• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Những nguyên tắc hiến pháp của chế định quyền con người, quyền công dân

Những nguyên tắc hiến pháp của chế định quyền con người, quyền công dân

04/05/2021 10/05/2021 GS.TS. Thái Vĩnh Thắng Leave a Comment

Mục lục

  • 1. Nguyên tắc các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật (khoản 1 Điều 14)
  • 2. Nguyên tắc quyền con người, quyền công dân không tách rời nghĩa vụ (khoản 1 Điều 15, Điều 43, Điều 47, Điều 48)
  • 3. Nguyên tắc mọi người, mọi công dân bình đẳng trước pháp luật (Điều 16, Điều 26)
  • 4. Nguyên tắc mọi người, mọi công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội (khoản 3 Điều 15, Điều 43, Điều 47, Điều 48)
  • 5. Nguyên tắc việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (khoản 4 Điều 15)
  • 6. Nguyên tắc quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (khoản 2 Điều 14)

Những nguyên tắc hiến pháp của chế định quyền con người, quyền công dân

Tác giả: Thái Vĩnh Thắng

Giống như bất cứ một nước dân chủ nào khác, khi quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Nhà nước ta tuân theo những nguyên tắc nhất định xuất phát từ Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966. Hiến pháp năm 2013 đã xác định các nguyên tắc cơ bản sau đây khi quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Những nguyên tắc cơ bản này là những tư tưởng chính trị – pháp lí chủ đạo, làm cơ sở nền tảng, phương hướng đúng đắn để xây dựng quy chế pháp lí của con người và công dân.

Theo Hiến pháp năm 2013, Nhà nước ta xây dựng chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân dựa trên các nguyên tắc cơ bản (các nguyên tắc Hiến pháp) sau đây:

1. Nguyên tắc các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật (khoản 1 Điều 14)

Trong khoa học pháp lí, các quyền con người được hiểu đó là những quyền mà pháp luật cần phải thừa nhận đối với tất cả các thể nhân. Đó là các quyền tối thiểu mà các cá nhân phải có, những quyền mà các nhà lập pháp không được xâm hại đến. Các quyền con người lần đầu tiên được trang trọng ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền nổi tiếng của Pháp năm 1791 cũng khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Quyền con người được pháp luật quốc tế bảo vệ. Ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua và công bố Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (Universal Declaration of Human rights). Ngày 19/12/1966, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua hai công ước quốc tế về các quyền con người. Công ước thứ nhất có hiệu lực từ ngày 23/3/1976 bảo vệ các quyền dân sự và chính trị. Công ước thứ hai có hiệu lực từ ngày 03/01/1976 bảo vệ các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. Hai công ước trên đây đã được Việt Nam phê chuẩn năm 1982.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân
  • Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
  • Sửa đổi các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 theo Hiến pháp 2013 nhằm bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn
  • Chế định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong Luật Thư viện 2019
  • Vai trò bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hành chính của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hiện nay
  • Giám sát tư pháp các cuộc trưng cầu ý dân ở Hoa Kỳ: Nguyên tắc quy trình chính trị và việc bảo đảm quyền con người
  • Quyền con người là gì? Đặc trưng và phân loại quyền con người
  • Hiến pháp 2013 và nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự
  • Những nội dung mới của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về bảo vệ quyền con người và quyền công dân trong tố tụng hình sự
  • Nguyên tắc Paris 1993 và vấn đề thành lập cơ quan quốc gia về quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Nhà nước ta từ khi thành lập cho đến nay luôn luôn tôn trọng các quyền con người, luôn luôn coi đó là một trong những nguyên tắc xây dựng pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, nguyên tắc này chưa được thể chế hóa trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980. Với Hiến pháp năm 1992, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta, nguyên tắc tôn trọng các quyền con người được thể chế hóa trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Đến Hiến pháp năm 2013, chế định “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” đã được thay đổi thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta các quyền con người được thể chế hóa the trong 21 điều của Hiến pháp. Đây là bước phát triển quan trọng trong tư duy pháp lí và nhận thức về quyền con người ở Việt Nam.

