Mục lục
Người nước ngoài và người không quốc tịch là gì? Phân loại người nước ngoài? Các quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch?
- Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về xuất, nhập, quá cảnh
- Bảo đảm quyền của người nước ngoài khi bị xử phạt trục xuất
- Xác lập quyền sử dụng đất để kinh doanh bất động sản tại Việt Nam
- Bình luận án lệ 02/2016/AL: Đứng tên giùm người nước ngoài mua bất động sản
- Các quy chế pháp lý hành chính của công dân?
1. Người nước ngoài và người không quốc tịch là gì?
Người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động, học tập, công tác, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Người không quốc tịch là người không có quốc tịch của một nước nào cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Phân loại người nước ngoài
Người nước ngoài vào nước ta có nhiều loại với những mục đích khác nhau nhưng có thể phân thành:
- Người nước ngoài thường trú tức là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
- Người nước ngoài tạm trú là người cư trú có thời hạn tại Việt Nam.
3. Các quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài và người không quốc tịch
Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch là tổng thể quyền, nghĩa vụ pháp lý của người nước ngoài, người không quốc tịch được Nhà nước ta quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.
4. Đặc điểm quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài
Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài có đặc điểm sau:
– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật: Pháp luật Việt Nam và pháp luật mà họ mang quốc tịch.
– Tất cả những người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt màu da, tôn giáo, nghề nghiệp.
– Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài có hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam, xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch.
a. Quyền, nghĩa vụ trong lĩnh vực hành chính – chính trị
Người nước ngoài, người không quốc tịch được Nhà nước Việt Nam bảo hộ về tính mạng, tài sản và những quyền, lợi ích hợp pháp khác trên cơ sở pháp luật Việt Nam và điều ước mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Người nước ngoài, người không quốc tịch có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, được bí mật về điện thoại điện tín, có quyền được bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự.
Có quyền khiếu nại đối với những hành vi trái pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Pháp luật nước ta quy định cụ thể về cư trú, đi lại của người nước ngoài, tạo điều kiện cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh. Người nước ngoài được đi lại tự do trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với mục đích nhập cảnh đã được đăng ký, trừ khu vực cấm người nước ngoài đi lại.
Nhà nước Việt Nam dành quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao cho các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đạỉ diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, thành viên những cơ quan đó và thành viên gia đình họ…
b. Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực kinh tế -xã hội
Người nước ngoài có quyền lao động, có quyền kinh doanh, được hành nghề luật sư theo pháp luật Việt Nam.,
Nhà nước khuyến khích đảm bảo hoạt động đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ tại Việt Nam. Đặc biệt đối với các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, công nghệ cao trong một số lĩnh vực như nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp…
c. Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực văn hóa -xã hội
Người nước ngoài và con em của họ được vào học tại các trường học Việt Nam, trừ một số trường đại học, trường chuyên nghiệp hoặc một số ngành học trong các trường có liên quan đến an ninh, quốc phòng. Việc tuyển sinh, quản lý học sinh nước ngoài theo quy chế tuyển sinh, quản lý học sinh của Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam cho phép người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được thành lập, tham gia thành lập và tổ chức trường học quốc tế, trường đại học, trung tâm dạy nghề, trường văn hóa nghệ thuật hoạt động tại Việt Nam.
Việc tiếp nhận, quản lý đào tạo đối với người nước ngoài học tại các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Quôc phòng, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cơ yếu Chính phủ… được thực hiện theo quy định riêng của Nhà nước.
Hoạt động thông tin báo chí của phóng viên nước ngoài phải tuân theo quy chế quản lý thông tin của Nhà nước Việt Nam.
Người nước ngoài có quyền kết hôn với công dân Việt Nam, được phép nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi… phải tuân theo đúng thủ tục do pháp luật Việt Nam quy định.
Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền của, Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả của người nước ngoài đối với tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học lần đầu được công bố và phổ biến tại Việt Nam.
Người nước ngoài được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tại Việt Nam và được hưởng các chế độ bảo trợ xã hội.
Người nước ngoài, người không quốc tịch có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật Việt Nam, có công với Nhà nước Việt Nam được khen thưởng.
Trả lời