Mục lục
Hiến pháp năm 2013 và định hướng sửa đổi Luật Tổ chức TAND và Luật Tổ chức VKSND
- Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 với việc sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
- Chức năng bảo hiến của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp 2013
- Quy định về Viện kiểm sát trong Hiến pháp 2013 và cải cách tư pháp
- Quyền tư pháp trong cơ chế quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013
- Hiến pháp năm 2013 và hoàn thiện nguyên tắc tố tụng hình sự
- Hoàn thiện một số vấn đề pháp lý nhằm bảo đảm thi hành hiệu quả các quy định về Thủ tướng Chính Phủ trong Hiến pháp năm 2013
- Xây dựng “Luật Tổ chức chính quyền địa phương” theo định hướng đổi mới của Hiến pháp năm 2013
TÓM TẮT
Theo quy định tại Chương VIII, từ Điều 102 đến Điều 109 của Hiến pháp năm 2013, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân được xem là chế định hết sức quan trọng, đánh dấu những thay đổi hết sức quan trọng liên quan đến quyền tư pháp và các hoạt động tư pháp. Đúng theo tinh thần cải cách tư pháp, Hiến pháp năm 2013 quy định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Bài viết này giới thiệu những quy định của Hiến pháp năm 2013 về Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, đồng thời góp ý cho việc sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002.
TỪ KHÓA: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án, Viện kiểm sát, Tạp chí Khoa học pháp lý
Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là chế định hết sức quan trọng của Hiến pháp năm 2013, được quy định tại Chương VIII, từ Điều 102 đến Điều 109. Có thể khẳng định rằng Hiến pháp năm 2013 đã đánh dấu những thay đổi hết sức quan trọng liên quan đến quyền tư pháp và các hoạt động tư pháp. Quy định về Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thể hiện được tinh thần cải cách tư pháp trong đó có sự đổi mới về chức năng, hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Bài viết này giới thiệu những quy định của Hiến pháp năm 2013 về Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, đồng thời góp ý cho việc sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 với mong muốn góp phần làm hoàn thiện hơn hệ thống các cơ quan này
1. Tòa án nhân dân
1.1 Những quy định trong Hiến pháp năm 2013
Hiến pháp năm 2013 quy định về Tòa án nhân dân trong 05 Điều(từĐiều102 đến Điều106). Nội dung nổi bật trong các quy địnhnàybao gồm:
Một là, tinh thần cải cách tư pháp
Có thể nhận thấy rằng tinh thần cải cách tư pháp từ Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị từ năm 2005 về chiếc lược cải cách tư pháp đã được hiến định. Nếu Nghị quyết 49 đã đưa ra yêu cầu là “xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp”[1]thì Hiến pháp năm 2013 đã phân định rõ quyền lực nhà nước mà trong đó Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Quyền tư pháp được hiểu trước hết là quyền xét xử, can thiệp sâu vào các hoạt động của xã hội, nhưng bên cạnh đó, nó còn chứa đựng quyền giải thích luật và quyền kiểm sát cơ các quan quyền lực khác. Hiến pháp quy định điểm này không chỉ phù hợp với việc cải cách tư pháp là nhằm xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân mà quan trọng hơn là có sự phân công cụ thể, rành mạch giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nguyên tắc cơ bản là quyền lực thuộc về nhân dân và các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực này.
Hai là, đổi mới về chức năng Tòa án
Chức năng của Tòa án nhân dân được xác định tại Khoản 1, Điều 102: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Đây được xem là một quy định mới so với Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 1992 chỉ xác định tòa án là cơ quan xét xử (Điều 127). Hiến pháp năm 2013 thể hiện rõ là ngoài chức năng xét xử, Tòa án nhân dân còn thực hiện quyền tư pháp. Ở đây cần minh định xét xử là chức năng cơ bản và chủ yếu của tòa án, còn thực hiện quyền tư pháp là cách thức xác định nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước đúng theo tinh thần của khoản 3, Điều 2 Hiến pháp năm 2013, trong đó quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ngoài ra, nhìn từ góc độ thực hiện chức năng xét xử, tòa án khi thực hiện quyền tư pháp cũng bị hạn chế bởi việc phải tuân thủcácquyđịnh của pháp luật. Tư pháp cókhả năng can thiệp sâu vào các hoạt động của xã hội, do đó phảicó trách nhiệm loại trừ oan sai trong hoạt động xét xử và phải đề cao được vai trò của pháp luật đối với nhà nước và xã hội, đảm bảo được tính chất dân chủ, công bằng của pháp luật. Nhìn từ góc độ phân công quyền lực, thì trong quan hệ giữa ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải xác định rõ sự phân công và giám sát lẫn nhau. Tuy nhiên, hệ thống tư pháp phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Việc bảo vệ hiến pháp và pháp luật phải bằng con đường tài phán.
Ngoài ra, khoản 3, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 cũng được xem là một điểm mới so với Hiến pháp năm 1992 khi bổ sung quy định: Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Quy định này không chỉ mang tính phù hợp, thống nhất trong nội dung giữa các chương mà còn đánh dấu bước phát triển trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.
Ba là, nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân
Điều 103 của Hiến pháp năm 2013 quy định khá chi tiết về nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân. Thứ nhất, xét xử công khai; thứ hai, xét xử tập thể và quyết định theo đa số; thứ ba, việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia; thứ tư, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đượ c bảo đảm; thứ năm, chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định theo đúng tinh thần tư pháp độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Trong những nguyên tắc nói trên, nguyên tắcxétxử sơ thẩm của TòaánnhândâncóHội thẩm tham gia và nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được xem là điểm mới nổi bật so với Hiến pháp năm 1992. Trong mô hình xét xử có hai loại là mô hình thẩm vấn và mô hình tranh tụng. Quy định này của Hiến pháp cho thấy mô hình tranh tụng đãđược chúýhơn trong hoạtđộng xétxử của Tòaánnhândân.
Bên cạnh đó, việc quy định như tạikKhoản 6, Điều 103 cho thấy Việt Nam xác định có hai cấp xét xử là sở thẩm và phúc thẩm. Tái thẩm và giám đốc thẩm là hoạt động xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải là cấp xét xử.
Bốn là, hệ thống Tòa án nhân dân
Về hệ thống tòa án, khoản 2, Điều 102 Hiến pháp năm 2013đưa ra vấnđề mang tính nguyêntắc: “Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định”. Quy định này cũng phù hợp với tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 2005 là xác định tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Hiến pháp năm 2013 không quy định cụ thể hệ thống tòa án các cấp mà đã để một khoảng không tương đối rộng cho Luật Tổ chức tòa án quy định.
Có thể nói là với 05 Điềuquy định về Tòa án nhân dân hết sức cô đọng nhưng đã bao hàm những nội dung quan trọng. Chắc chắn các quy định này sẽ là nền tảng cơ bảnđể sửa đổi bổ sung các luật, đặc biệt là Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2002 nhằm cụ thể hóa nhưng điều hiến định liên quan đến chức năng, nhiệm vụtòaáncũng như các cấp xét xử, vai trò của thẩm phán, hội thẩm nhân dân… nhằm thực hiện đúng nguyên tắc của nhà nước pháp quyền: có cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, mọi người bình đẳng trước pháp luật, hệ thống pháp luật công bằng và quyền con người được bảo đảm.
1.2 Góp ý cho việc sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002
Thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp với nhiều cơ quan nhằm xây dựng Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. Kể từ Tờ trình Quốc hội về Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày ngày 29/04/2014, đến nay Dự luật đã trải qua năm lần dự thảo với nhiều sự góp ý, điều chỉnh nhằm hoàn thiện Dự thảo. Những nội dunggópýcơ bản về Dự thảo lần 5 bao gồm: 1) Chức năng tòa án, 2) Hệ thống tòa án; 3) Thẩm quyền thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự; 4) Thẩm phán; 5) Các chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân.
Thứ nhất, về chức năng tòa án
Nếu Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ tòa án thực hiện quyền tư pháp thì Luật Tổ chức Tòa án nhân dân phải thể hiện được nội dung này, tức là tòa án thực hiện quyền xét xử, quyền giải thích luật và quyền kiểm sát cơ các quan quyền lực khác. Tuy khoản 1, Điều 2 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” nhưng toàn bộ nội dung Điều 2 (Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân) chỉ thể hiện được “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử” chứ không thể hiện được việc “thực hiện quyền tư pháp” mà trong đó, đáng lẽ ra phải quy định về chức năng giải thích luật của Tòa án và quyền kiểm sát cơ các quan quyền lực khác. Do đó, nếu đúng theo tinh thần Hiến pháp thì phải có quy định này nhằm thể hiện rõ mối quan hệ giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ hai, về hệ thống tòa án
Nhiều quan điểm đồng thuận là hệ thống Tòa án nhân dân được tổ chức gồm 4 cấp theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính bao gồm Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao. “Việc tổ chức các Tòa án nhân dân theo hướng này phù hợp với các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện quyền tư pháp, đó là tổ chức theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm độc lập xét xử”.[2]Bên cạnh đó, nhiều ýkiến cũng thống nhất vềchế độ hai cấp xét xử trong Dự thảo.
Thứ ba, về thẩm quyền thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự,
Về vấn đề này, hiện có quan điểm khác nhau: một là giao thẩm quyền nói trên cho Quốc hội, hai là giao cho UBTVQH, ba là giao cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Tác giả đồng ý với quan điểm thứ 3 là giao thẩm quyền này cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bởi lẽ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là người đứng đầu cơ quan thực hiện quyền tư pháp có trách nhiệm xem xét, quyết định thành lập và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều này phù hợp với quy định của Hiến pháp và nguyên tắc của nhà nước pháp quyền: tư pháp độc lập.
Thứ tư, về thẩm phán
Có thể nói quy định về thẩm phán nhận được rất nhiều góp ý từ các chuyên gia pháp lý và nhà nghiên cứu. Dự thảo Luật tổ chức Tòa án lần 5 (quy định tại Chương VII Dự thảo) dường như không phù hợp với quan điểm của nhiều chuyên gia khi quy định về ngạch thẩm phán (hai ngạch hoặc bốn ngạch – Điều 53 Dự thảo). Tuy nhiên, tác giả cho rằng quy định như vậy không hợp lý mà chỉ cần quy định hai chức danh thẩm phán là thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán làm công tác xét xử tại các Tòa án khác hoặc làm công tác nghiên cứu về chuyên môn, nghiệp vụ xét xử ở Tòa án nhân dân tối cao. Quy định như vậy sẽ phù hợp với vai trò và chức năng của thẩm phán hơn vì đây là một chức danh tư pháp, cần có sự sử dụng thống nhất.
Ngoài ra còn một số vấn đề khác như tiêu chuẩn, nhiệm kỳ thẩm phán cũng cần đượcquy định cụ thể hơn.
Thứ năm, về chức danh tư pháp trong tòa án nhân dân
Chúng tôi cho rằng cần có sự phân biệt giữa chức danh tư pháp (như thẩm phán) với chức danh mang tính hành chính, quản lý (như chánh án, phó chánh án). Chức danh hội thẩm cũng cần quy định cụ thể và rõ ràng hơn. Các quy định như Điều 68 trong Dự thảo là quá định tính nên dẫn đến trừu tượng, khó xác định. Ví dụ Điều 68 quy định về tiêu chuẩn Hội thẩm như sau: 1) Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực; 2) Có kiến thức pháp luật…Quy định như vậy đọc qua thì rất dễ hiểu nhưng rõ ràng là không biết xác định các tiêu chí đưa ra như trên như thế nào.
2. Viện kiểm sát nhân dân
2.1 Những quy định trong Hiến pháp năm 2013
Hiến pháp năm 2013 quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong 03 Điều (từ Điều 107 đến Điều 109). Về cơ bản, quy định của Hiến pháp năm 2013 không khác so với Hiến pháp năm 1992. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp. Điều này hoàn toàn đúng với chức năng của Viện kiểm sát. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 có những bổ sung cho đúng theo tinh thần cải cách tư pháp là việc tổ chức Viện kiểm sát nhân dân phải phù hợp với tổ chức Tòa án nhân dân. Hiến pháp năm 2013 cũng quy định Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (Điều 107).
Bên cạnh đó, Hiến pháp bổ sung và làm rõ hơn nguyên tắc “khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát” (khoản 2 Điều109). Quy định này ngoài việc thể hiện tinh thần nâng cao vai trò của người lãnh đạo còn có ý nghĩa xác định trách nhiệm cá nhân trong phạm vi thẩm quyền hoạt động của mình.
Trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013, vào tháng 5/2014, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao trình Quốc hội Dự án Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân. Việc sửa đổi luật này nhằm đổi mới hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các nguyên tắc hoạt động, chuẩn hóa các chức danh tư pháp sao cho Viện kiểm sát thực hiện hiệu quả nhất các chức năng của mình, đồng thời phù hợp và thống nhất hoạt động với hệ thống các cơ quan khác, nhất là hệ thống tòa án. Nói cách khác, Dự thảo đã cụ thể hóa các quy định liên quan đến Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp năm 2013 theo yêu cầu cải cách tư pháp và nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa Viện kiểm sát nhân dân.
2.2 Góp ý cho việc sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002
Là cơ quan hết sức quan trọng trong hoạt động tư pháp, trước hết Viện kiểm sát nhân dân phải được xác định là cơ quan thực hành quyền công tố và là thiết chế kiểm soát hoạt động tư pháp. Về cơ bản, Dự thảo cần thể hiện rõ trong mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân.
Thứ nhất, đối với việc thực hành quyền công tố, Điều 2 của Dự thảo Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân xác định thực hành quyền công tốgồm các hoạt động làm rõ sự thật của vụ án, xác định tội phạm, người phạm tội, quyết định việc truy tố, buộc tội người phạm tội theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Thực hành quyền công tố được thực hiện từ khi có thông tin về tội phạm và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nhằm bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
Thứ hai, về kiểm sát hoạt động tư pháp. Cũng theo Điều 2, Dự thảo Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, kiểm sát hoạt động tư pháplàkiểm sátviệc tuântheo phápluật củacơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tiến hành hoặc tham gia các hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp và các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật. Trong việc thực hiện hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan toà án, công an, thi hành án, thanh tra, tư pháp, kiểm toán, các cơ quan nhà nước khác, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đơn vị vũ trang nhân dân để phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật (Điều 7, Dự thảo Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân).
Cũng giống như Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Dự thảo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cũng nhận được nhiều sự quan tâm và góp ý của đông đảo chuyên gia và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực pháp lý. Các nội dung được đề cập nhiều nhất là chức năng của Viện kiểm sát. Nhiều ý kiến cho rằng Điều 2 Dự thảo quy định Viện kiểm sátcóchức năng“xác định tội phạm và người phạm tội” là không phù hợp với chức năng hiến định của Viện kiểm sát, có thể gây ra tình trạng chồng chéo với hoạt động điều tra.
Ngoài ra, còn một số vấn đề mà tác giả cũng thấy cần lưu ý là về tổ chức, Viện Kiểm sát nhân dân phải được tổ chức sao cho phù hợp với hệ thống tổ chức của tòa án, tổ chức của cơ quan điều tra vì đây là các cơ quan cơ có quan hệ hết sức mật thiết với nhau và cùng thực hiện hoạt động tư pháp. Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ và cụ thể thêm quyền hạn điều tra của Viện kiểm sátnhândân, tương trợ tư pháp về hình sự…
Nhìn chung, Hiến pháp năm 2013 đã xác định được những nguyên tắc hết sức cơ bản cho hoạt động của Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân. Đây là nền tảng cơ sở để hoàn thiện cơ quan thực hiện quyền tư pháp và cơ quan thực hiện hoạt động tư pháp. Quy định của Hiến pháp cũng đã tạo điều kiện để sửa đổi và hoàn thiện hai luật cơ bản: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Hai luật đang được xem xét hết sức cẩn thận và chắc chắn sẽ được Quốc hội thông qua trong thời gian tới.
CHÚ THÍCH
* TS Luật học, Phó Trưởng Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh.
[1] Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiếc lược cải cách tư pháp đến năm 2020 ban hành ngày 02/06/2005.
[2] Xem “Tổng hợp ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)”, http://www.dbnd.hochiminhcity.gov.vn (truy cập 24/09/2014).
Tác giả: Phan Nhật Thanh – Nguồn: Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số Đặc san 02/2014, Trang 18-22
Like fanpage Luật sư Online tại https://www.facebook.com/iluatsu/
Trả lời