Bộ máy nhà nước là gì? Phân tích các đặc điểm của bộ máy nhà nước?
Bộ máy nhà nước được hiểu khác nhau qua các thời kỳ lịch sử: Thời kỳ đầu với cách tổ chức còn đơn giản, ến thời kỳ hiện đại, bộ máy nhà nước đã được bổ sung thêm nhiều cơ cấu, thành phần,…
Xem thêm:
- Bộ máy nhà nước là gì? Mối liên hệ của bộ máy nhà nước với chức năng của nhà nước – Đoàn Linh Trang
- Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước
- Nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân trong bộ máy nhà nước
- Bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật
- Phân tích các đặc điểm của Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
- Góp ý về bộ máy nhà nước trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 – PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm
1. Khái niệm và đặc điểm của bộ máy nhà nước
1.1. Bộ máy nhà nước là gì?
Bộ máy nhà nước là một tổng thể (hệ thống) các cơ quan nhà nước có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất vì được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, qua đó thực hiện các chức năng cơ bản của Nhà nước.
Khái niệm bộ máy nhà nước được hiểu khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. Thời kỳ đầu với cách tổ chức còn đơn giản, bộ máy nhà nước là bộ máy cai trị với các cơ quan hành chính, cảnh sát, quân đội. Đến thời kỳ hiện đại, bộ máy nhà nước (nhất là ở các nước xã hội chủ nghĩa) được bổ sung nhiều cơ cấu, thành phần và do vậy cũng có khá nhiều các quan niệm khác nhau về bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, quan niệm phù hợp hơn cả là quan niệm coi bộ máy nhà nước là một tổng thể các cơ quan nhà nước, cấu thành một hệ thống liên hệ chặt chẽ theo thứ bậc, cùng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Trước hết, bộ máy nhà nước được cấu thành từ các cơ quan nhà nước. Vậy cơ quan nhà nước là gì ?
1.2. Cơ quan nhà nước là gì?
Cơ quan nhà nước là một phần của bộ máy nhà nước. Từ những phân tích dấu hiệu của cơ quan nhà nước trên đây có thể hình thành định nghĩa về cơ quan nhà nước.
Cơ quan nhà nước là một phần của bộ máy nhà nước, được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, được cấu thành từ các công chức, mang quyền hạn Nhà nước và có các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
Nó có những dấu hiệu đặc thù:
1.2.1. Cơ quan nhà nước được mang quyền lực nhà nước
Cơ quan nhà nước được mang quyền lực nhà nước, tức là được qui định các thẩm quyền thực hiện quyền lực nhà nước, thay mặt (nhân danh) Nhà nước ra các quyết định bắt buộc chung và bảo đảm thực hiện.
Quyền hạn có tính quyền lực nhà nước của Cơ quan nhà nước được đặc trưng bởi:
– Trình tự thành lập và hoạt động của cơ quan nhà nước, cơ cấu và thẩm quyền của chúng được pháp luật quy định;
– Có quyền ban hành văn bản pháp luật đề ra các qui định có tính bắt buộc và cá biệt;
– Các qui định đó được bảo đảm bởi các phương thức thuyết phục, giáo dục, khuyến khích, tổ chức và được bảo vệ bằng sự cưỡng chế (chế tài) của Nhà nước;
– Có các điều kiện vật chất để tổ chức thực hiện các qui định do cơ quan nhà nước nói riêng và Nhà nước nói chung ban hành;
Với bốn đặc trưng này – những đặc trưng của quyền lực nhà nước – có thể cho phép xác định đó là cơ quan nhà nước. Mang quyền hạn nhà nước là dấu hiệu quan trọng và đặc thù của Cơ quan nhà nước.
1.2.2. Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định
Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định.
1.2.3. Mỗi một cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng tương ứng
Mỗi một cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng tương ứng của mình phù hợp với vị trí, vai trò của nó trong bộ máy nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước, hoạt động của Nhà nước. Từ đó cho thấy, chức năng của Nhà nước về cơ bản được thực hiện thông qua chức năng của từng cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước, bằng việc thực hiện chức năng của mình đã đồng thời tham gia vào việc thực hiện các chức năng khác nhau của Nhà nước.
1.2.4. Cơ quan nhà nước – để thực hiện chức năng của mình – được trang bị những phương tiện vật chất cần thiết
1.2.5. Cơ quan nhà nước bao giờ cũng biểu hiện ra về mặt vật chất là những con người cấu thành
Cơ quan nhà nước bao giờ cũng biểu hiện ra về mặt vật chất là những con người cấu thành – là một cá nhân hoặc một nhóm, một tập thể người. Đó là những người giữ các chức vụ nhà nước và gọi chung là công chức.
Xem thêm:
- Cơ quan nhà nước là gì? Các đặc điểm của cơ quan nhà nước?
- Phân biệt Cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức khác
- Phân loại cơ quan nhà nước. Cho ví dụ?
1.3. Bộ máy nhà nước là một hệ thống cơ quan nhà nước
Bộ máy nhà nước còn phải là một cơ chế, một trật tự sắp xếp hay nói cách khác là một hệ thống các Cơ quan nhà nước. Tính hệ thống này biểu hiện dưới các dấu hiệu sau:
– Hệ thống đó được chi phối bởi một tổng thể các nguyên tắc tổ chức và hoạt động thống nhất, xuyên suốt. Chẳng hạn, bộ máy nhà nước phong kiến gắn liền với nguyên tắc tập quyền chuyên chế (quyền lực tập trung vào tay một người), bộ máy nhà nước tư sản lại ngự trị nguyên tắc phân quyền, còn bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa thì tuân theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa, tập trung dân chủ.
– Hệ thống là một cơ cấu phức tạp, trong đó các loại cơ quan khác nhau có vị trí khác nhau tùy thuộc vào từng chế độ nhà nước.
– Sự hiện diện của các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước luôn gắn liền với các chức năng của nhà nước. Chức năng nhà nước luôn được thể hiện thông qua bộ máy nhà nước. Việc tổ chức ra cơ quan này hay cơ quan kia luôn gắn liền với nhu cầu thực hiện một chức năng nhất định.
Ví dụ: Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta là một thiết chế ít thấy ở các nước tư bản, đây là cơ quan thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp.
– Ngoài những cơ quan nhà nước, bộ máy nhà nước còn bao gồm một loạt các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp, công ty thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của cơ quan nhà nước. Những phương tiện này không phải là những cơ quan nhà nước song không một nhà nước nào lại có thể thiếu chúng.
Trả lời