• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Nguyên tắc Chủ quyền nhân dân (Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân) trong tổ chức bộ máy nhà nước

Nguyên tắc Chủ quyền nhân dân (Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân) trong tổ chức bộ máy nhà nước

06/05/2021 14/05/2021 PGS.TS. Tô Văn Hòa Leave a Comment

Mục lục

  • 1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ
  • 2. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ
  • 3. Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng, tận tuỵ phục vụ Nhân dân

Nguyên tắc chủ quyền nhân dân

Tác giả: Tô Văn Hòa

Nguyên tắc “Chủ quyền nhân dân” hay còn gọi là nguyên tắc “Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc này thiết lập nền tảng để hình thành toàn bộ bộ máy nhà nước. Như trên đã đề cập, quyền lực nhà nước là thứ ý chí duy nhất có giá trị bắt buộc đối với tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia, nó cũng là thứ quyền lực cao nhất và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. Quyền lực nhà nước được thực hiện trực tiếp đối với xã hội thông qua bộ máy nhà nước. Nói cách khác, bộ máy nhà nước chính là sự hiện thân của quyền lực nhà nước, là chủ thể áp đặt ý chí bắt buộc đối với toàn xã hội. Như vậy, vấn đề quan trọng và nền tảng nhất của bộ máy nhà nước ở mọi quốc gia là quyền lực nhà nước thuộc về ai và được thực hiện qua cơ chế nào? Ở Việt Nam, câu hỏi này được trả lời bằng nguyên tắc “Chủ quyền nhân dân” với những nội dung sau:

Nguyên tắc chủ quyền nhân dân trong tổ chức bộ máy nhà nước

Xem thêm bài viết về “Chủ quyền nhân dân“, “Nhân dân”

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân trong bộ máy nhà nước
  • Nguyên tắc quyền lực thống nhất trong tổ chức bộ máy nhà nước
  • Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức bộ máy nhà nước
  • Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong tổ chức bộ máy nhà nước
  • Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước
  • Các nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Cấu trúc tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước qua các Hiến pháp (1946, 1959, 1980 và 1992)
  • Giám sát quyền lực nhà nước dưới triều đại Hậu Lê và những bài học cho việc xây dựng hệ thống giám sát quyền lực hiện nay
  • Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Chính quyền mở và sự tham gia của người dân vào quản lý nhà nước – TS. Vũ Công Giao & ThS. Lê Phan Anh Thu
  • Nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân trong bộ máy nhà nước – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
  • Cơ chế pháp lý về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp – TS. Hoàng Minh Hội
  • “Nước CHXHCN Việt Nam do nhân dân làm chủ” thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ nội dung của Hiến pháp năm 2013 – GS.TS. Trần Ngọc Đường

1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Như vậy, cũng giống nhiều nước khác trên thế giới, quyền lực nhà nước ở Việt Nam không thuộc về một người hay một tầng lớp riêng nào mà thuộc về toàn thể Nhân dân. “Nhân dân” ở đây là một khái niệm bao trùm toàn thể công dân Việt Nam mà như Hiến pháp đã chỉ rõ là không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo, dân tộc, giai cấp, tín ngưỡng, tôn giáo… Trong khái niệm “Nhân dân” thì mọi người bình đẳng với nhau mà không có bất kì sự phân biệt nào. Khái niệm “Nhân dân” cũng bao hàm sự bình đẳng giữa các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức chính là bộ phận đông đảo nhất – tầng lớp nhân dân lao động, chiếm tuyệt đại đa số trong khái niệm Nhân dân và có ý thức hệ tiên tiến trong xã hội. Do đó, bộ phận này được xác định là nền tảng để thực hiện quyền lực nhà nước của Nhân dân; xác định như vậy cũng để bảo đảm việc thực hiện quyền lực nhà nước thực sự vì lợi ích của đa số trong xã hội. Chính vì quyền lực nhà nước xuất phát từ Nhân dân nên bộ máy nhà nước Việt Nam cũng phải xuất phát từ Nhân dân, từ đó hình thành chính thể Cộng hoà.

2. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 xác định hai hình thức để Nhân dân Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức thứ nhất là người dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình để quyết định công việc của nhà nước, bởi vì về nguyên lí quyền lực thuộc về ai thì do người đó thực hiện. Khi có những công việc hệ trọng của đất nước cần ý kiến quyết định của người dân thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức để người dân thể hiện ý chí lựa chọn của mình; sau đó các cơ quan nhà nước thực thi theo quyết định của người dân. Thủ tục này gọi là Trưng cầu dân ý và là hình thức dân chủ trực tiếp. Tuy nhiên, khái niệm “Nhân dân” có phạm vi hết sức rộng lớn, bao gồm hàng trăm triệu công dân Việt Nam. Do đó, không phải bất kì công việc nào cũng có thể được quyết định bằng hình thức dân chủ trực tiếp bởi vì như vậy rất tốn kém và khó khả thi. Tuyệt đại đa số công việc của Nhà nước sẽ được quyết định theo hình thức thứ hai, tức là bởi những người đại diện do Nhân dân bầu ra, đó chính là đại biểu Quốc hội ở trung ương và đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương. Những đại biểu này đại diện cho Nhân dân biểu quyết công việc của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định mà mình đưa ra. Mối quan hệ giữa các đại biểu và người dân là mối quan hệ giữa người đại diện (the agent) và người chủ (the principal). Người dân là chủ, bầu ra người đại diện để thay mặt mình đưa ra các quyết định thực hiện quyền lực nhà nước. Khi người đại diện không còn được tín nhiệm của Nhân dân thì Nhân dân có quyền bãi nhiệm họ hoặc không bầu chọn họ làm người đại diện nữa. Từ các cơ quan đại diện của nhân dân hình thành nên các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước và như vậy cả bộ máy nhà nước đều bắt nguồn từ Nhân dân. Bộ máy nhà nước vận hành theo cách này được được gọi là chính quyền đại diện.

Xem thêm bài viết về “Tổ chức bộ máy nhà nước”

  • Các nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – PGS.TS. Tô Văn Hòa
  • Cấu trúc tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – PGS.TS. Tô Văn Hòa
  • Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
  • Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013) – CTV. Linh Trang

3. Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng, tận tuỵ phục vụ Nhân dân

Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tuỵ phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân. Nội dung này là hệ quả tất yếu của nội dung thứ nhất. Khi quyền lực nhà nước là của Nhân dân thì bộ máy nhà nước cũng là của Nhân dân, do Nhân dân bầu ra và phục vụ lợi ích của Nhân dân. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước ấy cũng phải thực sự thể hiện được mối quan hệ phục vụ đối với Nhân dân theo tinh thần trên.

Nguyên tắc “Chủ quyền nhân dân” đã được ghi nhận ngay từ bản hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp năm 1946 và được kế thừa trong suốt lịch sử lập hiến của Việt Nam. Tất nhiên, nội dung của nguyên tắc này thể hiện qua các quy định của hiến pháp trong từng giai đoạn không phải lúc nào cũng giống nhau. Ở Hiến pháp năm 2013, nguyên tắc đã được phát triển một cách toàn diện hơn so với trước đó.

Mặc dù vậy, có thể thấy, nguyên tắc “Chủ quyền nhân dân” có tính lí tưởng hoá cao, đặc biệt là nội dung thứ ba. Trên thực tế không phải cơ quan, cán bộ nhà nước nào cũng thể hiện được rằng mình đang thực sự phục vụ Nhân dân; đặc biệt không phải lúc nào mỗi người dân cũng cảm nhận được rằng mình đang được phục vụ. Để nguyên tắc này thực sự được áp dụng một cách có ý nghĩa cần có nhiều biện pháp và công cụ khác nhau. Tuy nhiên, về mặt pháp lí có ba loại công cụ hết sức quan trọng, đó là khung pháp lí để thực hiện các cuộc trưng cầu dân ý, khung pháp lí về bầu cử, khung pháp lí về chế độ minh bạch thông tin và cơ chế pháp lí kiểm soát, bảo đảm các vi phạm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đều có thể bị phơi bày và bị xử lí.

Trên bình diện thế giới, nguyên tắc “Chủ quyền nhân dân” cũng đã xuất hiện từ lâu trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Ngay từ cuối thế kỉ XVII, John Locke, nhà tư tưởng vĩ đại người Anh, đã nói tới nguyên nhân ra đời xã hội chính trị và chính quyền dân sự là do người dân tự nguyện từ bỏ tự do của mình để được sống trong một xã hội an toàn hơn cho chính bản thân mình; mục đích của chính quyền dân sự là phục vụ người dân; chính quyền dân sự không thể đưa ra các quyết định quan trọng mà không được chính người dân hoặc cơ quan đại diện của họ phê chuẩn.’ Giữa thế kỉ XVIII, Rousseau, nhà tư tưởng người Pháp, đã bàn chi tiết về cách thức thành lập chính quyền trên cơ sở sự đồng ý của người dân mà ông gọi là “Khế ước xã hội” hay ý chí chung của toàn xã hội; chủ quyền tối cao phải là sự thực hiện ý chí chung này và không thể tự nó từ bỏ ý chí chung đó được. Cuối thế kỉ XIX, John Stuart Mill, triết gia và nhà kinh tế chính trị học người Anh, ca ngợi rằng hình thức ưu việt nhất của chính quyền là chính quyền đại diện. Ở góc độ thực tiễn đời sống chính trị, Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kì thứ 16 (1861 1865), trong bài phát biểu nổi tiếng của mình tại Gettysburg ngày 19 tháng 11 năm 1863 sau cuộc nội chiến Hoa Kỳ đã sử dụng cụm từ nổi tiếng: “nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” (government of the people, by the people, for the people)* như một bộ máy nhà nước lí tưởng mà người dân Mỹ phải xây dựng sau cuộc nội chiến. Bên cạnh đó, Hiến pháp, đạo luật cơ bản và là biểu tượng của chủ quyền tối cao của nhiều quốc gia cũng khẳng định trong lời mở đầu cũng như thể hiện trong các điều khoản rằng nhân dân là người chủ của quyền lực nhà nước và là người làm ra hiến pháp.’ Như vậy, cũng có thể nói nguyên tắc “Chủ quyền nhân dân” là một thành quả tư tưởng chính trị – pháp lí của nhân loại mà Việt Nam đã tiếp thu và áp dụng, trên cơ sở phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam từ rất sớm trong lịch sử lập hiến của mình.

Xem thêm bài viết về “Quyền lực nhà nước”

  • Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương tại Việt Nam: Tiếp cận dưới góc độ phân quyền – PGS.TS. Đặng Minh Tuấn & TS. Hoàng Thị Ái Quỳnh
  • Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước qua các Hiến pháp (1946, 1959, 1980 và 1992) – GS.TS. Phạm Hồng Thái
  • Cải cách tư pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước – GS.TS. Nguyễn Đăng Dung
  • Tính quyền lực nhà nước của hoạt động áp dụng pháp luật – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
  • Tính quyền lực nhà nước của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý – ThS. LS. Phạm Quang Thanh

Nguồn: Fanpage Luật sư Online

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Nghị viện trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước
Nghị viện trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức bộ máy nhà nước
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức bộ máy nhà nước
Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bộ máy nhà nước
Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong tổ chức bộ máy nhà nước
Nguyên tắc quyền lực thống nhất trong tổ chức bộ máy nhà nước
Nguyên tắc quyền lực thống nhất trong tổ chức bộ máy nhà nước
Các nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Các nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cấu trúc tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cấu trúc tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam Từ khóa: Chủ quyền nhân dân/ Nhân dân/ Quyền lực nhà nước/ Tổ chức bộ máy nhà nước

Previous Post: « Các nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Next Post: Nguyên tắc quyền lực thống nhất trong tổ chức bộ máy nhà nước »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng