Chuyên mục: Đất đai/ Dân sự/ Tố tụng dân sự
Tố tụng dân sự
Cơ chế đánh giá chứng cứ trong trường hợp các kết luận giám định có kết quả khác nhau
Chuyên mục: Dân sự/ Hành chính/ Hình sự/ Tố tụng dân sự/ Tố tụng hành chính/ Tố tụng hình sự
Bảo vệ quyền của người có nhược điểm về thể chất, tinh thần
Người có nhược điểm về thể chất, tinh thần khi tham gia các vụ án dân sự trong một số trường hợp cần phải có người đại diện để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Khái niệm người có nhược điểm về thể chất, tinh thần thuộc đối tượng cần phải có đại diện tham gia tố tụng chưa được pháp luật quy định cụ thể và thực tiễn xét xử còn có những vướng mắc nhất định. Không phải bất kỳ người nào có nhược điểm về thể chất đều đương nhiên phải có sự đại diện trong tố tụng mà phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, người bị tâm thần thì không thể tự mình tham gia tố tụng. Người bị tâm thần cần phải có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là người mất năng lực hành vi dân sự trước thì mới có thể coi là thuộc đối tượng phải có đại diện tham gia tố tụng. Hoàn thiện pháp luật tố tụng về những vấn đề nêu trên là một nhu cầu cấp thiết để bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của người có nhược điểm về thể chất, tinh thần nói riêng.
Chuyên mục: Dân sự/ Tố tụng dân sự
Về đơn kháng cáo phúc thẩm trong tố tụng dân sự
Đương sự được quyền kháng cáo và khi kháng cáo thì phải tuân thủ các quy định về kháng cáo. Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 không yêu cầu đơn kháng cáo có tiêu đề là “Đơn kháng cáo” nhưng Mẫu đơn kháng cáo kèm theo Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lại có tiêu đề là “Đơn kháng cáo”. Bài bình luận sẽ làm rõ tầm quan trọng của tiêu đề “Đơn kháng cáo” cũng như giá trị pháp lý của Mẫu đơn kèm theo Nghị quyết hướng dẫn.
Chuyên mục: Dân sự/ Tố tụng dân sự
Góp ý dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi – Về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự
Trong bài viết này, tác giả góp ý một số vấn đề của Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi và đưa ra đề xuất quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục rút gọn như là một thủ tục riêng biệt áp dụng trong việc giải quyết một số loại tranh chấp, cho tất cả các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm. Tác giả cũng đề xuất việc không nên ấn định mức cụ thể của giá ngạch tranh chấp là tiêu chí áp dụng thủ tục rút gọn mà nên trao cho Tòa án nhân dân tối cao quy định mức giá ngạch cụ thể phù hợp với bối cảnh cụ thể tại từng thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất chỉ nên cho phép kháng cáo, kháng nghị phán quyết sơ thẩm theo thủ tục rút gọn về vấn đề áp dụng pháp luật.
Chuyên mục: Dân sự/ Tố tụng dân sự
Giải quyết các yêu cầu về kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân – Những vấn đề cần sửa đổi của Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
Bài viết này đề cập việc giải quyết các yêu cầu về kinh doanh thương mại được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011). Hiện nay do nhà làm luật chưa dự liệu hết các quan hệ xã hội cần được pháp luật điều chỉnh cũng như các điều khoản mở chưa được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng đã dẫn đến việc hiểu sai và vận dụng pháp luật một các tùy tiện. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày một số tình huống trong thực tiễn khi giải quyết tại Tòa án, tuy cùng một vụ việc nhưng lại có sự áp dụng pháp luật không thống nhất.
Chuyên mục: Dân sự/ Thương mại/ Tố tụng dân sự
Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng – Những vấn đề cần sửa đổi của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
Qua thực tiễn áp dụng, tại Tòa án nhân dân Quận 7, tác giả nhận thấy: Một số quy định về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng tại Chương X Bộ luật Tố tụng dân sự còn nhiều bất cập. Thủ tục này chưa phù hợp với một số thủ tục tố tụng khác (nhất là về thời hạn) và để thực hiện hoàn chỉnh, hợp lệ phải tốn nhiều công sức, thời gian, kinh phí nhưng hiệu quả không cao. Nhằm nâng cao chất lượng giải quyết vụ, việc dân sự, thiết nghĩ cần sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp.
Chuyên mục: Dân sự/ Tố tụng dân sự
Nguyên tắc tranh tụng trong Tố tụng dân sự Việt Nam
Về cơ bản, nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự là: Tranh luận trong suốt quá trình của vụ án, từ khi thụ lý cho đến tại các phiên tòa xét xử. Yêu cầu và mục tiêu của tố tụng tranh tụng là đảm bảo dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch trong suốt quá trình tố tụng. Trong đó, công khai là yêu cầu, là mục tiêu và là điều kiện để đảm bảo dân chủ, bình đẳng và minh bạch. Đối với tố tụng dân sự Việt Nam, những ưu việt của tố tụng thẩm vấn cần được bảo lưu và dung hòa với những ưu việt của tố tụng tranh tụng. Yêu cầu này nhằm phát huy việc tìm ra sự thật thông qua trực tiếp xét hỏi, tìm ra sự thật đã được che giấu đằng sau những chữ viết (nếu có).
Chuyên mục: Dân sự/ Tố tụng dân sự
Góp ý sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 – Đúc kết từ kinh nghiệm giải quyết vụ việc tại Tòa án nhân dân
Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật và tác động mạnh mẽ, thường xuyên đến đời sống xã hội. Tuy nhiên, BLTTDS hiện hành đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Những khiếm khuyết của BLTTDS là do có nhiều điểm chưa phù hợp thực tiễn, mà ngay từ khi ra đời nó đã không đáp ứng được nhu cầu xã hội chứ không chờ đến khi có sự thay đổi những quan hệ xã hội. Qua thực tiễn áp dụng hàng ngày, chúng tôi thấy cần có những đề xuất nhất định nhằm ban hành một BLTTDS phù hợp thực tiễn hơn.
Chuyên mục: Dân sự/ Tố tụng dân sự
Góp ý cho Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, hiện nay quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời có nhiều bất cập. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra các kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung về điều kiện, thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật Tố tụng dân sự.
Chuyên mục: Dân sự/ Tố tụng dân sự