• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Quy định về quyền sở hữu trí tuệ từ Điều 60 Hiến pháp 1992 đến Điều 43 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Quy định về quyền sở hữu trí tuệ từ Điều 60 Hiến pháp 1992 đến Điều 43 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

20/05/2020 21/05/2021 TS. Nguyễn Thị Hải Vân

Mục lục

  • Dẫn nhập
  • 1. Xác định nội hàm của Điều 60 Hiến pháp
  • 2. Quy định về khuyến khích hoạt động sáng tạo và việc công nhận tài sản trí tuệ
  • 3. Chủ trương, chính sách bảo hộ hiến định tài sản, đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
  • 4. Hạn chế của Điều 60 Hiến pháp 1992, Điều 43 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp này và hướng sửa đổi bổ sung
  • Kết luận
  • CHÚ THÍCH

Quy định về quyền sở hữu trí tuệ từ Điều 60 Hiến pháp 1992 đến Điều 43 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Bài viết phân tích, đánh giá, nhìn nhận những hạn chế của quy định tại Điều 60 Hiến pháp 1992 cho phép có những sửa đổi phù hợp hơn với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Quy định về quyền sở hữu trí tuệ từ Điều 60 Hiến pháp 1992 đến Điều 43 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

  • Thực thi cam kết trong khuôn khổ hiệp định CPTPP về xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ – ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
  • Bình luận bản án: bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ – ThS. Nguyễn Phương Thảo
  • Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính – ThS. Nguyễn Trọng Luận
  • Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại vật chất do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ – ThS. Nguyễn Phương Thảo
  • Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – TS. Lê Thị Nam Giang
  • Bồi thường thiệt hại do giảm sút thu nhập, lợi nhuận khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ – ThS. Nguyễn Thanh Thư & ThS. Nguyễn Phương Thảo
  • Một số góp ý về bộ máy nhà nước trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 – PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm
  • Các quy định về quyền tự do dân chủ của công dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và kiến nghị – PGS.TS. Vũ Thư
  • Những điểm mới cơ bản của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và một số kiến nghị – GS.TS. Mai Hồng Quỳ
  • Hội đồng bầu cử Thái Lan và góp ý quy định về hội đồng bầu cử quốc gia trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam – TS. Phan Nhật Thanh

TỪ KHÓA: Góp ý sửa đổi Luật, Hiến pháp 1992, Quyền sở hữu trí tuệ,

Dẫn nhập

Nhận thức được tầm quan trọng của tài sản trí tuệ trong đời sống xã hội và phát triển kinh tế quốc gia, từ những năm 80 Đảng và Nhà nước đã thể hiện sự chú trọng, quan tâm thông qua việc đưa ra đường lối cụ thể và ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với tình hình mới của đất nước. Theo đó, hàng loạt văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã được ban hành nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể sáng tạo. Cụ thể là Nghị định 31-CP ngày 23/01/1981 được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 84-HĐBT ngày 20/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành kèm theo Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật – hợp lý hóa sản xuất và sáng chế; Chỉ thị 140/CT ngày 10/5/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc đẩy mạnh các hoạt động, sáng kiến, sáng chế và sở hữu công nghiệp; Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28/01/1989; Nghị định 142-HĐBT ngày 14/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về quyền tác giả. Sau những văn bản mang tính chất nền móng, khởi thủy kể trên có thể khẳng định Hiến pháp 1992 đã thực sự có những quy định nền tảng cho pháp luật về sở hữu trí tuệ theo đó ngành luật này mới được định hình thành và phát triển ngày càng có hệ thống. Việc xác định nội hàm của Điều 60 quy định về sở hữu trí tuệ (1) cho phép hiểu rõ hơn quy định về khuyến khích hoạt động sáng tạo và tạo ra tài sản trí tuệ (2) và việc bảo hộ mang tính hiến định của Nhà nước đối với tài sản trí tuệ (3). Nhìn nhận những hạn chế của quy định tại Điều 60 Hiến pháp 1992 cho phép có những sửa đổi phù hợp hơn với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước (4).

1. Xác định nội hàm của Điều 60 Hiến pháp

Điều 60 Hiến pháp 1992 khẳng định: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”. Ý chí này cũng được thể hiện tại Điều 16 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung, xuất phát từ mục đích thay đổi sâu rộng chính sách kinh tế quốc dân, với mục tiêu “làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới”[1].

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Một số vấn đề về quyền tiếp cận thông tin môi trường
  • Các quy định về quyền tự do dân chủ của công dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và kiến nghị
  • Hội đồng bầu cử Thái Lan và góp ý quy định về hội đồng bầu cử quốc gia trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam
  • Đóng góp ý kiến cho một số quy định về chế độ kinh tế trong dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992
  • Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
  • Về Chương IX “Chính quyền địa phương” của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và một số kiến nghị
  • Thực thi cam kết trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP về xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
  • Các nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung 2001
  • Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính
  • Hết quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính từ thực tiễn của EU và Hoa Kỳ: Kinh nghiệm cho Việt Nam

Có thể phân tích cấu trúc của Điều 60 dựa theo hai nội dung chủ đạo. Một là công dân có quyền thực hiện các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ. Hai là nhà nước bảo hộ quyền của công dân đối với tài sản trí tuệ đó.

2. Quy định về khuyến khích hoạt động sáng tạo và việc công nhận tài sản trí tuệ

Trước khi Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được ban hành thì Bộ luật Dân sự 1995 là văn bản pháp luật có giá trị cao chứa đựng nhiều quy định về sở hữu trí tuệ cho đến thời điểm đó, cụ thể tại Phần thứ 6 BLDS có: các quy định về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, về quyền tác giả[2], về quyền sở hữu công nghiệp[3]. Như vậy, có thể nói Bộ luật Dân sự 1995 đã thể chế hóa các quy định về sở hữu trí tuệ của Điều 60 Hiến pháp 1992. Một cách tổng quát, theo quy định tại Bộ luật Dân sự 1995, việc xác lập, chấm dứt các quyền đối với tài sản trí tuệ, tài sản vô hình khác với tài sản hữu hình thông thường. Do tính chất đặc biệt của loại tài sản vô hình này mà các quy định về nội dung các quyền đối với tài sản trí tuệ cũng khác với tài sản thông thường khác. Cũng chính vì tính chất đặc biệt của tài sản vô hình việc chuyển giao tài sản trí tuệ cũng có những khác biệt[4]. Liên quan đến chuyển giao có quy định bồi thường thiệt hại, tuy đây là một chế định thường thấy trong quan hệ pháp luật dân sự nhưng bằng việc đưa vào quy định trong luật sở hữu trí tuệ, Nhà nước thể chế việc bảo hộ quyền đối với loại tài sản đặc biệt này.

Ở góc độ kinh tế – xã hội, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Luật (SHTT) 2005 ra đời đáp ứng nhu cầu cấp bách của Việt Nam về một khung pháp lý phù hợp để phát triển kinh tế quốc gia theo nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, vào thời điểm Việt Nam đang thương lượng để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Mặc dù vậy, việc thể chế hóa các quy định tại Điều 60 Hiến pháp 1992 vẫn tiếp tục được thể hiện trong Luật SHTT 2005.

Việc ban hành luật riêng điều chỉnh các quan hệ tài sản trí tuệ cho thấy Nhà nước thừa nhận tài sản đặc biệt này, thừa nhận quyền tư hữu của công dân, cá nhân và tổ chức đối với loại tài sản vô hình, sản phẩm của hoạt động sáng tạo tinh thần và đặc biệt hơn nữa là bảo hộ các quyền đó bằng một luật riêng khẳng định tầm quan trọng và tính chất riêng biệt của tài sản trí tuệ. Có thể khẳng định Nhà nước thừa nhận quyền tự do hoạt động sáng tạo đồng thời khuyến khích tiến hành các hoạt động sáng tạo, tạo ra tài sản trí tuệ. Và như vậy, Nhà nước “khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”[5]. Chính sách, chủ trương phát triển, khuyến khích thể hiện bằng việc xây dựng các quy định công nhận tài sản trí tuệ. Cụ thể, khoản 3 Điều 10 Luật SHTT 2005 quy định về “Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo bồi dưỡng cán bộ về sở hữu trí tuệ” nhằm đảm bảo việc “Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng” khoản 4 Điều 10 Luật SHTT 2005. Để thực thi các chính sách này cần phải “Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ ”, theo như quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật SHTT 2005.

