Mục lục
Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật hành chính. Cho ví dụ minh họa về một quan hệ pháp luật hành chính?
- Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Cho ví dụ về một hoạt động quản lý hành chính nhà nước?
- [PHÂN BIỆT] Hoạt động quản lý hành chính nhà nước với hoạt động lập pháp và tư pháp? Nêu ví dụ?
- Một số ý kiến về hoạt động ban hành VBQPPL của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Thiếu thống nhất quy định “Đình chỉ” và “Tạm đình chỉ” trong các VBQPPL
- Về thời điểm có hiệu lực của VBQPPL thông qua một vụ án cụ thể
- Điểm mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPPL) 2015
- Nội dung, tính chất của “Nghị định” trong Luật Ban hành VBQPPL
- Vai trò của Tòa án trong việc xem xét VBQPPL của Chính phủ
TỪ KHÓA: aaa
1. Quan hệ pháp luật hành chính là gì?
Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.
2. Đặc điểm chung của quan hệ pháp luật
– Là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật:
– Nội dung gồm các quyền, nghĩa vụ pháp lý của 2 bên chủ thể tương ứng với nhau và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước.
– Mang tính ý chí.
– Xuất hiện trên cơ sở các quy định pháp luật nên nó phải phù hợp với quy định pháp luật.
– Vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội. Đặc điểm riêng của quan hệ pháp luật hành chính:
– Có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hay đối tượng quản lý hành chính nhà nước.
VD1: Phát sinh từ yêu cầu của chủ thể QLHCNN: Điều tra dân số 2019; VD2: Phát sinh từ yêu cầu của đối tượng quản lý: Xin cấp giấy khai sinh.
– Nội dung là các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các bên chủ thể tham gia quan hệ đó tương ứng với nhau. Quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính là các quyền và nghĩa vụ cần thiết đối với việc xác lập và duy trì trật tự quản lý hành chính nhà nước.
VD: Trong quan hệ khiếu nại, khi một công dân nhận thấy một quyết định của cơ quan hành chính nhà nước ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì công dân đó có quyền khiếu nại để yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước đó xem xét lại quyết định của mình – ngược lại, nghĩa vụ của cơ quan hành chính đó là phải xem xét yêu cầu của công dân. Bên cạnh đó, nghĩa vụ của công dân là phải cung cấp đủ giấy tờ, bằng chứng – tương ứng với quyền của cơ quan hành chính nhà nước là có thể quyết định xem xét hoặc không xem xét yêu cầu trong trường hợp không cung cấp đủ giấy tờ.
– Một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải được sử dụng quyền lực nhà nước.
VD: Trong quan hệ cấp giấy đăng ký xe máy, chủ thể đặc biệt là công an quận/huyện, chủ thể thường là người đi xin cấp giấy đăng ký xe; Trong quan hệ giữa Bộ Giáo dục và bộ Tư pháp về việc tuyển sinh trong năm học mới, Bộ Giáo dục là chủ thể đặc biệt, Bộ Tư pháp là chủ thể thường (Bộ Tư pháp phải xin ý kiến bộ Giáo dục về chỉ tiêu tuyển sinh).
– Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính: “Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu được giải quyết theo thủ tục hành chính và bởi các cơ quan hành chính”
– Bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước:
VD: Khi xử phạt vi phạm hành chính, nếu cảnh sát giao thông xử phạt sai quy định sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp lý về hành vi của mình. Còn nếu người bị xử phạt không chấp hành đúng thì cũng bị cưỡng chế thực hiện hoặc xử lý tương ứng.
3. Ví dụ về một quan hệ pháp luật hành chính
Quan hệ thu hồi đất giữa UBND xã với ông A, do ông A sử dụng đất trái phép. Phát sinh từ yêu cầu hợp pháp của UBND xã trong quản lý đất đai. Quyền của UBND xã là thu hồi đất, nghĩa vụ của ông A là chấp hành quyết định thu hồi đất của UBND trong t/h quyết định hợp pháp, quyền của ông A là khiếu nại nếu thấy quyết định ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, nghĩa vụ của UBND xã là tiếp nhận nếu có yêu cầu khiếu nại. UBND xã là chủ thể đặc biệt sử dụng quyền lực nhà nước, ông A là chủ thể thường. Tranh chấp phát sinh liên quan tới quyết định thu hồi đất sẽ được giải quyết theo thủ tục khiếu nại được quy định tại Luật khiếu nại.
Nguồn: Tạp chí Khoa học pháp lý – https://www.facebook.com/TapChiKhoaHocPhapLy/
Trả lời