Phân tích khái niệm viên chức theo quy định của Luật viên chức hiện hành? Phân biệt viên chức và công chức
- Một số vấn đề về trách nhiệm kỷ luật của viên chức
- Phân tích khái niệm công chức? Phân biệt cán bộ, công chức và viên chức
- Hoàn thiện quy định về “chưa xử lý” và “miễn xử lý kỷ luật” công chức
- Hoàn thiện quy trình bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm công chức
- Bất cập trong quy trình thi tuyển công chức và hướng hoàn thiện
- Chuẩn hóa đội ngũ công chức hộ tịch cấp xã và đổi mới quản lý
- Bàn về thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật công chức
1. Viên chức là gì?
Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2. Đặc điểm của viên chức
– Về quốc tịch: viên chức phải là công dân Việt Nam
– Về con đường hình thành: tuyển dụng. Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 20 Luật viên chức 2010). Có hai phương thức tuyển dụng viên chức là thi tuyển và xét tuyển (Điều 23 Luật Viên chức 2010).
– Về nơi làm việc: đơn vị sự nghiệp công lập. Theo khoản 1 Điều 9 Luật viên chức 2010, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. VD: Đại học Luật Hà Nội chính là một đơn vị sự nghiệp công lập.
– Về chế độ làm việc, hưởng lương: viên chức làm việc theo chế độ hợp đồng và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Điều đó có nghĩa giữa viên chức và bên tuyển dụng có sự thỏa thuận về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên… Hợp đồng làm việc là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp liên quan đến vi phạm quyền hay các vấn đề khác phát sinh giữa hai bên. Lương của viên chức được nhận từ quỹ của đơn vị sự nghiệp công lập nơi họ làm việc chứ không phải từ Nhà nước. Do vậy, tiền lương mà viên chức nhận được thường phụ thuộc vào sự thỏa thuận của viên chức và bên tuyển dụng, Nhà nước hầu như không can thiệp vào vấn đề này.
3. Phân biệt viên chức và công chức
Bảng phân biệt viên chức và công chức
Tiêu chí Viên chức Công chức
Con đường hình thành Tuyển dụng Tuyển dụng, bổ nhiệm
Thời gian công tác Theo hợp đồng (có thời hạn) Theo biên chế (không có thời hạn)
Tiền lương Chỉ hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập Hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đối với công chức lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp thì hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập
Cơ quan làm việc Đơn vị sự nghiệp công lập Đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng công an nhân dân, quân đội nhân dân
Ví dụ Bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, Giảng viên Đại học Luật Chánh án TAND tỉnh, Thẩm phán
Căn cứ pháp lý Luật Viên chức 2010 Luật Cán bộ, công chức 2008
Trả lời