3. Chủ trương, chính sách bảo hộ hiến định tài sản, đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

Phù hợp với chính sách, chủ trương chung của Nhà nước, việc “xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ” là một nội dung của khoản 1 Điều 10 Luật SHTT 2005. Nhà nước cũng “Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học – kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ” (khoản 4 Điều 8 Luật SHTT 2005). Những quy định này Luật SHTT nhằm đảm bảo việc “Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” Theo quy định tại của Điều 60 Hiến pháp 1992.

Bên cạnh đó, việc quy định Quyền tự bảo vệ (Điều 198) thể hiện sự quan tâm cũng như tạo khung pháp lý làm cơ sở phát huy tối đa quyền của sở hữu chủ chống lại mọi hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của mình. Ngoài ra, Điều 9 quy định “Tổ chức cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Luật SHTT 2005 quy định ba phương thức xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đó là các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự. Các chế tài hành chính xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng phương thức phạt tiền, thu hồi giấy phép kinh doanh, tịch thu tang vật, phương tiện xâm phạm. Theo quy định của Bộ luật Dân sự,  tài sản đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được xem như tương đương với tài sản hữu hình. Do đó, chủ sở hữu quyền hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ tài sản, buộc người xâm phạm quyền lợi của chủ sở hữu chấm dứt hành vi xâm phạm đồng thời bồi thường thiệt hại. Các chế tài hình sự liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ quy định các khoản tiền phạt quan trọng và hình phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Các chế tài hình sự có tính răn đe cao, bảo đảm trật tự ổn định chung xã hội. Biện pháp hành chính là hình thức xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho phép xử lý nhanh ngăn chặn hành vi xâm phạm một cách nhanh chóng, giảm tổn thất cho chủ sở hữu quyền. Riêng về biện pháp dân sự, theo quyết định của Tòa án, chủ sở hữu quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại từ đó có thể thu được khoản tiền bù lại cho tổn thất mà bên xâm phạm gây ra, như vậy quyền lợi hợp pháp của họ được đảm bảo.

Phân tích các quy định ngày càng chặt chẽ liên quan đến việc công nhận quyền đối với tài sản trí tuệ có thể nhận thấy việc thể chế hóa Điều 60 Hiến pháp 1992 trải đều trong Luật SHTT 2005 (sửa đổi bổ sung). Đơn cử, Điều 201 về giám định viên sở hữu trí tuệ cho thấy Nhà nước có chủ trương nâng cao tính chuyên nghịêp của đội ngũ giám định viên sở hữu trí tuệ. Trên thực tiễn thực thi pháp luật, việc thành lập Viện Khoa học sở hữu trí tuệ[6] độc lập với Cục sở hữu trí tuệ đảm bảo việc quản lý nhà nước về SHTT ngày càng minh bạch hơn chấm dứt trình trạng có những tranh chấp mà Cục Sở hữu trí tuệ rơi vào tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” chính là một hoạt động bảo đảm quyền của các chủ sở hữu quyền và của xã hội nói chung.

Một ví dụ khác, chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan – theo thông lệ quốc tế, cụ thể là công ước Berne quyền tác giả và quyền liên quan là quyền tự động sản sinh không cần qua bất kỳ một thủ tục công nhận nào. Việc quy định cho đăng ký chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan là một quy định không phổ biến trên thế giới. Đây cần xem như một sự quan tâm nâng cao ý thức bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trong tình hình nhận thức của các cá nhân, tổ chức trong xã hội về sở hữu trí tuệ chưa cao. Việc khuyến khích thực hiện đăng ký và cấp chứng nhận quyền tác giả và quyền liên quan, trong một chừng mực nào đó, là tạo một phản xạ nhất định để tăng cường ý thức về tầm quan trọng của tài sản trí tuệ.

