Cơ quan hành chính nhà nước là gì? Phân loại Cơ quan hành chính nhà nước? Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước?
- Cơ chế pháp lý về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp
- Về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính
- So sánh Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương với địa phương
- Phân biệt và phân loại cơ quan hành chính nhà nước
- Phân tích đặc điểm giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ hành chính
- Phân loại cơ quan nhà nước. Cho ví dụ?
- So sánh và Phân biệt Cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức khác
- Phân tích khái niệm và đặc điểm của Cơ quan nhà nước
1. Cơ quan hành chính nhà nước là gì?
Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng hành pháp. Cơ quan hành chính nhà nước tạo thành một hệ thống được tổ chức từ trung ương đến cơ sở, theo thứ bậc, đứng đầu hệ thống là Chính phủ. Các cơ quan hành chính nhà nước có một hệ thống các đơn vị cơ sở, các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy nhà nước cũng có các đơn vị cơ sở nhưng không tạo thành một hệ thống.
2. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước
2.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan hành chính được phân thành cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
2.2. Căn cứ vào thẩm quyền
Căn cứ vào thẩm quyền, cơ quan hành chính được phân thành cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.
2.3. Căn cứ vào nguyên tắc giải quyết công việc
Căn cứ vào nguyên tắc giải quyết công việc, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp) và cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng một người (Bộ, cơ quan ngang bộ).
3. Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
Quyền, nghĩa vụ pháp lý của các cơ quan hành chính:
3.1. Địa vị pháp lý hành chính của Chính phủ
– Địa vị pháp lý hành chính của Chính phủ được xác định tại Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001. Theo quy định của pháp luật Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các bộ và Ủy ban nhân dân các cấp, điều này thể hiện ở thẩm quyền cụ thể: Quyền kiến nghị lập pháp, thực hiện dự thảo các văn bản pháp luật, thực hiện kế hoạch ngân sách, các chính sách lớn về đối nội, đối ngoại, quyền lập quy…
– Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ có quyền hạn được quy định tại Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.
3.2. Địa vị pháp lý của bộ, cơ quan ngang bộ
– Bộ và cơ quan ngang bộ là cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, quản lý các lĩnh vực dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực.
– Bộ, cơ quan ngang bộ chia làm hai loại: Bộ quản lý ngành hoặc đa ngành, bộ quản lý theo lĩnh vực (chuyên môn tổng hợp). Bộ quản lý một ngành như Bộ Tư pháp, đa ngành như Bộ Nông nghiệp, phát triển nông thôn, Bộ Thông tin truyền thông… Bộ quản lý theo lĩnh vực đó là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng nhà nước.
– Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên của Chính phủ, đứng đầu một bộ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các Điều 6, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và những quy định tại Nghị định của Chính phủ số 178/2007/ NĐ-CP ngấy 3/12/2007.
3.3. Địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân các cấp
a. Địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương
– Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân tỉnh, là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương, thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn lãnh thổ tỉnh.
– Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh chính là quyền hạn của tập thế Ủy ban tỉnh và quyền hạn của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh được quy định từ Điều 82 đến Điều 95 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, Điều 96 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
b. Địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ủy ban nhân dân huyện)
– Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội trong phạm vi lãnh thổ huyện nhằm triển khai các văn bản pháp luật của cấp trên và của Hội đồng nhân dân huyện.
– Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện được quy định từ Điều 97 đến Điều 110 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
c. Địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
– Ủy ban nhân dân xã là cơ quan hành chính thực hiện hoạt động quản lý ở trong địa bàn lãnh thổ xã.
– Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã được quy định từ Điều 111 dến 118 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
Trả lời