Mục lục
Vi phạm hành chính là gì? Phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính?
- Trách nhiệm hành chính là gì? Quy định về xử phạt vi phạm hành chính
- Thẩm quyền xử phạt theo tỷ lệ phần trăm có khống chế mức trần
- Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- Hoàn thiện “Biện pháp khắc phục hậu quả” trong XPVPHC lao động
- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành
- Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về mại dâm
1. Vi phạm hành chính là gì?
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính.
Như vậy, hành vi vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật hành chính, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện vi phạm các quy định pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm.
2. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính
Để xác định một hành vi xảy ra trong thực tế có phải là vi phạm hành chính hay không, cần phải xác định các dấu hiệu pháp lý của các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này. vi phạm hành chính được cấu thành bởi 04 yếu tố gồm mặt khách quan, chủ thể, chủ quan, khách thể.
2.1. Mặt khách quan
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan là hành vi vi phạm hành chính. Khi xem xét đánh giá hành vi của cá nhân hay tổ chức nào đó có phải là hành vi vi phạm hành chính hay không phải dựa vào các căn cứ pháp lý vững chắc xác định hành vi đó phải được pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính. Đối với một số loại hành vi vi phạm hành chính không chỉ đơn thuần dựa vào dấu hiệu nội dung trái pháp luật trong hành vi mà còn phải dựa vào các dấu hiệu khác cụ thể:
– Thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm
Ví dụ: Hành vi gây mất trật tự cho sự yên tĩnh chung chỉ bị coi là vi phạm khi gây tiếng động lớn, ồn ào trong giờ nghỉ từ 22h đếm hôm trước đến 5h sáng hôm sau. Hành vi vận chuyển hành lậu qua biên giới phải xảy ra tại đường biên giới, của khẩu biên giới.
– Công cụ, phương tiện vi phạm
Ví dụ: Dùng phương tiện tàu, thuyền, ô tô… vận chuyển hàng lậu.
– Hậu quả và mối quan hệ nhân quả
Một số trường hợp hành vi của tổ chức, cá nhân được xác định là vi phạm hành chính khi hành vi đó gây ra thiệt hại cụ thể trong thực tế.
Ví dụ: Đào đường giao thông đặt cống thoát nước trái phép; xây dựng nhà ở lấn chiếm Vía hè, lòng đường, gây ô nhiễm môi trường…
2.2. Mặt chủ quan
Dấu hiệu bắt buộc là yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm. Lỗi là trạng thái tâm lý của một người đối với hành vi vi phạm của chính họ. Người nào nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, có hại cho xã hội bị pháp luật cấm mà vẫn thực hiện thì được xác định là vi phạm hành chính.
Có hai hình thức lỗi: Lỗi cố ý, lỗi vô ý.
– Lỗi vô ý là trường hợp người thực hiện hành vi có đầy đủ khả năng nhận thức, điều khiển hành vi nhưng do vô tình, hoặc thiếu thận trọng dẫn đến vi phạm hành chính..
– Lỗi cố ý là trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm hành chính biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hành chính cấm mà vẫn cố tình thực hiện.
Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, chỉ cần xác định tổ chức đó có hành vi trái pháp luật hành chính và hành vi đó theo quy định của pháp luật bị xử phạt bằng các biện xử phạt vi phạm hành chính là đủ.
2.3. Chủ thể vi phạm hành chính
Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.
Cá nhân là chủ thể vi phạm hành chính là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định cụ thể:
– Người đủ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp.
Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
2.4. Khách thể của vi phạm hành chính
Là trật tự quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, an ninh trật tự, an toàn xã hội.
3. Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm
Vi phạm hành chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự là mức độ nguy hiếm của hành vi. vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm hình sự. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau và thường được ghi nhận trong các văn bản pháp luật.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, việc đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm và vi phạm hành chính thường dựa vào một số căn cứ sau:
– Mức độ gây thiệt hại cho xã hội.
Dựa vào dấu hiệu này để phân biệt ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính. Mức độ gây thiệt hại có biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mức độ gây thương tích, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng hóạ phạm pháp.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đổng đến dưới năm mươi trỉệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng… thì bị… ”. Như vậy, nếu giá trị tài sản trộm cắp dưới mức quy định trên thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp vặt.
Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng… thì bị… ”. Nếu mức độ gây thương tích cho nạn nhân dưới mức quy định nêu trên thì người vi phạm chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.
– Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
Ví dụ: Điều 161 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào trốn thuế với số tiền từ… hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế… thì bị… ”
– Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm.
Ví dụ: Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào cố ý gây thương tích… mà tỉ lệ thương tật dưới 11%)… nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì… Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hiểm cho nhiều người”. Đối với trường hợp này sẽ bị truy cứu trách nhiêm hình sự.
Trong xử lý vi phạm hành chính chủ thể có thẩm quyền phải tuân thủ các quy định có tính nguyên tắc trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 để xác định ranh giới tội phạm và vi phạm hành chính để xử lý phù hợp. Vấn đề này được quy đình cụ thể tại các Điều 62, 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Điều 62 quy định: chuyến hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm đê truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 63 quy định: Chuyến hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính.
Ngoài các dấu hiệu trên để phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm thì để phân biệt tội phạm và vi phạm hành chính còn phải dựa vào một số dấu hiệu pháp lý khác. Tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự và chỉ có Quốc hội mới có quyền quy định tội phạm, hình phạt. Vi phạm hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính do Quôc hội ban hành và các nghị định do Chính phủ ban hành cụ thể hóa Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trả lời