• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Hành chính » Thực trạng phòng ngừa các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm

Thực trạng phòng ngừa các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm

07/05/2020 02/01/2021 ThS. Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh Leave a Comment

Mục lục

  • TÓM TẮT
  • 1. Thực trạng phòng ngừa các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm
    • 1.1. Thực trạng về cơ sở chính trị – pháp lý
    • 1.2. Thực trạng triển khai áp dụng các biện pháp phòng ngừa
  • 2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
    • 2.1. Tăng cường cơ sở chính trị – pháp lý
    • 2.2. Tăng cường ngăn ngừa trước không để cho hành vi phạm xảy ra và kịp thời phát hiện, xử lý sau khi hành vi vi phạm xảy ra
  • CHÚ THÍCH
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thực trạng phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và một số kiến nghị

TÓM TẮT

Bài viết tập trung phản ánh thực trạng phòng ngừa các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm tại Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các hành vi vi phạm này trong thời gian sắp tới.

Xem thêm:

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: nhìn từ khía cạnh quản lý nhà nước và quyền lợi người tiêu dùng – ThS. Nguyễn Tuấn Vũ
  • Sử dụng phụ gia thực phẩm tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp kiểm soát – ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thực phẩm không an toàn gây ra cho người tiêu dùng – ThS. Lê Thị Hồng Vân
  • Cần thí điểm thành lập ban quản lý an toàn thực phẩm tại các thành phố trực thuộc trung ương – TS. Thái Thị Tuyết Dung
  • Tác động của các quy định WTO về các biện pháp kiểm dịch động – thực vật đối với các quốc gia đang phát triển – ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo
  • Đi tìm điểm cân bằng giữa tuân thủ luật WTO và bảo đảm an toàn thực phẩm: Đáp án nào cho Việt Nam – ThS. Trần Thị Thùy Dương
  • Những bất cập về thời hiệu và thời hạn xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực an toàn thực phẩm – TS. Cao Vũ Minh
  • Vấn đề quản lý thực phẩm biến đổi gene qua vụ EC – công nghệ sinh học trong khuôn khổ WTO và những vấn đề có liên quan của Việt Nam – ThS. Nguyễn Thị Lan Hương
  • Vai trò của các tiêu chuẩn quốc tế khi ban hành các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm nhập khẩu – ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

TỪ KHÓA: Phòng ngừa,

Các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm được hiểu là các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về sức khỏe hoặc tính mạng của con người trong hiện tại hoặc về lâu dài. Các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 5 Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010. Theo Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999, hành vi vi phạm an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 244 (Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm); tuy nhiên một số hành vi tiêu cực được quy định tại các điều luật khác cũng có khả năng dẫn đến hậu quả gây mất vệ sinh an toàn thực phẩn, cụ thể như: Tội buôn lậu (Điều 153), Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154), Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển buôn bán hàng cấm (Điều 155), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157), Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186). Với sự ra đời của BLHS 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2016), các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm có thể tìm thấy trong các quy định tại Điều 317 (Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm), Điều 190 (Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm), Điều 191 (Tội tàng trữ, buôn bán hàng cấm), Điều 193 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm,) Điều 240 (Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người). Như vậy phòng ngừa các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm thực chất là phòng ngừa các hành vi vi phạm, bao gồm áp dụng những biện pháp ngăn ngừa trước không để cho các vi phạm xảy ra đồng thời kịp thời phát hiện, xử lý sau khi vi phạm xảy ra trên thực tế bằng cách tác động vào nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh các hành vi vi phạm đó.

Thực trạng phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và một số kiến nghị

1. Thực trạng phòng ngừa các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm

1.1. Thực trạng về cơ sở chính trị – pháp lý

Nhận thức được tính nguy hiểm của các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm đến sức khỏe, tính mạng của người dân, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đãban hành nhiều chủtrương, văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này, tiêu biểu như Chỉ thị 08 CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Công văn 01- CV/TWngày 18/02/2016 của Ban Bí thư về việcThực hiện một số việc trọng tâm sau Tết Nguyên đán Bính Thân 2016. Về các quy định của pháp luật, có thể cho rằng Bộ luật Hình sự 1985làvăn bản pháp lý đầu tiên ghi nhận hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm làtội phạm, cụthểlàTội vi phạm các quy định về vệ sinh thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 197). Bộ luật Hình sự năm 1999đã kế thừa quy định của BLHS 1985 đã quy định Tội vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Điều 244 và gần đây nhất, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định Tội vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại điều 317. Điều đáng lưu ý là có hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo BLHS năm 2015 không cần gây ra hậu quả thì hành vi vi phạm đó có thể bị xem là tội phạm và hình phạt cao nhất được áp dụng là 20 năm tù. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng các Bộ luật Hình sự (1985, 1999, 2015) ngoài việc điều chỉnh các hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm thì còn điều chỉnh hành vi này thông qua các điều luật khác có liên quan mà chúng tôi đã đề cập ở trên.

Song song với các quy định của pháp luật hình sự, hành vi vi phạm an toàn thực phẩm còn được thể hiện trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, cụ thể là Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm được Uỷban thường vụQuốc hội thông qua vào ngày 26/7/2003 vàPháp lệnh này hết hiệu lực từkhiLuật An toàn thực phẩm được Quốc hội thông qua vào ngày 17/6/2010. Để triểnkhai Luật An toàn thực phẩm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đãban hànhnhiều Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, phê duyệt chương trình hành động; các bộ chuyên ngành có liên quan như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… cũng đã ban hành các Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn chi tiết thi hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động phòng ngừa các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm tại Việt Nam hiện nay.[1]

Bên cạnh những kết quả đạt được, cơ sở chính trị – pháp lý của phòng ngừa các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm còn có những hạn chế sau:

-Thứ nhất, các chỉ đạo của Trung ương chưa được các địa phương xây dựng thành các chương trình cụ thể mang tính quy mô và thường xuyên.

-Thứ hai, pháp luật hình sự tội phạm hóa hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khá sớm (từ BLHS 1985) nhưng văn bản pháp lý chuyên ngành điều chỉnh lĩnh vực này xuất hiện khá trễ (sau 35 năm từ ngày BLHS 1985 ban hành mới thông qua Luật an toàn thực phẩm). Có thể sự ra đời muộn của luật chuyên ngành là một hạn chế lớn ảnh hưởng đến việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể phòng ngừa các hành vi vi phạm này trên thực tế.

-Thứ ba, mặc dù pháp luật hình sự tội phạm hóa hành vi vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm khá sớm nhưng cách quy định cấu thành vật chất (yêu cầu phải có hậu quả xảy ra) đã gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc xử lý về mặt hình sự các hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Các hành vi này không chỉ gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe trong hiện tại mà có thể gây những ảnh hưởng nguy hiểm về sau. Chính vì vậy, quy định yêu cầu phải có hậu quả xảy ra là nguyên nhân chính dẫn đến các hành vi này chủ yếu bị xử lý về mặt hành chính và tính răn đe, phòng ngừa chưa cao.

1.2. Thực trạng triển khai áp dụng các biện pháp phòng ngừa

1.2.1. Thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn ngừa trước không để cho tội phạm xảy ra

Các hoạt động tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm được các chủ thể tiến hành thường xuyên đối với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến gia súc, gia cầm, ban quản lý chợ, siêu thị, các nhà hàng, bếp ăn tập thể. Công tác tuyên truyền này được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, tiêu biểu trong năm 2016 này, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kế hoạch số 241/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 22 /03/2016 về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016 từ 15/4/2016 đến 15/5/2016. Triển khai kế hoạch này, các địa phương trong cả nước đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, tăng cường thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm nhằm giải quyết căn bản việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt lợn, gà, thủy sản nuôi. Bên cạnh đó, Hội đồng Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật các địa phương cũng đã tăng cường tuyên truyền Luật An toàn thực phẩm, các văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; cung cấp kiến thức trong việc sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn cho các bảo mẫu của bếp ăn trường học, người nấu ăn trong các quán ăn uống… Các hội thảo, hội nghị về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng đã được tổ chức từ Trung ương đến địa phương; các đường dây nóng nhận thông tin phản ánh của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã được thành lập, hỗ trợ cho các chủ thể phòng ngừa thu thập thông tin về các nguy cơ hoặc các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm.

Tuy đã thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa trước không để cho các hành vi vi phạm xảy ra nhưng hoạt động này cũng bộc lộ một vài điểm hạn chế:

-Thứ nhất, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm còn chưa được tiến hành thường xuyên mà theo từng phong trào. Các địa phương còn chưa chủ động xây dựng các chương trình, còn lệ thuộc vào chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên.

-Thứ hai, hoạt động tuyên truyền chưa tập trung nhiều về phía người tiêu dùng, một chủ thể quan trọng trong hoạt động phòng ngừa các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm.

-Thứ ba, hoạt động tuyên truyền an toàn thực phẩm chưa được tăng cường ở các chợ truyền thống, nơi có nhiều nguy cơ tiêu thụ các sản phẩm không đạt chất lượng về an toàn thực phẩm.

-Thứ tư, hiện chưa có chương trình giảng dạy pháp luật về an toàn thực phẩm trong nhà trường, hướng đến người tiêu dùng là học sinh, sinh viên.

1.2.2. Thực trạng hoạt động phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm

Bên cạnh công tác ngăn ngừa trước không để cho các hành vi vi phạm xảy ra, trong thời gian qua, các chủ thể đã tiến hành phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm thông qua các hoạt động:

– Trong năm 2015, cả nước đã thành lập trên 20.600 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, qua đókiểm tra hơn 344.600 cơ sở, phát hiện 77.946 cơ sở vi phạm, chiếm 22,6%.[2] Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ra quyết định xử phạt 261 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt hơn 4,756 tỷ đồng. Trong Quý I/2016, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 20 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt là 480.457.000 đồng (Bốn trăm tám mươi triệu bốn trăm năm mươi bảy nghìn đồng). Cùng với hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc các cơ sở nêu trên dừng ngay hành vi vi phạm; tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định; thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm theo quy định; thu hồi, tiêu hủy lô sản phẩm vi phạm chất lượng.[3] Trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, các cơ quan chức năng tại các địa phương cũng tiến hành xử lý vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường răn đe các cá nhân, doanh nghiệp vi phạm.[4] Song song với việc áp dụng hình phạt tiền và một số hình thức xử lý khác, Cục An toàn thực phẩm và một số Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm các tỉnh, thành cũng đã công khai tên các cơ sở vi phạm trên các trang Web nhằm mang tính răn đe và tuyên truyền đến các chủ thể khác.

– Các cơ quan tiến hành tố tụng cũngđãphát hiện, xử lý các vụ vi phạm cóđủ yếu tố cấu thành tội phạm. Theo thống kêtừ Tòaán Nhân dân Tối cao, từ năm 2011đến 2015, cảnước chỉ xét xử  được03 vụphạm tội theoĐiều 244 BộluậtHình sự1999 “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm” (Năm 2012: 02 vụ và năm 2013: 01 vụ). Bên cạnh đó, trong phạm vi cả nước, một số tội phạm như có liên quan đến hành vi vi phạm an toàn thực phẩm đã qua xét xử như sau:

Bảng: Số vụ phạm tội đã qua xét xử trong phạm vi cả nước:

 20112012201320142015
Điều 15374799797101
Điều 1545665677169
Điều 15527642245849357
Điều 1573841234238
Điều 18601000
Điều 24402100

(Nguồn: Thống kê của TANDTC)

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng hoạt động phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm còn tồn tại những hạn chế sau:

Thứ nhất, các cơ quan chức năng chưa kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến số người bị ngộ độc thực phẩm còn nhiều, gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng. Trong năm 2015, trong phạm vi cả nước, các cơ quan chức năng trên cả nước phát hiện 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965 người mắc, 23 trường hợp tử vong .[5]

Thứ hai, hoạt động ngăn ngừa việc sử dụng các chất cấm, các phụ gia bị cấm trong sản xuất, kinh doanh chưa đạt yêu cầu, người tiêu dùng còn phải tiêu thụ nhiều sản phẩm nguy hại đến sức khỏe trong hiện tại và lâu dài.[6] Ví dụ cụ thể: Số liệu từ kết quả kiểm tra liên ngành giữa Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường và chính quyền các địa phương trong năm 2014 và 2015 cho thấy, có đến 9.140 kg Salbutamol (chất dùng tạo nạc trong chăn nuôi, nhưng có khả năng gây tác hại với cơ thể người) được nhập khẩu để sản xuất dược phẩm, nhưng có đến 6.268 kg chất này được dùng trong chăn nuôi nhằm tạo lợn siêu nạc.[7]

Thứ ba, chưa có sự phối hợp chặt chẽ từ phía Cảnh sát môi trường với các các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Thứ tư, việc công khai các cơ sở vi phạm trên các trang web của Cục an toàn thực phẩm, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được tiến hành đồng bộ ở các địa phương. Bên cạnh đó, việc công khai này chỉ mới dừng lại ở tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, chưa nêu tên sản phẩm vi phạm, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

Thứ năm, công tác phát hiện các vụ vi phạm chưa được tiến hành thường xuyên mà thường được tiến hành theo đợt, theo chương trình cho nên chưa kịp thời phát hiện các vụ vi phạm.

Thứ sáu, số vụ vi phạm bị xử lý về mặt hình sự còn ít, chưa đảm bảo tính răn đe đối với người vi phạm và những người khác trong xã hội.

2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

2.1. Tăng cường cơ sở chính trị – pháp lý

Với nền tảng là Chỉ thị 08/ CT-TW của Ban Bí thư, các cơ sở Đảng tại các địa phương cần chủ động hơn trong việc ban hành các chủ trương, chính sách lãnh đạo các chủ thể phòng ngừa các hành vi vi phạm tại địa phương. Xuất phát từ thực tế là một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa xây dựng “quy chế phối hợp”trong quá trình thực hiện,[8] ảnh hưởng đến hiệu quả phòng ngừa, do đó, yêu cầu tăng cường sự chỉ đạo của Đảng là yêu cầu cấp thiết.