4. Hạn chế của Điều 60 Hiến pháp 1992, Điều 43 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp này và hướng sửa đổi bổ sung

Trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập kinh tế thế giới cùng với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã tham gia rất nhiều điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ[7] cũng như ký kết song phương với các quốc gia khác Hiệp định thương mại có chứa đựng các nội dung bảo hộ sở hữu trí tuệ cao[8] so với những quy định bảo hộ tối thiểu của Hiệp định TRIPS. Bên cạnh đó, trên thế giới không ngừng có những tiến bộ khoa học kỹ thuật làm thay đổi đời sống của nhân loại đồng thời có những tác động rất lớn đến việc bảo vệ các quyền tài sản nói chung và tài sản sở hữu trí tuệ nói riêng.

Trong thế giới phẳng của Internet mọi biên giới địa lý đã bị san bằng. Việc truyền tải các thông tin mà trong đó chứa đựng nhiều loại hình tài sản trí tuệ trở nên cực kỳ dễ dàng. Nếu việc tìm đến với các sản phẩm trí tuệ như phim ảnh, nhạc, sách và các thông tin hữu ích khác bằng con đường Internet không gặp chút vất vả thì việc bảo hộ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các tài sản vô hình đó càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thật vậy, với Internet, một nhãn hiệu có thể bị xâm phạm bằng cách bị mạo nhận làm giả, lợi dụng, ăn theo sự nổi tiếng, cũng có thể đơn thuần bị sử dụng nhãn hiệu gây nhầm lẫn hoặc xây dựng tên miền phản đối và “bôi nhọ” hình ảnh của công ty sở hữu nhãn hiệu (nổi tiếng)[9] hoặc mạo nhận tên thương mại của công ty[10].

Với tư cách thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, thành viên các Hiệp định thương mại khu vực, Việt Nam đã phải lần lượt tham gia nhiều công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ đồng thời phải từng bước xây dựng và điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật sở hữu trí tuệ nói riêng. Trong bối cảnh này, luật sở hữu trí tụê đã được xây dựng. Có nhiều ý kiến cho rằng Luật SHTT 2005 hoàn toàn phù hợp với pháp luật sở hữu trí tuệ quốc tế. Sự phù hợp nói trên thể hiện ở phạm vi điều chỉnh của Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009: “Luật này quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó”. Xét về mặt số lượng, những quy định về đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong Luật SHTT 2005 nhiều hơn trong Điều 60 Hiến pháp 1992. Ngoài ra, khoản Điều 5 Luật SHTT 2005 còn quy định: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”. Đây là nguyên tắc chung được quy định trong hầu hết các luật, pháp lệnh, nghị định… có cơ sở pháp lý là khoản 1 Điều 6 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế số 41/2005/QH11 ngày 14/06/2005[11].

Như vậy, mặc dù Điều 60 vẫn còn nguyên giá trị, vẫn thể hiện ý chí, chủ trương của Nhà nước về bảo hộ quyền tài sản trí tuệ của công dân nhưng nội hàm điều này đã không còn phù hợp tình hình phát triển mới của đất nước. Cách thức quy định liệt kê lần lượt các lĩnh vực hoạt động sáng tạo của  Điều 60 Hiến pháp vừa bị hạn chế về nội dung vừa không mang tính phổ quát và đã thành trở ngại cho việc bảo đảm quyền cơ bản của công dân nhìn ở góc độ lập pháp lẫn hành pháp.

Để điều chỉnh các hạn chế của Điều 60, trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 tại Điều 43 đã có những quy định thay đổi như sau:

1- Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; sáng tạo văn học, nghệ thuật.

2- Quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước bảo hộ.

Có thể thấy, so với Điều 60 Hiến pháp 1992, Điều 43 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 có một số điểm khác biệt như sau:

Về chủ thể, chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ rộng hơn so với quy định tại Điều 60 Hiến pháp 1992 theo đó quyền nghiên cứu khoa học, công nghệ và quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật đã mở rộng. Ngoài công dân Việt Nam, còn có người nước ngoài và người không quốc tịch. Sự mở rộng này cho phép đón nhận sáng tạo khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật của nhiều “đối tượng” hơn và như vậy cho phép xã hội hưởng lợi nhiều hơn.

Về các quyền cơ bản, khoản 1 Điều 43 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có nội hàm bao gồm 2 quyền cơ bản đó là quyền tự do (làm khoa học và sáng tạo) và quyền sở hữu.

