• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Quyền của người hưởng dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

Quyền của người hưởng dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

10/01/2021 03/04/2021 ThS. Nguyễn Thị Phương Hải Leave a Comment

Mục lục

  • Tóm tắt:
  • Đặt vấn đề
  • Thứ nhất: Người hưởng dụng có quyền tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.
  • Thứ hai: Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật này; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.
  • Thứ ba: Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.

Quyền của người hưởng dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

Tóm tắt:

Bài viết nghiên cứu các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền của người hưởng dụng, qua đó chỉ ra những điểm còn bất cập và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền của người hưởng dụng.

Xem thêm:

  • Quyền hưởng dụng – Từ góc độ Pháp luật dân sự Pháp đến kinh nghiệm cho Việt Nam – ThS. Nguyễn Thị Thúy
  • Các quy định mới về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật dân sự 2015 và tác động đến lợi ích của các doanh nghiệp – ThS. Nguyễn Hải An
  • Những điểm mới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo quy định của BLDS năm 2015 – ThS. Lê Hà Huy Phát
  • Những điểm mới của chế định pháp nhân trong BLDS năm 2015 và một số vấn đề liên quan – ThS. Trần Tuấn Vũ

Đặt vấn đề

Trong thời kỳ đổi mới, quyền hưởng dụng mới chỉ được ghi nhận và quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên, trong lịch sử pháp luật Việt Nam thì quyền hưởng dụng đã được đề cập trong Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931, Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936 và Bộ dân luật Sài Gòn năm 1972. Trong Bộ dân luật Bắc Kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ, quyền hưởng dụng được quy định là một trong các “phân thác quyền sở hữu”(1); còn trong Bộ dân luật Sài Gòn thì quyền hưởng dụng được quy định tại Thiên thứ 3 “Những chi phân của quyền sở hữu”. Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành đã ghi nhận và quy định quyền hưởng dụng là một trong các quyền khác đối với tài sản. Quyền khác đối với tài sản được hiểu là: quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác). Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã quy định một số nội dung cơ bản của quyền hưởng dụng như: Căn cứ xác lập, căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng, hiệu lực của quyền hưởng dụng, thời hạn của quyền hưởng dụng, quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên những quy định này còn chung chung, nhiều điểm chưa rõ ràng và bất cập, đặc biệt là quy định về quyền của người hưởng dụng còn có những điểm hạn chế, thiếu sót. Trong phạm vi bài viết này tác giả sẽ tập trung vào việc phân tích, đánh giá, bình luận những quy định về quyền của người hưởng dụng của Bộ luật dân sự năm 2015 và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện.

Quyền của người hưởng dụng được Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại Điều 261, cụ thể:

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Pháp luật của Nhật Bản về thay đổi giới tính - Gợi mở phương hướng hài hòa với quy định của Bộ luật Dân sự 2015
  • Mối liên hệ của quyền về lối đi qua và các chế định khác theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013
  • Bàn về quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trong Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Quyền hưởng dụng – Từ góc độ Pháp luật dân sự Pháp đến kinh nghiệm cho Việt Nam
  • Tư cách tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác (chủ thể không có tư cách pháp nhân) theo Bộ luật Dân sự 2015
  • Những điểm mới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
  • Một số khía cạnh pháp lý về quyền bề mặt trong quy định của Bộ luật Dân sự 2015
  • Bản chất của doanh nghiệp xã hội và cách phân loại pháp nhân theo Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Những điểm mới của chế định pháp nhân trong Bộ luật Dân sự 2015 và một số vấn đề liên quan
  • [CÓ ĐÁP ÁN] Nhận định đúng sai môn Luật Dân sự năm 2015

“1. Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.

2. Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật này; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.

3. Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.”

Quyền của người hưởng dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

Thứ nhất: Người hưởng dụng có quyền tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.

Trong thời hạn của quyền hưởng dụng, người hưởng dụng có quyền tự mình khai thác, sử dụng tài sản để đáp ứng nhu cầu của mình hoặc thu hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản và được xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức đó. Trường hợp người có quyền hưởng dụng không tự mình trực tiếp khai thác, sử dụng tài sản thì họ có thể cho người khác khai thác, sử dụng để có thể thu hoa lợi, lợi tức thông qua các giao dịch dân sự. Quyền này phát sinh từ thời điểm quyền hướng dụng có hiệu lực. Quy định này thể hiện rõ thế mạnh của người có quyền hưởng dụng so với người đi thuê đi mượn trong hợp đồng thuê, hợp đồng mượn tài sản. Nếu người thuê, mượn tài sản chỉ được sử dụng tài sản thuê, mượn theo đúng công dụng, mục đích như đã thỏa thuận với bên cho thuê, mượn mà không được phép cho người khác thuê, mượn lại tài sản trừ khi được sự đòng ý của bên cho thuê, mượn. Còn đối với người có quyền hưởng dụng ngoài việc họ có quyền trực tiếp khai thác, sử dụng tài sản, họ còn có quyền cho phép người khác khai thác, sử dụng tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng mà không cần có sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản. Đồng thời, người có quyền hưởng dụng được thụ hưởng các dịch quyền từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng. Trong thời hạn có hiệu lực của quyền hưởng dụng, người có quyền hưởng dụng có thể thực hiện quyền của mình chống lại tất cả mọi người, thậm chí quyền của người hưởng dụng còn được báo đám trong mối tương quan với quyền sở hữu.

Quy định tại khoản 1 Điều 261 Bộ luật sự năm 2015 đã phần nào thể hiện dân được đặc điểm đặc trưng của quyền hưởng dụng với tư cách là một vật quyền. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn quá chung chung, chưa cụ thể và chưa phản ánh được đầy đủ bản chất của quyền hưởng dụng– một dịch quyền thuộc người đóng vai trò quan trọng. Luật La Mã quy định về quyền dụng ích cá nhân quyền hưởng dụng) chỉ được áp dụng đối với những chủ thể là những người thân thích, gần gũi nhất với chủ sở hữu tài sản như cha mẹ già yếu, con chưa thành niên, vợ hoặc chồng. Ngoài ra, quyền của người hưởng dụng cũng bị giới hạn trong phạm vi thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cá nhân tối thiếu hàng ngày. Việc khai thác tài sản không mang tính thương mại, không tích lũy hay sinh lời. Thời kỳ sau này, pháp luật các quốc gia tiếp tục kế thừa, mở rộng quy định về chủ thể, nội dung quyền hưởng dụng để đáp ứng nhu cầu phát triển của con người. Điển hình trong Bộ luật dân sự của Pháp quy định người hưởng dụng có thể là cả những chủ thể không phải là những người thân thích, gần gũi với chủ sở hữu. Những người này không chỉ có quyền khai thác, sử dụng tài sản mà còn có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản và có thể cho người khác thuê tài sản đó để hưởng lợi. Phạm vi hưởng quyền của người có quyền hưởng dụng sẽ phụ thuộc vào quy định của pháp luật hoặc theo ý chí của chủ thể. Dựa vào căn cứ xác lập quyền hưởng dụng, Bộ luật Dân sự Pháp phân thành: Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức; quyền sử dụng và quyền cư dụng). Tương ứng với mỗi loại, pháp luật quy định về chủ thể, phạm vi hưởng quyền khác nhau. Hay trong Bộ dân luật Bắc kỳ, Bộ dân luật Trung Kỳ của Việt Nam thời kỳ này các quy định về quyền của người hưởng dụng khá rõ ràng, cụ thể. Theo đó giới hạn, phạm vi quyền của người hưởng dụng được hưởng sẽ phụ thuộc vào căn cứ xác lập quyền. Quyền hưởng dụng được phân ra thành: Quyền ứng dụng thu lợi; quyền dùng và quyền ở; sự cho thuê dài hạn. Trong Bộ dân luật Sài Gòn năm 1972 quy định về quyền hưởng dụng gồm: Quyền dụng ích; quyền hành dụng và quyền cư dụng, thuê mướn trường kỳ.

Như vậy, qua đối chiếu và so sánh với quy định của pháp một số quốc gia và pháp luật của một số thời kỳ lịch sử của Việt Nam có thể thấy rằng quy định về quyền của người hưởng dụng tại khoản 1 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 chưa thể hiện được giới hạn, phạm vi hưởng quyền khác nhau của người hưởng dụng tương ứng với căn cứ xác lập quyền hưởng dụng. Tại Điều 258 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định căn cứ xác lập quyền hưởng dụng, bao gồm: Xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận và theo di chúc. Quy định về căn cứ xác lập quyền hưởng dụng trong Bộ luật dân sự năm 2015 là phù hợp và tương thích với quy định của các nước theo hệ thống Civil law. Tuy nhiên, đối chiếu giữa căn cứ xác lập quyền hưởng dụng với quyền của người hưởng dụng còn những điểm chưa phù hợp. Nhìn vào quy định quyền của người hưởng dụng tại Điều 261, chúng ta khó có thể xác định được giới hạn phạm vi mà họ được hưởng dụng đối với tài sản. Trường hợp quyền hưởng dụng được xác lập theo ý chí (theo di chúc hoặc theo thỏa thuận) thì có thể xác định được ai là người có quyền hưởng dụng và được hưởng trong phạm vi như thế nào. Nhưng nếu quyền hưởng dụng được xác lập dựa trên căn cứ theo quy định của luật thì những ai, chủ thể nào được hưởng dụng tài sản của chủ sở hữu? Họ được có quyền hưởng dụng như thế nào? Đây có lẽ là vấn đề mà Bộ luật dân sự năm 2015 chưa giải quyết được. Với quy định một cách chung chung tại Điều 261 thì việc áp dụng và thực thi điều luật này sẽ gặp những khó khăn và chưa thực sự phù hợp với thực tiễn.

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng quy định về quyền của người hưởng dụng tại khoản 1 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 cần có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Việc sửa đổi, bổ sung theo hướng phân quyền hưởng dụng thành quyền dụng ích cá nhân và quyền cho thuê dài hạn. Nếu quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật thì đó là quyền dụng ích cá nhân. Còn quyền hưởng dụng được xác lập theo ý chí thì đó là quyền cho thuê dài hạn. Đối với mỗi loại quyền sẽ có những quy định cụ thể về chủ thể hưởng quyền, giới hạn, phạm vi hưởng quyền.

Thứ hai: Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật này; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.

Quy định nhằm mục đích đảm bảo cho người có quyền hưởng dụng được khai thác, sử dụng tài sản một cách ổn định. Tài sản luôn luôn ở trong trạng thái hoạt động bình thường. Nếu tài sản bị hỏng dẫn đến không khai thác, sử dụng được thì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của người hưởng dụng. Do đó, khoản 2 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định quyền yêu cầu chủ sở hữu phải sửa chữa tài sản. Tuy nhiên, quy định này theo quan điểm của tác giả còn những điểm chưa hợp lý:

Một là: Khoản 2 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định rõ ràng trách nhiệm sửa chữa tài sản khi tài sản bị hư hỏng dẫn đến tài sản không thể sử dụng được thuộc về chủ sở hữu hay người có quyền hưởng dụng. Bởi khoản 2 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 thì quy định việc yêu cầu sửa chữa tài sản là quyền của người có quyền hưởng dụng. Nhưng tại khoản 4 Điều 262 Bộ luật dân sự năm 2015 lại quy định đó là nghĩa vụ của bên có quyền hưởng dụng). Dường như đang có sự mâu thuẫn giữa quy định tại khoản 2 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 với quy định tại khoản 4 Điều 262 Bộ luật dân sự năm 2015.

Hai là: Đối với những hỏng hóc nhỏ thì nghĩa vụ sửa chữa thuộc về ai? Điều này cũng chưa được Bộ luật dân sự năm 2015 đề cập. Theo lẽ thường trên thực tế thì đối với việc sửa chữa những hỏng hóc nhỏ hoặc việc bảo dưỡng đối với tài sản sẽ thuộc nghĩa vụ của người có quyền hưởng dụng.

Từ những phân tích nêu trên, thấy rằng cần kiến nghị sửa đổi, bổ khoản 2 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: “Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật này; trừ trường hợp đó là việc bảo dưỡng tài sản theo định kỳ, những hỏng hóc nhỏ hoặc do lỗi của người có quyền hưởng dụng. Nếu thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.” 8 uns

Đồng thời, bỏ quy định tại khoản 4 Điều 262 Bộ luật dân sự năm 2015.

Thứ ba: Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.

Quyền hưởng dụng bản thân nó cũng là một loại tài sản tồn tại dưới dạng quyền thuộc quyền sở hữu của người hưởng dụng. Do đó, người có quyền hưởng dụng có thể định đoạt quyền hưởng dụng thuộc sở hữu của mình trong thời gian quyền hưởng dụng có hiệu lực. Tuy nhiên quy định tại khoản 3 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 lại quy định người hưởng dụng chỉ có quyền cho thuê quyền hưởng dụng mà không có các quyền khác như: chuyển nhượng quyền hưởng dụng, hoặc dùng quyền hưởng dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự trong thời hạn quyền hưởng dụng có hiệu lực. Việc chưa ghi nhận người hưởng dụng, có các quyền này đã làm giảm đi giá trị kinh tế của quyền hưởng dụng và người hưởng dụng không thể khai thác được triệt để những lợi ích mà đối tượng của quyền hưởng dụng mang lại.

Theo quan điểm của tác giả, quy định tại khoản 3 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 cần sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng quyền năng của người hưởng dụng đối với quyền hưởng dụng. Người hưởng dụng có toàn quyền đối với quyền hưởng dụng với tư cách là một chủ sở hữu tài sản trong thời hạn quyền hưởng dụng có hiệu lực./.

Nguyễn Thị Phương Hải – Thạc sĩ, Khoa Pháp luật Dân sự và Kiểm sát dân sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

Share by Fanpage Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Bàn về quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trong Bộ luật Dân sự năm 2015
Bàn về quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trong Bộ luật Dân sự năm 2015
Pháp luật của Nhật Bản về thay đổi giới tính - Gợi mở phương hướng hài hòa với quy định của Bộ luật Dân sự 2015
Pháp luật của Nhật Bản về thay đổi giới tính – Gợi mở phương hướng hài hòa với quy định của Bộ luật Dân sự 2015
Áp dụng Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại trong quan hệ hợp đồng
Áp dụng Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại trong quan hệ hợp đồng
Tuyển tập nhận định đúng sai (bán trắc nghiệm) môn Luật Dân sự năm 2015 có đáp án tham khảo.
[CÓ ĐÁP ÁN] Nhận định đúng sai môn Luật Dân sự năm 2015
Một số khía cạnh pháp lý về quyền bề mặt trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015)
Một số khía cạnh pháp lý về quyền bề mặt trong quy định của Bộ luật Dân sự 2015
Những điểm mới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
Những điểm mới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

Chuyên mục: Dân sự Từ khóa: Bộ luật Dân sự 2015/ Quyền hưởng dụng

Previous Post: « Những nội dung mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 của Việt Nam nhằm thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
Next Post: Một số khó khăn, vướng mắc về thủ tục đo vẽ trong các vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp đất đai »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2022 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng