Mục lục
Đường lối chính trị – pháp lí trong pháp luật về quốc tịch của các nước trên thế giới
Tác giả: GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
Pháp luật về quốc tịch luôn luôn giữ vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật của các quốc gia. Trước sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng hòa nhập quốc tế, trước sự bùng nổ quan hệ qua lại giữa các quốc gia, để bảo vệ chủ quyền của mình, các nhà nước càng ngày càng quan tâm đến việc hoàn thiện pháp luật về quốc tịch của mình. Đường lối chính trị – pháp lí của mỗi quốc gia được thể hiện rõ nét trong pháp luật về quốc tịch, được biểu hiện cụ thể ở một số vấn đề sau đây:
1. Hạn chế hoặc không cho người có xu hướng chính trị đối lập nhập quốc tịch
Bằng nhiều cách thức khác nhau, các quốc gia luôn luôn hạn chế hoặc không cho những người có xu hướng chính trị đối lập nhập quốc tịch nước mình.
Chính sách hạn chế hoặc không cho nhập quốc tịch trên cơ sở các điều kiện chính trị được thể hiện trong pháp luật các nước rất khác nhau. Ở phần lớn các nước, chính sách hạn chế, không cho nhập quốc tịch được thể hiện dưới dạng các điều kiện về tư cách đạo đức, về tinh thần chấp hành pháp luật, về thời hạn cư trú hoặc về sức khỏe (Cộng hoà Pháp, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Thụy Điển…). Có những nước (như Hoa Kỳ) quy định không cho những người có quan điểm đối lập về hệ tư tưởng nhập quốc tịch. Ngoài ra, pháp luật của một số nước còn cho phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền được bác đơn xin nhập quốc tịch của một người vì những lí do đặc biệt, cho dù người đó đã có đầy đủ các điều kiện chung do pháp luật quy định.
Xem thêm bài viết về “Pháp luật”
- Thực tiễn thi hành pháp luật về thương mại tại Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn tham chiếu với yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới – TS. Nguyễn Trọng Điệp
- Ảnh hưởng của pháp luật phương Tây đến pháp luật Nhật Bản trong lịch sử và những giá trị tham khảo đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay – TS. Hoàng Văn Đoàn & TS. Mai Văn Thắng
- Đạo đức công vụ và mối quan hệ giữa đạo đức công vụ và pháp luật công vụ – Một số khía cạnh lí luận – GS.TS. Phạm Hồng Thái & TS. Phạm Thị Giang
- Chuyển hóa pháp luật trong thời đại toàn cầu hóa và liên kết quốc tế, khu vực – ThS. Vũ Thanh Hà
- Tính ổn định của Pháp luật: Lí thuyết, kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng cho Việt Nam – TS. Trần Kiên
2. Phản ánh chính sách dân số của quốc gia
Pháp luật về quốc tịch phản ánh chính sách dân số của quốc gia.
Ở những nước có tỉ lệ tăng dân số cao thì pháp luật về quốc tịch thường có những quy định chặt chẽ, khắt khe các điều kiện cho nhập quốc tịch nhằm góp phần hạn chế tốc độ gia tăng dân số. Còn đối với các nước có tỉ lệ gia tăng dân số quá thấp thì pháp luật về quốc tịch lại quy định những điều kiện rất thuận lợi cho việc nhập quốc tịch. Điều này có thể nhận thấy rất rõ trong pháp luật về quốc tịch của các nước như Canada, Australia, Cộng hoà Pháp…
3. Thể hiện khá rõ nét tính quốc tế của vấn đề quốc tịch
Pháp luật về quốc tịch của tuyệt đại đa số các nước thể hiện khá rõ tính quốc tế của vấn đề quốc tịch. Trong nội dung pháp luật về quốc tịch của các nước thường quy định các giải pháp hoà nhập vào cộng đồng thế giới, thể hiện rõ ở xu hướng công nhận mọi người đều có quyền có quốc tịch, hạn chế tình trạng không có quốc tịch, ngăn chặn nguy cơ rơi vào tình trạng không có quốc tịch.
Xem thêm bài viết về “Quốc tịch”
- Mối quan hệ giữa Quốc tịch với quyền và nghĩa vụ của công dân – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
- Quốc tịch là gì? Cơ sở ra đời và tồn tại của quốc tịch? – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
Nguồn: Fanpage Luật sư Online
Trả lời