Nghiên cứu Hiến pháp Cộng đồng châu Âu, quyền tương tự được quy định thành hai điều khoản riêng biệt. Các quyền đó là : quyền tự do (hoạt động) nghệ thuật và khoa học được quy định tại Điều II-73[12] và “Quyền tài sản” Điều II-77.

Điều II-73-1 quy định “Hoạt động nghệ thuật và nghiên cứu khoa học là tự do. Quyền tự do học thuật được tôn trọng”. Quy định này xuất phát từ các quyền rất cơ bản là quyền tự do tư duy và quyền tự do bày tỏ ý kiến, phù hợp với Điều 1 và Điều 10 của Công ước châu Âu về quyền con người.

Điều II-73 quy định về quyền tài sản. Tại khoản 1 ghi nhận chung về quyền sở hữu tài sản[13]. Khoản 2 quy định: “Tài sản trí tuệ được bảo vệ”. Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ đựơc xem là một khía cạnh của quyền tài sản nói chung. Quy định rất ngắn gọn tại khoản 2 này xuất phát từ việc cơ sở pháp lý chung (pháp luật cộng đồng châu Âu) về lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã rất phát triển. Sở hữu trí tuệ ngoài sở hữu các tác phẩm văn học, nghệ thuật còn có những sáng tạo là đối tượng của quyền sáng chế, nhãn hiệu, quyền liên quan. Việc bảo đảm các quyền tài sản nói chung quy định ở khoản 1 cũng tương thích với tài sản trí tuệ.

Về lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo, xét nội hàm của khoản 1 Điều 43 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có thể nhận thấy lĩnh vực “khoa học và công nghệ” liên quan đến các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp và “văn học, nghệ thuật” liên quan đến các đối tượng thuộc quyền tác giả. Khoản 1, Điều 43 Dự thảo Hiến pháp giới hạn sáng tạo trong hai lĩnh vực “văn học, nghệ thuật”. Như vậy, vô hình trung, cách thức quy định này lặp lại hạn chế về quy định mang tính liệt kê, hạn chế lĩnh vực đã thấy ở Điều 60 Hiến pháp 1992. Từ đó câu hỏi đặt ra là: Phải chăng, sáng tạo trong lĩnh vực khoa học không được xem là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ? Và ngược lại những nghiên cứu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật có được xem là nghiên cứu khoa học theo ý nghĩa rộng của hoạt động nghiên cứu khoa học?

Mặt khác, nếu cho rằng lĩnh vực văn học, nghệ thuật thuộc lĩnh vực quyền tác giả thì quy định tại khoản 1 Điều 43 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn chưa thực sự đầy đủ. Bởi vì, những sáng tạo tinh thần trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học đều có thể là đối tượng bảo hộ của quyền tác giả, một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ[14]. Tương tự, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý… nói chung không phải là kết quả của các nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Kết luận

Những quy định của Hiến pháp 1992 trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên thực tế đã được thể chế hóa vào luật thực định nhưng từ thực tiễn phát triển đất nước, hội nhập kinh tế thế giới, đã cho thấy các quy định này còn hạn chế và cần phải tiếp tục mở rộng đến các đối tượng của sở hữu trí tuệ khác. Cách quy định liệt kê của Điều 60 của Hiến pháp thực sự không còn phù hợp. So sánh với quy định tại Điều 1 của Luật SHTT 2005, các đối tượng của quyền SHTT không chỉ có quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp mà còn cả quyền đối với giống cây trồng. Rất có thể trong tương lai tên miền hoặc có thêm loại tài sản khác cũng trở thành đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, Hiến pháp 1992 nên sửa đổi theo hướng quy định chung, không nên liệt kê đối tượng hay lĩnh vực. Nói cách khác, nên xây dựng quy định theo trên cơ sở quyền cơ bản như Hiến pháp cộng đồng châu Âu, quyền tự do nghiên cứu khoa học, hoạt động nghệ thuật và quyền sở hữu tài sản nhưng phải có sự phân định rõ ràng giữa hai quyền này, không nên gộp lại như Điều 43 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013.

Với ý nghĩa là văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất, nhưng Hiến pháp không được sửa đổi hay thay đổi thường xuyên vì vậy cần có những quy định đủ cụ thể nhưng phải mang tính trừu tượng và phổ quát để có thể bao hàm tối đa những quy định chứa đựng “những nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và các quyền cơ bản của công dân.”[15]

CHÚ THÍCH

[1] Nghị quyết số 51/2001QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10.

[2] Cụ thể, bao gồm: Những quy định chung; Quy định về các quyền của tác giả, Quyền của chủ sở hữu tác phẩm; về Hợp đồng sử dụng tác phẩm, về Quyền, nghĩa vụ của người biểu diễn, của tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, tổ chức phát thành, truyền hình.

[3] Bao gồm: Những quy định chung, về xác lập quyền sở hữu công nghiệp, Chủ sở hữu các đối tựong sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp; Sử dụng hạn chế quyền sở hữu công nghiệp; Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp….

[4] Lê Hồng Hạnh (chủ biên), Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn,  Nxb Chính trị quốc gia,  2004

[5] Khoản 2 Điều 8 Luật SHTT 2005, sửa đổi 2009.

[6] Viện Khoa học sở hữu trí tuệ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo, huấn luyện, giám định, tư vấn và định giá trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Xem thêm http://www.most.gov.vn.

[7] Công ước Berne bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (1971), Công ước Bruxelles liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (1974), Công ước Genève bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ (1971), Công ước Rome bảo hộ quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và các tổ chức phát sóng (1961).

[8] Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ Quyền tác giả, có hiệu lực từ 23/12/1998; Hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ với Thụy Sĩ, có hiệu lực từ 8/6/2000; Hiệp định thương mại Việt Mỹ, có hiệu lực từ 11/12/2001.

[9] Tòa án thẩm quyền rộng Paris, phòng số 3, khu vực 1, bản án ngày 23/4/2001 – Vụ Cty Gervais Danone kiện ông Olivier M.., xem thêm http://www.juritel.com/Ldj_html-351.html tra cứu ngày 05/3/2013.

[10] Tòa án Thẩm quyền rộng Paris, phòng số 3, khu vực 3, bản án ngày 27/6/2000 – Vụ Cty No Problemo kiện Cty Capitale Studio et COMFM, xem thêm http://www.legalis.net/spip.php?page=breves-article&id_article=388 tra cứu ngày 05/3/2013.

[11] Điều 6. Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước

1. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

[12] Article II-73: Liberté des arts et des sciences

[13] “Mọi người đều có quyền thụ hưởng quyền sở hữu tài sản có được một cách hợp pháp, sử dụng, đặt định và để lại thừa kế. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình, ngoại trừ vì mục đích công cộng, trong các trường hợp và điều kiện theo quy định của pháp luật, việc mất mát phải được bồi thường một cách công bằng. Việc sử dụng các tài sản đó theo quy định của pháp luật trong chừng mực cần thiết vì lợi ích chung.”

[14] Khoản 1 Điều 736 BLDS: “Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó. Trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả.”

[15] Tào Thị Quyên, “Cơ sở của chế độ giám sát tư pháp Hiến pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 61, 2005.

Tác giả: Nguyễn Thị Hải Vân – TS Luật học, giảng viên khoa Luật Dân sự, Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh.

Nguồn: Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 01/2013 (74)/ 2013 – 2013, Trang 10-15

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Vị trí, vai trò của chế định Chủ tịch nước trong các bản Hiến pháp của Việt Nam (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)
Vị trí, vai trò của chế định Chủ tịch nước trong các bản Hiến pháp của Việt Nam (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)
Bộ máy nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn Hiến pháp
Bộ máy nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)
Chính sách giáo dục là gì? Chính sách giáo dục trong các bản Hiến pháp
Chính sách giáo dục là gì? Chính sách giáo dục trong các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)?
Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
Các nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung 2001
Các nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung 2001
Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992
Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam/ Sở hữu trí tuệ Từ khóa: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992/ Hiến pháp 1992/ Quyền sở hữu trí tuệ/ Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 01/2013

Previous Post: « Những điểm mới cơ bản của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và một số kiến nghị
Next Post: Quyền được miễn trừ nghĩa vụ khai báo trong tố tụng hình sự – Quyền cơ bản của công dân, quyền của những người tham gia tố tụng »

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng