Mục lục
Phân tích các loại nguồn của Luật Hành chính Việt Nam
- Bàn về Nguồn của Luật hành chính Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – Tạp chí KHPLVN
- Tại sao Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn quan trọng nhất của pháp luật Việt Nam
- Ưu thế của văn bản quy phạm so với nguồn khác của pháp luật
- Ưu điểm và hạn chế của các loại nguồn của pháp luật
- Nguồn của pháp luật là gì? Các loại nguồn của pháp luật?
- Bàn về khái niệm nguồn của Luật Hình sự Việt Nam
- Phân biệt Luật Hành chính Việt Nam với một số ngành luật khác
- Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam
- Tại sao Luật Hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước
- Khoa học Luật hành chính và môn học Luật Hành chính Việt Nam
Nguồn của Luật Hành chính Việt Nam là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội dung là các quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
Chỉ có những văn bản quy phạm pháp luật mới tạo ra tiền đề cần thiết cho việc thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa…
Nguồn của Luật Hành chính Việt Nam không phải là tất cả các văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ bao gồm những văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam, tức là những quy phạm pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Các văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng quy phạm Luật Hành chính Việt Nam được ban hành bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng cũng có những văn bản do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội phối hợp ban hành.
Căn cứ vào cơ quan ban hành, nguồn của Luật Hành chính Việt Nam gồm sáu loại:
- Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước.
- Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước.
- Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch.
- Văn bản quy phạm pháp luật của Tổng kiểm toán nhà nước.
1. Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước
1.1 – Luật (Bộ luật)
Luật là hình thức cao nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước không chỉ vì hiệu lực pháp lý của nó mà còn vì sự ủy quyền pháp lý.
Luật có hai đặc điểm là do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành và có hiệu lực pháp lý cao hơn tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác. Chỉ Quốc hội mới có quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế hay bãi bỏ luật; luật có thể bãi bỏ bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào.
Mặt khác, mọi văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành đều bắt buộc phải có nội dung phù hợp với luật và nhằm thi hành luật.
1.2 – Hiến pháp (gồm Hiến pháp và các luật bổ sung hay sửa đổi Hiến pháp)
Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, chính sách đối ngoại và an ninh quốc phòng, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước… Như vậy, Hiến pháp quy định những điều cơ bản có tính nguyên tắc, làm cơ sở cho toàn bộ hệ thống pháp luật, trong đó có Luật Hành chính Việt Nam. Hiến pháp là nguồn quan trọng nhất của Luật Hành chính Việt Nam.
Các luật quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc các lĩnh vực về đối nội, đối ngoại, kinh tế”xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước v.v.
Các luật đều có nội dung là những quy định cụ thể, chi tiết những vấn đề cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp.
Trong các luật do Quốc hội ban hành, những luật có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam là nguồn quan trọng của Luật Hành chính Việt Nam (Luật Tổ chức chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân V.V.).
1.3 – Nghị quyết của Quốc hội
Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước, điều chỉnh ngân sách nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Những nghị quyết hoặc phần của nghị quyết có chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam được coi là nguồn của Luật Hành chính Việt Nam.
1.4 – Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Pháp lệnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành để.quy định về các vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành luật. Pháp lệnh có hiệu lực pháp lý thấp hơn luật.
Có nhiều pháp lệnh có chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam và được coi là nguồn của Luật Hành chính Việt Nam như Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính v.v.
1.5 – Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương và quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
1.6 – Nghị quyết của Hội đồng nhân dân:
Theo Quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 thì nghị quyết là hình thức văn bản quy phạm pháp luật duy nhất mà Hội đồng nhân dân các cấp ban hành và được ban hành trong các trường hợp sau đây:
+ Quyết định những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;
+ Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;
+ Quyết định biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho;
+ Quyết định trong phạm vi thẩm quyền được giao những chủ trương, biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nhằm phát huy tiềm năng của địa phương nhưng không được trái với các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
+ Văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao cho Hội đồng nhân dân quy định một vấn đề cụ thể.
Trong nghị quyết có các quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam thì nghị quyết (hoặc một phần của nghị quyết) được coi là nguồn của Luật Hành chính Việt Nam.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước
Chủ tịch nước có quyền ban hành lệnh và quyết định để thực hiện những nhiệm vụ của Chủ tịch nước do Hiến pháp, luật quy định. Phần lớn các văn bản do Chủ tịch nước ban hành là văn bản áp dụng pháp luật. Những văn bản (hoặc phần văn bản) có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam được coi là nguồn của Luật Hành chính Việt Nam. Ví dụ: Quyết định của Chủ tịch nước số 207/QĐ/CTN ngày 6/7/1994 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước
3.1 – Nghị định của Chính phủ
Nghị định của Chính phủ gồm hai loại. Đó là nghị định quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, ca quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập; các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và nghị định quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội (việc ban hành những nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
3.2 – Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, quy định chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng; quy định các biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ, kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Ví dụ, Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách thủ tục hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010.
3.3 – Thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
Dùng để quy định chi tiết thi hành luật; nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao.
Ví dụ: Thông tư số 36/2004/TT-BTC ngày 26/04/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí hợp pháp hoá, chứng nhận lãnh sự.
3.4 – Quyết định của Ủy ban nhân dân.
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành để thực hiện chủ trương, biện pháp, chính sách trong các lĩnh vực quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh; quyết định của úy ban nhân dân cấp huyện được ban hành để thực hiện chủ trương, biện pháp trong các lĩnh vực quản lý nhà nước trên địa bàn huyện; quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã được ban hành để thực hiện chủ trương, biện pháp trong các lĩnh vực quản lý nhà nước trên địa bàn xã phù hợp với các quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan ọủa cơ quan nhà nước cấp trên.
Những quyết định, trong đó quy định các biện pháp cụ thể bảo đảm việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các biện pháp về quản lý nhà nước trọng phạm vi địa phương được coi là nguồn của Luật Hành chính Việt Nam.
Ví dụ: Quyết định ngày 22 tháng 3 năm 1997 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế thẩm định, xét duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng hợp dự toán công trình xây dựng tại Hà Nội.
3.5 – Chỉ thị của Ủy ban nhân dân
Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện được ban hành để quy định các biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc và của Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết định của mình. Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp xã được ban hành để quy định các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết định của mình.
Nếu trong chỉ thị có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam thì được coi là nguồn của Luật Hành chính Việt Nam.
Ví dụ: Chỉ thị 04/CT – ƯB ngày 21 tháng 1 năm 1997 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về tổ chức kiểm tra xử lý các vi phạm Pháp lệnh Đê điều.
4. Văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
4.1 – Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử.
Những nghị quyết có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam được coi là nguồn của Luật Hành chính Việt Nam.
4.2 – Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân các cấp và quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước
Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước được ban hành để quy định, hướng dẫn các chuẩn mực kiểm toán nhà nước; quy định cụ thể quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.
6. Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch
6.1 – Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ
Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ được ban hành dưới hình thức thông tư.
Thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
Phần lớn thông tư liên tịch loại này là nguồn của Luật Hành chính Việt Nam.
Ví dụ: Thông tư số 34/2004//TTLT-BNV-BTC™ BLĐTBXH ngày 14/05/2004 của liên Bộ Nội vụ – Tài chính – Lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ – CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
6.2 – Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Chảnh án Tòa án nhân dân tối cao, Vỉện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với bộ, cơ quan ngang bộ
Văn bản chung của những cơ quan kể trên được ban hành dưới hình thức thông tư liên tịch. Chúng được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và nhũng vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
Phần của thông tư liên tịch có chứa đựng quy phạm pháp luật hành, chính Việt Nam được coi là nguồn của Luật Hành chính Việt Nam.
6.3 – Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị – xã hội
Văn bản quy phạm pháp luật giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị – xã hội được ban hành dưới hình thức nghị quyết hoặc thông tư.
Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị – xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị – xã hội đó tham gia quản lý nhà nước.
7. Hệ thống hóa nguồn của Luật Hành chính Việt Nam
Hệ thống hóa nguồn của Luật Hành chính Việt Nam là biện pháp cơ bản để khắc phục những khó khăn kể trên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắm vững và không ngừng hoàn thiện những quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam hiện hành.
Có thể tiến hành hệ thống hóa nguồn của Luật Hành chính Việt Nam dưới hai hình thức là tập hợp hóa và pháp điển hóa.
– Tập hợp hóa là hoạt động của cơ quan nhà nựớc có thẩm quyền nhằm tập hợp những văn bản pháp luật hoặc các phần của văn bản pháp luật hiện hành theo một trật tự nhất định.
Trong quá trình tập hợp hóa, các quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam không bị thay đối về nội dung.
– Pháp điển hóa là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành ra một văn bản quy phạm pháp luật mới để thay thế cho nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Pháp điển hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhờ có pháp điển hóa mà ta có thể nắm vững hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành. Bản thân pháp điển hóa là một công trình tổng kết kinh nghiệm xây dựng và thi hành pháp luật, đồng thời là một bước phát triến mới của pháp luật.
Hình thức pháp điển hóa là bộ luật. Bộ luật là luật, do Quốc hội ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một ngành luật hoặc một lĩnh vực tương đối độc lập của một ngành luật.
Trả lời