Những nguyên tắc hiến pháp của chế định quyền con người, quyền công dân

Xem thêm bài viết về “Nguyên tắc hiến định”

2. Nguyên tắc quyền con người, quyền công dân không tách rời nghĩa vụ (khoản 1 Điều 15, Điều 43, Điều 47, Điều 48)

Quyền và nghĩa vụ là hai mặt của quyền con người và công dân. Con người, công dân muốn được đảm bảo các quyền thì phải thực hiện các nghĩa vụ. Gánh vác, thực hiện nghĩa vụ là điều kiện đảm bảo cho các quyền con người và công dân được thực hiện. Trong xã hội chúng ta, không thể có một số người nào đó chỉ có hưởng quyền mà không gánh vác nghĩa vụ. Ngược lại, cũng không có một tầng lớp nào trong xã hội luôn phải thực hiện nghĩa vụ mà không được hưởng quyền lợi. Quyền lợi và nghĩa vụ luôn phải đi đôi với nhau.

Nhà nước đảm bảo cho con người và công dân những quyền lợi hợp pháp nhưng mặt khác cũng đòi hỏi mọi người, mọi công dân phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình.

Trong thực tế, ta thường thấy quyền của người này gắn liền với nghĩa vụ của người khác và ngược lại nghĩa vụ của người này chính là quyền lợi của người kia. Vì vậy, khi mỗi người thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ của mình tức là đảm bảo cho người khác thực hiện quyền lợi của họ. Đối với mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân cũng vậy. Nhà nước chỉ có thể đảm bảo cho các cá nhân quyền lợi hợp pháp của họ chừng nào mà các cá nhân và các tổ chức của họ thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Xem thêm bài viết về “Quyền con người“

  • Quyền con người là gì? Đặc trưng và phân loại quyền con người – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Bảo hiến với việc bảo vệ quyền con người theo mô hình bảo hiến phi tập trung – Nghiên cứu trường hợp Hoa Kỳ – PGS.TS. Đặng Minh Tuấn
  • Tòa án với vai trò bảo đảm quyền con người trong mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – TS. Lê Lan Chi
  • Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – TS. Trần Thu Hạnh
  • Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự – TS. Trần Thị Thu Hiền

3. Nguyên tắc mọi người, mọi công dân bình đẳng trước pháp luật (Điều 16, Điều 26)

Nguyên tắc mọi người, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Chủ nghĩa Mác – Lênin quan niệm rằng bản chất của bình đẳng thể hiện ở sự công nhận giá trị bình đẳng của tất cả mọi người trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật. Khi giải thích sự bình đẳng trước pháp luật của công dân, V.I. Lênin đã viết: “Khi những người theo chủ nghĩa xã hội nói về bình đẳng họ hiểu đó là bình đẳng mang tính chất xã hội, bình đẳng về địa vị xã hội chứ không phải bình đẳng về khả năng thể chất và tinh thần của các cá nhân”.! Xây dựng một xã hội hưng thịnh và không có giai cấp đối kháng đó chính là cơ sở kinh tế, xã hội bảo đảm cho quyền bình đẳng được thể hiện một cách đầy đủ và hoàn thiện. Theo quan điểm của Mác và Ăngghen, sự bình đẳng phải được hiểu bình đẳng cả về quyền lợi và nghĩa vụ. Ăngghen đã viết: “Bình đẳng về nghĩa vụ đối với chúng ta là một bổ sung quan trọng vào sự bình đẳng về quyền lợi của nền dân chủ tư sản”.2 Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được Hiến pháp năm 2013 của nước ta quy định một cách toàn diện và đầy đủ. Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.

Khoản 1, 2 Điều 26 Hiến pháp năm 2013 cũng quy định về quyền bình đẳng giới: “1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới. 2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”. Về quyền bình đẳng, Hiến pháp còn quy định: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc” (khoản 2 Điều 5 Hiến pháp năm 2013). Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước (các khoản 3, 4 Điều 5). Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một nguyên tắc cực kì quan trọng. Nguyên tắc này được đảm bảo thì xã hội mới có công bằng, pháp luật mới được thi hành nghiêm chỉnh. Những hiện tượng đặc quyền, đặc lợi và sự tham nhũng của một số cán bộ có chức, có quyền và sự xử lí không nghiêm minh những cán bộ đó là vi phạm nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, gây ra những bất bình trong xã hội. Ngày nay, chúng ta đang đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội để trước pháp luật mọi người đều thực sự bình đẳng, ai có công đều được thưởng, kẻ có tội phải bị trừng trị cho dù đó là những cán bộ cấp cao của Nhà nước. Chừng nào còn có hiện tượng bất bình đẳng trước pháp luật thì chừng đó chúng ta chưa thể xây dựng một trật tự xã hội, trật tự pháp luật.

Xem thêm bài viết về “Quyền công dân”

  • Quyền công dân là gì? Đặc trưng và phân loại quyền và nghĩa vụ của công dân? – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Mối quan hệ giữa Quốc tịch với quyền và nghĩa vụ của công dân – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Chế định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong Luật Thư viện 2019 – TS. Lê Tùng Sơn
  • Quyền được miễn trừ nghĩa vụ khai báo trong tố tụng hình sự – Quyền cơ bản của công dân, quyền của những người tham gia tố tụng – TS. Lê Nguyên Thanh
  • Những nội dung mới của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về bảo vệ quyền con người và quyền công dân trong tố tụng hình sự – TS. Hoàng Anh Tuyên

4. Nguyên tắc mọi người, mọi công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội (khoản 3 Điều 15, Điều 43, Điều 47, Điều 48)

Bên cạnh việc đảm bảo các quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp xác định trách nhiệm của mọi người, mọi công dân thực hiện một số nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. Theo khoản 3 Điều 15 Hiến pháp năm 2013, công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Theo các điều 43, 47, 48 Hiến pháp năm 2013, mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế theo luật định, nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

5. Nguyên tắc việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (khoản 4 Điều 15)

Không chỉ riêng ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã xác lập nguyên tắc tương tự. Ví dụ, Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức năm 1949 tại khoản 1 Điều 2 đã quy định: “Mọi người có quyền phát triển nhân cách của mình tự do chừng nào người ấy không vi phạm quyền của người khác hoặc vi phạm chống lại trật tự Hiến pháp hoặc luân lí”. Khoản 3 Điều 17 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 cũng quy định: “Việc thực hiện các quyền và tự do của con người và công dân không được xâm phạm quyền và tự do của người khác”. Khoản 2 Điều 31 Hiến pháp Ba Lan năm 1997 cũng quy định: “Mọi người có trách nhiệm tôn trọng tự do và các quyền của người khác”. Sự xác lập nguyên tắc việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm tới lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích của người khác là hợp lí, nguyên tắc này nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng các quyền con người và công dân làm thiệt hại lợi ích quốc gia, dân tộc hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

6. Nguyên tắc quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (khoản 2 Điều 14)

Nguyên tắc trên đây được đặt ra nhằm loại trừ khả năng các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương có thể bằng các loại văn bản quy phạm pháp luật dưới luật làm vô hiệu hóa hoặc hạn chế việc thực hiện các quyền con người và công dân. Nguyên tắc này cũng được xác lập trong Hiến pháp của Cộng hoà Liên bang Đức (khoản 2 Điều 2), Hiến pháp của Liên bang Nga (khoản 3 Điều 55) và hiến pháp của nhiều nước khác trên thế giới./.

Nguồn: Fanpage Luật sư Online

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Một số vấn đề cơ bản về bảo đảm, bảo vệ quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước [1]
Một số vấn đề cơ bản về bảo đảm, bảo vệ quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và trong pháp luật Việt Nam
Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và trong pháp luật Việt Nam
Các nguyên tắc hiến định về hoạt động của Tòa án nhân dân
Các nguyên tắc hiến định trong Hiến pháp 2013 về hoạt động của Tòa án nhân dân
Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân
Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân
Các nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Các nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam Từ khóa: Nguyên tắc hiến định/ Quyền con người/ Quyền công dân

Previous Post: « Quyền công dân là gì? Đặc trưng và phân loại quyền và nghĩa vụ của công dân?
Next Post: Quyền và nghĩa vụ của con người theo Hiến pháp 2013 »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng