văn Hòa
Nguồn: Fanpage Luật sư Online
Trả lời