Cán bộ, công chức, viên chức là gì? Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức?
- Phân tích khái niệm công chức? Phân biệt cán bộ, công chức và viên chức
- Phân tích khái niệm viên chức? Phân biệt viên chức và công chức
- Bàn về thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật công chức
- Chuẩn hóa đội ngũ công chức hộ tịch cấp xã và đổi mới quản lý
- Bất cập trong quy trình thi tuyển công chức và hướng hoàn thiện
- Hoàn thiện quy trình bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm công chức
- Hoàn thiện quy định về “chưa xử lý” và “miễn xử lý kỷ luật” công chức
- Một số vấn đề về trách nhiệm kỷ luật của viên chức
1. Cán bộ, công chức, viên chức là gì?
– Cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, ở huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
– Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo định nghĩa trên công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quân đội, công an, trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài ra Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định riêng đối với cán bộ, công chức cấp xã.
– Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, bí thư, phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội.
– Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức cấp xã gồm các chức danh sau:
- Trưởng công an;
- Chỉ huy trưởng quân sự;
- Văn phòng – thống kê;
- Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
- Tài chính – kế toán;
- Tư pháp – hộ tịch;
- Văn hóa – xã hội.
– Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2. Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức
2.1. Cán bộ
– Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm;
– Giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ;
– Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
– Những người được bầu cử giữ chức vụ làm việc ở các cơ quan, tổ chức ở xã, phường, thị trấn.
Đó là những người giữ chức vụ, chức danh sau: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng…; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người giữ chức vụ tổng bí thư, bí thư tỉnh ủy… Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… Được bầu cử giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, xã, phường, thị trấn, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội, bí thư, phó bí thư.
2.2. Công chức
– Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh
– Công chức làm việc thường xuyên, lâu dài trong các cơ quan, tổ chức hoạt động gắn với chuyên môn, nghiệp vụ
– Công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, trong lực lượng vũ trang quân đội, công an, trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.
2.3. Viên chức
– Được tuyển dụng theo vị trí việc làm;
– Làm việc theo chế độ hợp động làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội;
– Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
2.4. Bảng phân biệt cán bộ và công chức
Tiêu chí Cán bộ Công chức
Con đường hình thành Bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm Tuyển dụng, bổ nhiệm
Thời gian công tác Theo nhiệm kỳ Theo biên chế (không có thời hạn)
Tiền lương Chỉ có thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước Có thể hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Cơ quan làm việc Giữ chức vụ trong cơ quan Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị - xã hội Đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng công an nhân dân, quân đội nhân dân
Hình thức kỷ luật Bãi nhiệm, khiển trách, cảnh cáo, cách chức Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, giáng chức, buộc thôi việc, hạ bậc lương
Ví dụ Thủ tướng Chánh án TAND tỉnh, Thẩm phán
Trả lời