Các quy định của pháp luật cần hoàn thiện theo hướng:

– Các văn bản pháp luật cần thống nhất trong việc điều chỉnh lĩnh vực “an toàn thực phẩm” hoặc “vệ sinh an toàn thực phẩm”. Hiện tại chúng ta có Luật An toàn thực phẩm, Nghị định xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhưng trong Bộ luật Hình sự (1999 và 2015) lại quy định Tội vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong cơ cấu tổ chức, hiện tại Cục An toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế nhưng các Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lại có Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự khác nhau về tên gọi này cũng gây khó hiểu về lĩnh vực điều chỉnh, quản lý.Bên cạnhđó, pháp luật an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thương mại cũng cần được nghiên cứu và hoàn thiện, đảm bảo tính hiệu quả trong việc quản lý an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thương mại cũng như đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp.[9]

– Luật An toàn thực phẩm cần ghi nhận cơ quan công an, đặc biệt là Cảnh sát môi trường là chủ thể của hoạt động phòng ngừa các hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Yêu cầu này nhằm khắc phục tình trạng cơ quan công an tại địa phương sẽ hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra các cơ sở sản xuất kinh doanh trong trường hợp các cơ sở này không hợp tác, gây khó khăn cho việc thực hiệm nhiệm vụ của các đoàn thanh tra.[10]

– Cần quy định rõ việc công khai cơ sở vi phạm là hình thức xử phạt bổ sung bên cạnh hình thức xử phạt chính. Hiện tại, Điều 3 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm chỉ quy định hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền; hình thức xử phạt bổ sung bao gồm “Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm”. Tuy nhiên, như đã trình bày tại phần trước bài viết này, thực tế Cục An toàn thực phẩm và một số Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã công khai tên các cơ sở vi phạm trên Website. Hình thức công khai này đã dựa vào cơ sở pháp lý “Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính” được quy định tại Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Tuy nhiên, hình thức công khai cơ sở vi phạm này cần được ghi nhận tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo tính pháp lý và chưa đồng bộ tại các địa phương. Bên cạnh đó, việc nêu tên cơ sở, theo chúng tôi, phải gắn liền với tên sản phẩm vi phạm (nếu có) nhằm tạo điều kiện cho người tiêu dùng nắm bắt, theo dõi sản phẩm dễ dàng hơn.

– Nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường. Hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội được Chính phủ cho thí điểm một số quận, phường được thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm từ 15/11/2015 trong thời hạn là 01 năm (theo Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg ngày 09/9/2015). Lực lượng thanh tra chuyên ngành này và được giao quyền xử phạt hành chính với mức xử phạt đến 500 nghìn đồng đối với cá nhân vi phạm và 1 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm hoặc lập biên bản chuyển Chủ tịch UBND cùng cấp xử lý trong trường hợp vượt quá thẩm quyền (Điều 8 Nghị định số 38/2015/QĐ-TTg). Theo chúng tôi, việc thành lập các chủ thể thanh tra chuyên ngành này là hợp lý, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tuy nhiên trong thời gian tới, chức năng, nhiệm vụ của chủ thể này cần được quy định tại Luật An toàn thực phẩm và Nghị định quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm nhằm bảo đảm tính pháp chế, tính thống nhất và tránh tình trạng lạm quyền khi thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, mức tiền phạt mà người được giao thanh tra an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường cần được nâng lên cao hơn mức 500 ngàn đồng và 01 triệu đồng như hiện nay nhằm nâng cao tính răn đe đối với người vi phạm đồng thời đỡ mất thời gian trình Chủ tịch UBND cùng cấp ra quyết định xử phạt, bảo đảm việc xử lý hành vi vi phạm kịp thời và nghiêmkhắc.

– Trong chế tài hình sự, bên cạnh các hình phạt chính thì cần áp dụng hình phạt bổ sung là cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định vĩnh viễn đối với các cá nhân, tổ chức phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe con người trong các điều luật có liên quan đến hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, đặc biệt là Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Điều 317 BLHS 2015. Hiện tại, kế thừa Điều 244 BLHS 1999, Điều 317 BLHS 2015 chỉ quy định hình phạt bổ sung đối với tội danh này là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm. Việc bổ sung hình phạt bổ sung cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định vĩnh viễn sẽ tăng cường tính răn đe, phòng ngừa tội phạm, thể hiện tính kiên quyết của Nhà nước ta đối với tội phạm này.

2.2. Tăng cường ngăn ngừa trước không để cho hành vi phạm xảy ra và kịp thời phát hiện, xử lý sau khi hành vi vi phạm xảy ra

2.3.1 Tăng cường ngăn ngừa trước không để cho hành vi vi phạm xảy ra

Ngăn ngừa trước không để cho các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm xảy ra bao gồm nhóm các biện pháp cơ bản sau:

– Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật an toàn thực phẩm:

(1) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh lương thực, thực phẩm, các cơ sở kinh doanh ăn uống, các doanh nghiệp, trường học có bếp ăn tập thể, các chợ đầu mối, chợ truyền thống, siêu thị…bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó nhấn mạnh tuyên truyền các hình thức xử phạt của pháp luật hành chính và pháp luật hình sự.

(2) Tăng cường tuyên truyền pháp luật về an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen ăn uống của dân cư nền kinh tế nông nghiệp, sự thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe mà một bộ phận người tiêu dùng còn tâm lý dễ dãi khi tiêu thụ sản phẩm hoặc sai lầm trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm. Với thực tế này, tăng cường tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu biết tính nguy hiểm của thực phẩm bẩn, các tiêu chí đánh giá an toàn của sản phẩm là yêu cầu cấp thiết hiện nay góp phần ngăn ngừa các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Một khi người tiêu dùng quan tâm, lựa chọn khắt khe các sản phẩm đạt yêu cầu về mức độ an toàn thì các cá nhân, doanh nghiệp tự khắc phải nghiêm khắc tuân thủ – nếu như họ muốn sản phẩm của họ được thị trường chấp nhận. Việc tuyên truyền đến ngườitiêu dùng cần chú ý đến việc tuyên truyền tại chợ truyền thống, siêu thị, các quán ăn trên đường phố, tuyên truyền đến từng hộ gia đình thông qua các chương trình tại các địa phương, cơ sở.

(3) Tăng cường tuyên truyền đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh thức ăn chăn nuôi, kinh doanh phụ gia thực phẩm. Các đối tượng này cần được tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, tác hại của việc sử dụng chất cấm, phụ gia quá mức đến sức khỏe con người, đặc biệt tuyên truyền hình thức xử lý khi họ vi phạm pháp luật, khiến họ phải cân nhắc giữa lợi ích của việc không chấp hành quy định và hậu quả bất lợi họ phải gánh chịu khi hành vi vi phạm bị phát hiện.

(4) Tăng cường tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trẻ em từ cấp bậc mầm non, học sinh, sinh viên vì đây là các đối tượng không những có nguy cơ tiêu thụ những sản phẩm không an toàn mà còn là đối tượng có khả năng tuyên truyền hiệu quả đến các thành viên khác trong gia đình, với những người xung quanh và tạo cho các em thói quen cân nhắc, tìm hiểu các dịch vụ, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn trong cuộc sống hiện tại và sau này. Nội dung tuyên truyền pháp luật về an toàn thực phẩm cần được đưa vào Chương trình chính thức (Kỹ năng sống, Giáo dục công dân) kết hợp với các chương trình ngoại khóa, đi tìm hiểu thực tế. Yêu cầu này cũng gắn liền với việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn về an toàn thực phẩm đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên các cấp.

(5) Tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với cán bộ quản lý an toàn thực phẩm. Hơn ai hết, lực lượng này phải hiểu rõ các quy định của pháp luật, hiểu rõ tại sao pháp luật phải quy định vấn đề an toàn thực phẩm và nắm được ý nghĩa công việc mà họ đang làm, có như vậy, hoạt động tuyên truyền của các chủ này đối với cộng đồng mới đạt hiệu quả như mong muốn.

Để thực hiện hoạt động tuyên truyền vừa nêu đòi hỏi sự tham gia rộng rãi của chủ thể phòng ngừa, các lực lượng phòng ngừa và lưu ý sử dụng lợi thế của đội ngũ sinh viên, nhất là sinh viên trường luật, ngành luật; lợi thế từ các phương tiện truyền thông, mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền các quy định của pháp luật cũng như tuyên truyền cách lựa chọn, sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

– Tổ chức, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.Các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương và các cơ quan cấp dưới tương ứng ở địa phương có vai trò chủ đạo trong việc tiếp cận các mô hình sản xuất tiên tiến từ các nước phát triển để phổ biến, giúp đỡ các cá nhân, tổ chức sản xuất trong nước áp dụng. Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cả nước hiện nay có 35 tỉnh, thành với 280 chuỗi hình thức chuỗi kết nối nông dân – người sản xuất kinh doanh – người tiêu dùng (sản phẩm chính là rau, quả, chè, thịt, trứng, gạo và thủy sản). Hiện nay, đã có 69 cơ sở bán sản phẩm đã được cơ quan chức năng xác nhận (có nhu cầu và tự nguyện).[11] Ngoài ra một số địa phương khác có các mô hình VietGAP và đây chính là những mô hình cần được nhân rộng trong phạm vi cả nước. Biện pháp này đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, nhất là sự hợp tác từ phía người sản xuất, tạo niềm tin về chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng, tạo nên sự thay đổi về thói quen sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, để biện pháp này có thể áp dụng trong thực tế, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về vật chất, kỹ thuật cho những cơ sở áp dụng mô hình này cũng như có những ưu đãi trong việc phân phối sản phẩm nhằm khuyến khích người sản xuất lựa chọn, duy trì mô hình sản xuất an toàn và tạo khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.

– Tăng cường hoạt động tổ chức quản lý xã hội về an toàn thực phẩm. Hoạt động tổ chức quản lý xã hội về an toàn thực phẩm được thực hiện bởi các chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (được quy định từ Điều 61 đến Điều 66 của Luật An toàn thực phẩm năm 2010) thì cơ quan công an các cấp, lực lượng Cảnh sát môi trường, Cảnh sát giao thông, Quản lý thị trường, cơ quan hải quan, Bộ đội biên phòng cũng giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức quản lý xã hội và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm đối với các hoạt động sản xuất, vận chuyển, kinh doanh trong nước và các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Để thực hiện tốt chức năng này, các chủ thể cần được tăng cường nguồn nhân lực, trang bị đầy đủ về phương tiện, thiết bị nhằm nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm, đặc biệt là khu vực cảng, biên giới. Ngoài ra, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra là tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo sản phẩm trên mọi hình thức, xác định rõ trách nhiệm của cơ sở quảng cáo sản phẩm và đơn vị có nhiệm vụ quảng cáo sản phẩm trong trường hợp quảng cáo sản phẩm sai chất lượng, gây ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.

2.3.2. Tăng cường các biện pháp nhằm kịp thời phát hiện, xử lý sau khi hành vi vi phạm xảy ra

– Tăng cường các biện pháp phát hiện các hành vi vi phạm. Nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, các chủ thể chuyên trách như thanh tra chuyên ngành và các đơn vị phối hợp cần tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở có nguy cơ vi phạm, các khu vực thường xảy ra vi phạm, lập hồ sơ theo dõi các biểu hiện vi phạm. Để hoạt động này tiến hành đạt hiệu quả thì các chủ thể chuyên trách này phải kịp thời nắm bắt những thông tin về sự ra đời, hoạt động của các cơ sở, chủ động phối hợp lực lượng tiến hành thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó, việc vận động quần chúng tham gia phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm có vai trò quan trọng, giúp các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm.

– Tăng cường xử lý hành vi vi phạm bằng hình thức xử phạt hành chính và áp dụng hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự. Trong những năm qua, các hành vi vi phạm chủ yếu chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính, số vụ bị khởi tố, truy tố và xét xử còn hạn chế. Với việc ra đời của BLHS năm 2015 và Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (Điều 317), khi hành vi vi phạm không cần gây hậu quả vẫn có thể bị xử lý về mặt hình sự thì các chủ thể là cơ quan tiến hành tố tụng, trong phạm vi chức năng của mình, cần áp dụng chế tài hình sự đối với các hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nâng cao tính răn đe và hiệu quả phòng ngừa tội phạm.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, tăng cường phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm cần thiết phải được tiến hành song song với tăng cường số lượng, chất lượng nguồn lực lượng phòng ngừa tội phạm và cơ sở vật chất hỗ trợ cho hoạt động phòng ngừa, phát hiện các hành vi vi phạm. Lực lượng này bao gồm các chủ thể chuyên trách như Hội đồngphổ biến giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp địa phương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các chủ thể khác như các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức đoàn thể, tổ chức nghề nghiệp như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật… Điều cần lưu ý hiện nay là nguồn nhân lực cấp phường, xã, thị trấn cần được tăng cường về số lượng và chất lượng. Hiện nay Chính phủ đang thí điểm thành lập các đoàn thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm cấp quận, phường tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, do đó nguồn nhân sự từ các phòng Y tế, Kinh tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Y tế, Đội Quản lý thị trường, Trạm Y tế, công chức cấp phường phụ trách nông nghiệp, kinh tế[12] cần được tăng cường về số lượng và cần được đào tạo nâng cao trình độ chuyên sâu về lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Ngoài việc tăng cường nguồn nhân lực thì hoạt động phối hợp các chủ thể phòng ngừa cần được thực hiện chặt chẽ và thường xuyên, trong đó chú trọng phối hợp với cơ quan công an, Cảnh sát môi trường, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khu vực nhằm phát huy tối đa sức mạnh của các chủ thể.

Song song với việc huy động nguồn nhân lực đông đảo tham gia phòng ngừa các hành vi vi phạm thì vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này cũng cần được chú trọng. Cục An toàn thực phẩm là cơ quan có nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc đề xuất, tổ chức các hình thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn cho người được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; đặc biệt là tiếp cận các kiến thức, thành tựu khoa học từ các nước phát triển. Tuy nhiên, hoạt động này cũng cần tiến hành đồng bộ với việc bảo đảm thu nhập, đời sống vật chất của người có chức năng, giúp họ yên tâm công tác và phòng ngừa hành vi tiêu cực có thể phát sinh./.

CHÚ THÍCH

* TS. Luật học, Giảng viên Khoa Luật Hình sự, Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh

[1] Xem: Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị định số 178/2013 NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm; Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030; Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

[2] .http://vfa.gov.vn/thanh-kiem-tra/tin-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-an-toan-thuc-pham-thang-4-nam-2016.html. Ngày truy cập: 22/8/2016.

[3] .http://vfa.gov.vn/thanh-kiem-tra/tin-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-an-toan-thuc-pham-thang-4-nam-2016.html.

4 Ví dụ: Trên địa bàn Thành phố Hà nội, trong 5 tháng đầunăm 2016, các cơ quan chức năng của Thành phố đã thànhlập 766 đoàn thanh, kiểm tra đối với 48.899 cơ sở sản xuất,kinh doanh, chế biến thực phẩm, phát hiện 7.872 cơ sở viphạm an toàn thực phẩm, xử lý 6.227 cơ sở với số tiền trên13 tỷ đồng. Hoạt động thanh, kiểm tra tập trung vào việcphòng ngừa, ngăn chặn việc nhập lậu gia cầm và sản phẩmgia cầm; giám sát các cơ sở thực phẩm, xử lý các cơ sở viphạm dưới nhiều hình thức. Xem: http://hanoi.gov.vn/30/-/hn/ZVOm7e3VDMRM/2770449/phat-hien-gan-8-nghinco-so-vi-pham-an-toan-thuc-pham.html;jsessionid=xY4-a47EDEpxkssb4QD+B23r7.app2. Ngày truy cập: 22/8/2016.

[5] Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế.

[6] Phạm Quý Ngọ, Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Xem tại: http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx = Công-tác-đấu-tranh-phòng,-chống-tội-phạm-và-vi-phạm-pháp-luật-về-bảo-vệ-môi-trường—40736.Ngày truy cập: 14/9/2016.

[7] .http://dangcongsan.vn/xa-hoi/vi-pham-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-xu-phat-toi-20-nam-tu-379231.html. Ngày truy cập: 15/6/2016.

[8] .http://hanoi.gov.vn/30/-/hn/ZVOm7e3VDMRM/ 2770257/tang-cuong-su-lanh-ao-cua-ang-oi-voi-van-e-an-toan-thuc-pham.html;jsessionid=v2WyWlgpylMWxVtxzfpB8n6X.app2. Ngày truy cập: 15/6/2016.

[9] Xem: Đặng Công Hiến, Hoàn thiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Việt Nam,Tạp chí Cộng sản. Xem tại: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen/2013/24901/Hoan-thien-phap-luat-ve-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-trong.aspx. ngày 11/12/2013. Truy cập ngày 19/9/2016.

[10] Thực tế cho thấy nhiều vụ thanh tra các cơ sở gặp khó khăn khi các cơ sở này không hợp tác, tạo điều kiện cho hoạt động thanh tra, kiểm tra. Xem thêm tại http://thanhnien.vn/thoi-su/da-nang-doan-kiem-tra-an-toan-thuc-pham-bi-gay-kho-696870.html. Ngày truy cập: 15/6/2016.

[11] .http://www.kinhtedothi.vn/song-khoe/chung-tay-vi-an-toan-thuc-pham/2016/05/81033D26/ca-nuoc-co-280-chuoi-cung-ung-nong-san-an-toan/. Ngày truy cập: 19/8/2016.

[12] Xem Điều 2 Quyết định số 38/2015/NĐ-TTg ngày 09/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn của TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Bộ luật Hình sự 1999, 2015.[trans: Criminal Code 1999, 2015]
  • Luật An toàm thực phẩm 2010. [trans: Food Safety Regulation 2010]
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. [trans: Decree No. 38/2012/ND-CP dated 25/04/2012 of the Government providing detailed regulations for implementation of some articles of the Law on Food Safety]
  • Nghị định 178/2013 NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm. [trans: Decree 178/2013 ND-CP dated 14/11/2013 of the Government stipulating administrative sanctions on food safety]
  • Chỉ thị 06/2007/CT-TTg ngày 28/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. [trans: Directive 06/2007/CT-TTg dated 03/28/2007 of the Prime Minister on the implementation of urgent measures to ensure food safety]
  • Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. [trans: Directive 13/CT-TTg dated 09/5/2016 of the Prime Minister on strengthening State management responsibilities for food safety]
  • Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030. [trans: Decision No. 20 / QD-TTg dated 04/01/2012 of the Prime Minister approving the National Strategy on Food Safety for 2011-2020 and Vision 2030]
  • Cục An toàn thực phẩm: thống kê xử lý vi phạm năm 2015, quý I năm 2016. [trans: Food Safety Bureau: Statistical handling violations in 2015, the first quarter of 2016]
  • Đặng Công Hiến, Hoàn thiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Việt Nam,Tạp chí Cộng sản. Xem tại:.http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen/2013/24901/Hoan-thien-phap-luat-ve-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-trong.aspx. Bài đăng ngày 11/12/2013. Truy cập ngày 14/9/2016. [trans: Dang Cong Hien, improve the law on food safety in commercial activities in Vietnam, the Communist Review. View at: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen/2013/24901/Hoan-thien-phap-luat-ve-ve-sinh-an-toan -thuc-pham-.aspx. Post dated 11.12.2013. Retrieved on 14/09/2016]
  • Phạm Quý Ngọ, “Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”. Xem tại: http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx = Công-tác-đấu-tranh-phòng,-chống-tội-phạm-và-vi-phạm-pháp-luật-về-bảo-vệ-môi-trường—40736. Ngày truy cập: 14/9/2016. [trans: Pham Quy Ngo, “The fight against crime and violating laws on environmental protection”. View at: http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx = Công-tác-đấu-tranh-phòng,-chống-tội-phạm-và-vi-phạm-pháp-luật-về-bảo-vệ-môi-trường—40736. Date of consultation: 09.14.2016]
  • Trần Mai Vân, Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội 2013 [trans: Tran Mai Van, Enforcement of laws on food safety at the ward level in the province of Hanoi, master thesis jurisprudence, the Hanoi National University, 2013]
  • http://vfa.gov.vn/thanh-kiem-tra/tin-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-an-toan-thuc-pham-thang-4-nam-2016.html. Ngày truy cập: 22/8/2016. [trans:.http://vfa.gov.vn/thanh-kiem-tra/tin-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-an-toan-thuc-pham-thang-4-nam-2016.html. Date of consultation: 08.22.2016]
  • http://vfa.gov.vn/thanh-kiem-tra/tin-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-an-toan-thuc-pham-thang-4-nam-2016.html. Ngày truy cập: 19/8/2016. [trans:.http://vfa.gov.vn/thanh-kiem-tra/tin-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-an-toan-thuc-pham-thang-4-nam-2016.html. Date of consultation: 19.08.2016]
  • http://www.kinhtedothi.vn/song-khoe/chung-tay-vi-an-toan-thuc-pham/2016/05/81033D26/ca-nuoc-co-280-chuoi-cung-ung-nong-san-an-toan/. Ngày truy cập: 19/8/2016. [trans: http://www.kinhtedothi.vn/song-khoe/chung-tay-vi-an-toan-thuc-pham/2016/05/81033D26/ca-nuoc-co-280-chuoi-cung-ung-nong-san-an-toan /. Date of consultation: 19.08.2016]

Tác giả: ThS. Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh* – Nguồn: Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 09(103)/2016 – 2016, Trang 35-42

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Phân tích căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật?
Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
Trách nhiệm pháp lý là gì? Phân tích khái niệm trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?
Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi pham luật
Trình bày các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?
Trình bày các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?
Phân tích các yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật
Yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật
Cho ví dụ, phân tích chủ thể, khách thể của vi phạm pháp luật đó
Cho ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích mặt chủ quan của vi phạm pháp luật đó
Cho ví dụ và phân tích mặt chủ quan của vi phạm pháp luật đó

Chuyên mục: Hành chính, Luật Hành chính Việt Nam Từ khóa: An toàn thực phẩm, Phòng ngừa, Vi phạm pháp luật

Previous Post: « Thời hiệu, thời hạn xử phạt VPHC trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Next Post: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thực phẩm không an toàn »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • Cạnh tranh
  • Dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
  • Đất đai
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự (188)
    • Luật Hình sự – Phần chung (46)
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm (2)
    • Luật Hình sự quốc tế (7)
    • Luật Tố tụng hình sự (59)
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Kiến thức chung
    • Lịch sử văn minh thế giới
  • Lao động (29)
  • Luật Thuế (11)
  • Lý luận chung Nhà nước & Pháp luật (123)
  • Môi trường (22)
  • Ngân hàng (9)
  • Pháp luật đại cương (15)
  • Quốc tế (137)
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế (1)
    • Công pháp quốc tế (22)
    • Luật Đầu tư quốc tế (16)
    • Luật Hình sự quốc tế (7)
    • Thương mại quốc tế (54)
    • Tư pháp quốc tế (6)
  • Thương mại (70)
  • Tội phạm học (4)
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh (7)

Thống kê: iluatsu.com

  • 10 Chuyên mục
  • 1051 Bài viết
  • 2989 Lượt tư vấn

Footer

Bình luận mới nhất:

  • Toan trong [EBOOK] Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam pdf
  • Nguyễn Hoàng Phúc trong [EBOOK] Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam pdf
  • Trần Hải Yến trong [EBOOK] Giáo trình Luật Lao động pdf – ĐH Luật Hà Nội
  • Nguyễn Hà trong [CÓ ĐÁP ÁN] Trắc nghiệm môn Luật Hiến pháp Việt Nam 2013
  • Nguyễn Hà trong [CÓ ĐÁP ÁN] 185 Nhận định đúng sai Luật Hiến pháp Việt Nam 2013

Bài viết mới:

  • [PDF] Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 – Phần chung 15/02/2021
  • Các bước để trở thành Luật sư ở Việt Nam 29/01/2021
  • [CÓ ĐÁP ÁN] Câu hỏi ôn tập môn Triết học 28/01/2021
  • Tăng cường thực thi pháp luật môi trường tại Việt Nam thông qua nội luật hóa Công ước Basel 1989 27/01/2021
  • Những nội dung mới của BLTTHS 2015 về bảo vệ quyền con người và quyền công dân trong TTHS 26/01/2021

Giới thiệu:

Luật sư Online (https://iluatsu.com) là một web/blog cá nhân, chủ yếu chia sẻ tài liệu, kiến thức pháp luật, tình huống pháp lý và đặc biệt là tư vấn luật hoàn toàn miễn phí…  Hi vọng bạn sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích trên website và đừng quên ghé thăm thường xuyên bạn nhé! Chúng tôi luôn: Tận tâm – Tận tình – Tận tụy!

Copyright © 2021 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng