• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân

07/05/2021 14/05/2021 PGS.TS. Tô Văn Hòa Leave a Comment

Mục lục

  • 1. Quy định Hiến pháp 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân
  • 2. Nhà nước coi trọng toàn diện quyền con người, quyền công dân
    • 2.1. Nhà nước công nhận các quyền con người, quyền công dân
    • 2.2. Nhà nước tôn trọng các quyền con người, quyền công dân
    • 2.3. Nhà nước bảo vệ quyền con người, quyền công dân
    • 2.4. Nhà nước bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Tác giả: Tô Văn Hòa

Quyền con người bắt đầu được đề cập trực tiếp trong hiến pháp Việt Nam kể từ năm 1992. Tuy nhiên, trong Hiến pháp năm 1992, tôn trọng quyền con người mới chỉ được quy định như một nguyên tắc hiến định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại Chương V.

1. Quy định Hiến pháp 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Trong Hiến pháp năm 2013, vấn đề ứng xử đối với quyền con người không những được quy định tại Chương II: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” mà còn được quy định tại những điều khoản đầu tiên của Chương I: “Chế độ chính trị”. Điều này chứng tỏ vấn đề ứng xử đối với quyền con người đã được quy định như một quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Hiến pháp 2013 và nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự
  • Giám sát tư pháp các cuộc trưng cầu ý dân ở Hoa Kỳ: Nguyên tắc quy trình chính trị và việc bảo đảm quyền con người
  • Sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 nhằm bảo đảm quyền con người trong hoạt động của Tòa án nhân dân
  • Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở và vấn đề bảo đảm quyền con người
  • Những nguyên tắc hiến pháp của chế định quyền con người, quyền công dân
  • Sửa đổi các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 theo Hiến pháp 2013 nhằm bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn
  • Chế định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong Luật Thư viện 2019
  • Vai trò bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hành chính của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hiện nay
  • Lịch sử về chống tra tấn và cơ chế bảo đảm quyền của người bị buộc tội khỏi bị tra tấn trong các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người
  • Quyền con người là gì? Đặc trưng và phân loại quyền con người

Như vậy, nội dung cơ bản của nguyên tắc này là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải hết sức coi trọng vấn đề quyền con người. Nhà nước phải coi nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển con người là mục đích cao nhất và là mục đích cuối cùng của mình và điều này phải được thể hiện trong tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan nhà nước nói riêng.

Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Xem thêm bài viết về “Quyền con người“

  • Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Quyền và nghĩa vụ của con người theo Hiến pháp 2013 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Những nguyên tắc hiến pháp của chế định quyền con người, quyền công dân – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Quyền con người là gì? Đặc trưng và phân loại quyền con người – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Bảo hiến với việc bảo vệ quyền con người theo mô hình bảo hiến phi tập trung – Nghiên cứu trường hợp Hoa Kỳ – PGS.TS. Đặng Minh Tuấn

2. Nhà nước coi trọng toàn diện quyền con người, quyền công dân

Về mặt tổ chức, trong bộ máy nhà nước phải có những thiết chế riêng có chức năng chăm lo tới vấn đề quyền con người.

Về mặt hoạt động, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có thái độ coi trọng toàn diện đối với quyền con người, quyền công dân. Sự coi trọng toàn diện thể hiện ở bốn nội dung cụ thể:

2.1. Nhà nước công nhận các quyền con người, quyền công dân

Đây là tuyên bố mang ý nghĩa chính trị. Với tuyên bố này, Nhà nước Việt Nam cùng hòa mình với các quốc gia khác trong phong trào đấu tranh vì quyền con người trên thế giới. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam coi các quyền con người, quyền công dân là thiêng liêng và không thể chia tách khỏi con người. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng công nhận quyền con người là giá trị chung của nhân loại và được bảo vệ trên phạm vi toàn cầu. Với nội dung này, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia một cách tối đa các điều ước quốc tế về quyền con người trên cơ sở phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình đồng thời thể chế hoá các quyền con người quốc tế thành các quyền công dân quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

2.2. Nhà nước tôn trọng các quyền con người, quyền công dân

Nội dung này có nghĩa là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cam kết luôn coi trọng một cách thoả đáng đối với vấn đề quyền con người, quyền công dân trên lãnh thổ Việt Nam. Các chủ chương, chính sách và pháp luật của Việt Nam đều được xây dựng với sự quan tâm đầy đủ các tác động của chúng đối với việc thực hiện quyền con người, quyền công dân. Đặc biệt, công tác xây dựng pháp luật của Việt Nam phải hết sức chú trọng cụ thể hoá các quyền con người, quyền công dân đã được pháp luật quốc tế và hiến pháp Việt Nam công nhận. Trong hệ thống pháp luật không được có các điều khoản tiềm ẩn hoặc tạo kẽ hở cho các hành vi xâm phạm quyền con người, quyền công dân. Hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung cũng không được xâm phạm tới quyền con người, quyền công dân. Tôn trọng quyền con người, quyền công dân phải trở thành một tiêu chí để đánh giá hoạt động của cơ quan nhà nước.

2.3. Nhà nước bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Bảo vệ quyền con người, quyền công dân là việc áp dụng các biện pháp chế tài pháp lí đối với các hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân, qua đó ngăn ngừa các vi phạm mới tái diễn và từ đó tạo ra sự tôn trọng chung đối với quyền con người, quyền công dân trong toàn xã hội. Với nội dung này, Hiến pháp năm 2013 đã xác định bảo vệ quyền con người, quyền công dân là nghĩa vụ của Nhà nước; nếu tình trạng vi phạm quyền con người, quyền công dân diễn ra tràn lan mà không được xử lí kịp thời và thỏa đáng thì đó là trách nhiệm của Nhà nước. Chính vì vậy, Nhà nước phải hình thành các cơ chế và biện pháp pháp lí cụ thể để xử lí các vi phạm quyền con người, quyền công dân. Đây là nội dung quan trọng và cũng có thể gọi là nội dung cốt yếu nhất của nguyên tắc Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Bất kì sự coi trọng nào đối với quyền con người, quyền công dân cũng đều phải được thể hiện thành cơ chế và biện pháp bảo vệ cụ thể; không có những điều này thì sự coi trọng quyền con người, quyền công dân chỉ là những khẩu hiệu.

Xem thêm bài viết về “Quyền công dân”

  • Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Những nguyên tắc hiến pháp của chế định quyền con người, quyền công dân – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Quyền công dân là gì? Đặc trưng và phân loại quyền và nghĩa vụ của công dân? – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Mối quan hệ giữa Quốc tịch với quyền và nghĩa vụ của công dân – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng

2.4. Nhà nước bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Trong các quyền con người, quyền công dân có những quyền thể hiện phúc lợi xã hội, ví dụ quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong sử dụng các dịch vụ y tế, quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa… Những quyền này không phải tự bản thân người dân có thể được hưởng mà đòi hỏi có những điều kiện, cơ sở vật chất nhất định. Ví dụ: để người dân được hưởng quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cần có đầy đủ các cơ sở khám chữa bệnh có đủ chất lượng; để người dân được hưởng quyền học tập ở bậc tiểu học không phải đóng học phí cần có đầy đủ hệ thống trường tiểu học từ nông thôn đến thành thị… Theo nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trách nhiệm hình thành đầy đủ những điều kiện, cơ sở vật chất để bảo đảm cho các quyền con người, quyền công dân là trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước có thể áp dụng đa dạng các chính sách để huy động các nguồn vốn khác nhau cho công cuộc này, song trách nhiệm bảo đảm cuối cùng vẫn thuộc về Nhà nước./.

Nguồn: Fanpage Luật sư Online

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Một số vấn đề cơ bản về bảo đảm, bảo vệ quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước [1]
Một số vấn đề cơ bản về bảo đảm, bảo vệ quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và trong pháp luật Việt Nam
Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và trong pháp luật Việt Nam
Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013
Quyền và nghĩa vụ của con người theo Hiến pháp 2013
Quyền và nghĩa vụ của con người theo Hiến pháp 2013
Những nguyên tắc hiến pháp của chế định quyền con người, quyền công dân
Những nguyên tắc hiến pháp của chế định quyền con người, quyền công dân

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam Từ khóa: Quyền con người/ Quyền công dân

Previous Post: « Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong tổ chức bộ máy nhà nước
Next Post: Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng