• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Các bước để trở thành Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát

Các bước để trở thành Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát

02/12/2019 22/05/2021 ThS. LS. Phạm Quang Thanh 2 Comments

Mục lục

  • Căn cứ pháp lý
  • Tiêu chuẩn để trở thành Kiểm sát viên sơ cấp
    • Tiêu chuẩn chung
    • Tiêu chuẩn được bổ nhiệm
  • Các bước để trở thành Kiểm sát viên sơ cấp
    • Bước 1: Đăng ký thi tuyển sinh Đại học Kiểm sát hoặc Đại học Luật
    • Bước 2: Học 04 năm Đại học thật giỏi để có bằng Cử nhân Luật
    • Bước 3: Mua hồ sơ tuyển dụng công chức
    • Bước 4: Nộp hồ sơ tuyển dụng công chức đúng hạn
    • Bước 5: Vượt qua vòng sơ tuyển và phỏng vấn tuyển dụng
    • Bước 6: Thi tuyển dụng công chức ngành Kiểm sát nhân dân
    • Bước 7: Trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng công chức và được tuyển dụng
    • Bước 8: Làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân từ đủ 04 năm
    • Bước 9: Trúng tuyển kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp
    • Bước 10: Bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp
  • Kết luận

Bài viết này dành cho người muốn trở thành người Kiểm sát viên nhân dân, đứng công tố, buộc tội tại phiên Tòa, kiểm sát các hoạt động tư pháp của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng góp phần bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật,… đảm bảo tội phạm được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Không làm oan người vô tội cũng không bỏ lọt tội phạm, thực hiện 05 điều Bác Hồ dạy ngành Kiểm sát “Công minh, Chính trực, Khách quan, Thận trọng, Khiêm tốn”. Hãy cùng iluatsu.com tìm hiểu các bước để trở thành Kiểm sát viên sơ cấp.

 

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hiến pháp năm 2013
  • Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014

Bên cạnh Kiểm tra viên, Kiểm sát viên là một chức danh tư pháp làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân: thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn để trở thành Kiểm sát viên sơ cấp

Các bước để trở thành Kiểm sát viên Viện kiểm sát

Tiêu chuẩn chung

  • Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  • Có trình độ cử nhân luật trở lên.
  • Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
  • Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
  • Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tiêu chuẩn được bổ nhiệm

  • Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
  • Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
  • Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.

Do đó, Để trở thành kiểm sát viên phải đáp ứng đủ các bước sau:

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Kiểm sát viên, Kiểm tra viên ngành Kiểm sát nhân dân
  • Vai trò của Kiểm sát viên Việt Nam và Công tố viên Nhật Bản trong tố tụng hình sự
  • Vai trò bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hành chính của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hiện nay
  • Khái quát sự hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân
  • Đổi mới việc tổ chức triển khai đào tạo kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại Học viện Tư pháp
  • Sử dụng án lệ trong đào tạo Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại Học viện Tư pháp
  • Nghiên cứu so sánh về Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát giữa Việt Nam và Trung Quốc
  • Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp 2013
  • Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân
  • Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

Các bước để trở thành Kiểm sát viên sơ cấp

Bước 1: Đăng ký thi tuyển sinh Đại học Kiểm sát hoặc Đại học Luật

Theo quy định tại khoản 2, Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì một trong các điều kiện để trở thành Kiểm sát viên sơ cấp là: “có trình độ cử nhân luật trở lên”, do đó để trở thành Kiểm sát viên thì bạn phải là sinh viên Luật theo học tại trường Đại học Kiểm sát hoặc các trường Đại học Luật khác để có Bằng cử nhân Luật.

Nếu có định hướng trở thành Kiểm sát viên từ khi còn là học sinh thì tốt nhất bạn nên đăng ký sơ tuyển để được kiểm tra về lý lịch (Lịch sử chính trị bản thân và gia đình tốt), chiều cao (Nam cao từ 1m60 trở lên, nữ cao từ 1m55 trở lên), cân nặng (Nam nặng từ 50kg trở lên, nữ nặng từ 45kg trở lên), giọng nói (không nói ngọng, nói lắp) để thi tuyển vào trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.

Tại trường Đại học Kiểm sát, sinh viên sẽ được đào tạo nghiệp vụ kiểm sát trong chương trình học 04 năm theo học tại Nhà trường, thay vào đó nếu học các trường Đại học luật khác, thì sau khi trúng tuyển công chức vào ngành Kiểm sát nhân dân bạn mới được cử đi học nghiệp vụ kiểm sát trong thời gian 09 tháng.

Nếu không trúng tuyển trường vào trường Đại học Kiểm sát. Đừng quá lo lắng, hãy theo học một trong các trường đại học đào tạo cử nhân Luật để có bằng cử nhân Luật như:

  • Trường Đại học Luật Hà Nội
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học Kinh tế Luật
  • Khoa Luật – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
  • Khoa Luật – Trường Đại học Mở…

Bước 2: Học 04 năm Đại học thật giỏi để có bằng Cử nhân Luật

Chương trình đào tạo 04 năm tại trường Đại học Kiểm sát tương tự với chương trình đào tạo cử nhân Luật tại các trường Đại học Luật khác, đều giảng dạy về các môn học đại cương (Triết học, Tin học, Tiếng Anh,…) và các môn luật chuyên ngành (như: Luật Hiến pháp, Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Hành chính, các môn Luật Tố tụng, Luật Lao động, Luật Đất Đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thương mại,…).

Tuy nhiên, như đã nói ở Bước 1, một điểm khác biệt trong chương trình đào tạo của trường Đại học Kiểm sát Hà Nội so với các cơ sở đào tạo cử nhân Luật khác là bạn được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát ngay ở trên giảng đường đại học.

Sau khi hoàn thành 04 năm đại học, bạn sẽ tốt nghiệp cử nhân Luật. Hãy học chăm chỉ và đạt kết quả tốt nhất!

Bước 3: Mua hồ sơ tuyển dụng công chức

Hàng năm, các Viện kiểm sát nhân dân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều tổ chức kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển công chức làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân và có thông báo về các trường đại học, các phương tiện thông tin truyền thông.

Để chủ động, các bạn cần thường xuyên cập nhật, theo dõi tin tức tuyển dụng tại các trang thông tin điện tử của các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trở lên nơi bạn muốn thi tuyển để biết thời gian: bán hồ sơ, nộp hồ sơ, sơ tuyển và thi tuyển công chức.

Thí sinh mua hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân theo hướng dẫn của thông báo tuyển dụng và sẽ được cán bộ bán hồ sơ hướng dẫn cách làm hồ sơ.

Bước 4: Nộp hồ sơ tuyển dụng công chức đúng hạn

Hồ sơ tuyển dụng gồm có: Phô tô có chứng thực các loại văn bằng (Bằng cử nhân Luật, Bằng Thạc sĩ Luật,… ), các chứng chỉ khác (Bằng Toiec hoặc Bằng Tiếng anh theo chuẩn khung ngoại ngữ 6 bậc và Bằng tin học,…) và các loại giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu,… ).

Sau khi hoàn tất hồ sơ tuyển dụng, thí sinh nộp lại hồ sơ tuyển dụng về phòng Tổ chức cán bộ nơi đã mua hồ sơ.

Bước 5: Vượt qua vòng sơ tuyển và phỏng vấn tuyển dụng

Thí sinh nộp hồ sơ sẽ được thông báo thời gian và địa điểm tổ chức sơ tuyển.

Nội dung sơ tuyển thường gồm 02 phần: kiểm tra sức khỏe (Chiều cao, cân nặng, giọng nói,… ) và phỏng vấn.

Sau khi vượt qua sơ tuyển, thí sinh được thông báo thời gian và địa điểm nộp phí dự thi công chức và được tổ chức ôn thi theo quy định. Nội dung các môn thi tuyển dụng công chức kiểm sát thường gồm 05 môn: Môn kiến thức chung thi viết, môn nghiệp vụ thi viết, môn nghiệp vụ thi trắc nghiệm, môn tin học văn phòng (thi thực hành trên máy tính) và môn tiếng anh (thi trắc nghiệm hoặc thi viết).

Bước 6: Thi tuyển dụng công chức ngành Kiểm sát nhân dân

Thời gian thi tuyển thường cách thời gian sơ tuyển 01 tháng.

Thí sinh được thi 05 môn bao gồm: Môn kiến thức chung thi viết, môn nghiệp vụ thi viết, môn nghiệp vụ thi trắc nghiệm, môn tin học văn phòng (thi thực hành trên máy tính) và môn tiếng anh (thi trắc nghiệm hoặc thi viết).

Sau đó, Hội đồng tuyển dụng sẽ chấm thi và công bố điểm thi và thời hạn phúc khảo.

Cập nhật ngày 08/11/2019: Hiện nay, việc tuyển dụng công chức ngành Kiểm sát do Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức tập trung tại Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới không tự tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển tại địa phương. Và yêu cầu thí sinh dự thi phải là người đã được đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát.

Bước 7: Trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng công chức và được tuyển dụng

Thí sinh trúng tuyển lấy điểm từ cao nhất trở xuống đến khi đủ chỉ tiêu tuyển dụng và vượt qua quy trình xác minh lý lịch chính trị của người dự tuyển tại địa phương.

Nếu đạt yêu cầu về các sẽ ra Quyết định tuyển dụng công chức.

Gái xinh ngành kiểm sát nhân dân

Bước 8: Làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân từ đủ 04 năm

Sau khi trúng tuyển vào ngành Kiểm sát, bạn sẽ được phân công làm việc tại các Viện kiểm sát nhân dân cấp quận, các phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc các Viện nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hoặc tối cao.

Trong khoảng thời gian công tác pháp luật, bạn sẽ được cử đi học lớp chuyên viên trong thời gian 01 tháng, lớp nghiệp vụ kiểm sát trong thời gian 09 tháng tại trường Đại học Kiểm sát (tại Hà Nội) hoặc trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát (tại TP. Hồ Chí Minh).

Sau khi làm công tác pháp luật tại Viện kiểm sát từ đủ 03 năm (tính cả thời gian tập sự) sẽ được làm hồ sơ bổ nhiệm Kiểm tra viên (xét bổ nhiệm không qua thi tuyển).

Sau khi làm công tác pháp luật tại Viện kiểm sát từ đủ 04 năm (tính cả thời gian tập sự) sẽ được làm hồ sơ thi tuyển Kiểm sát viên.

Điều kiện được duyệt hồ sơ thi tuyển Kiểm sát viên bao gồm:

  • Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  • Có trình độ cử nhân luật trở lên.
  • Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
  • Có thời gian làm công tác thực tiễn từ 04 năm trở lên.
  • Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Có bằng trung cấp lý luận chính trị.

Bước 9: Trúng tuyển kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp

Hàng năm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức kỳ thi tuyển Kiểm sát viên các cấp tập trung tại 02 địa điểm là trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (dành cho công chức kiểm sát công tác tại các Viện kiểm sát từ tỉnh Quảng Trị trở ra) và trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát (dành cho công chức kiểm sát công tác tại các Viện kiểm sát từ tỉnh Quảng Trị trở vào).

Các thí sinh làm bài thi theo quy chế, nội dung thi tuyển theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và thay đổi theo từng năm thi tuyển.

Sau khi chấm thi, Hội đồng thi tuyển công bố điểm thi và danh sách những người trúng tuyển kỳ thi Kiểm sát viên.

Bước 10: Bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp

Sau khi trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp, công chức có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp tùy theo chỉ tiêu của ngành tại Viện kiểm sát nhân dân địa phương nơi công tác. Theo đó, sẽ ưu tiên bổ nhiệm người có kết quả thi tuyển Kiểm sát viên cao hơn.

Kết luận

Để trở thành Kiểm sát viên, trước hết bạn phải được tuyển dụng để làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Tuy nhiên, với quy định việc Cử nhân Luật phải được đào tạo nghiệp vụ kiểm sát mới được thi tuyển công chức ngành kiểm sát như hiện nay gây khó khăn lớn cho sinh viên Luật các trường đại học luật khi muốn thi tuyển vào ngành Kiểm sát, khi không được đào tạo nghiệp vụ kiểm sát trong thời gian ở giảng đường như sinh viên trường Đại học Kiểm sát.

Mặc dù vậy, nếu bạn là người yêu “màu áo thiên thanh”, vẫn quyết tâm muốn làm việc trong ngành Kiểm sát thì đừng ngại ngần, theo học ngay khóa Đào tạo nghiệp vụ kiểm sát được tổ chức tại trường Đại học Kiểm sát và trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát hoặc Học viện tư pháp để có chứng chỉ Nghiệp vụ kiểm sát.

Từ đó, đủ điều kiện dự thi kỳ thi tuyển công chức kiểm sát như các bạn tốt nghiệp cử nhân Luật trường Đại học Kiểm sát, bạn nhé!.

Tôi (Luật sư – bào chữa) và bạn (Công tố viên/ Kiểm sát viên – buộc tội), chúng ta… hẹn gặp nhau tại phiên Tòa chứ!?./.

Tác giả: Luật sư Quang Thanh – iluatsu.com

Trên đây là bài viết hướng dẫn các bước để trở thành Kiểm sát viên. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan đến bài viết, vui lòng để lại bình luận nhé! Cảm ơn rất nhiều!

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Sử dụng án lệ trong đào tạo Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại Học viện Tư pháp
Sử dụng án lệ trong đào tạo Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại Học viện Tư pháp
Đổi mới việc tổ chức triển khai đào tạo kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại Học viện Tư pháp
Đổi mới việc tổ chức triển khai đào tạo kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại Học viện Tư pháp
Hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên ngành Kiểm sát nhân dân
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên ngành Kiểm sát nhân dân
Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân
Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

Chuyên mục: Cơ hội nghề nghiệp Từ khóa: Kiểm sát viên/ Viện kiểm sát

About ThS. LS. Phạm Quang Thanh

Sinh sống tại Hà Nội. Like Fanpage Luật sư Online - iluatsu.com để cập nhật những tin tức mới nhất bạn nhé.

Previous Post: « Bản án số 92/2017/HS-ST ngày 31/3/2017 của Tòa án nhân dân Quận 1
Next Post: [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật »

Reader Interactions

Comments

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Đề Thi Luật says

    02/12/2019 at 12:13 Chiều

    Bài viết rất hay và chi tiết! Cảm ơn tác giả!

    Trả lời
    • LS Phạm Quang Thanh says

      03/12/2019 at 9:40 Sáng

      Cảm ơn bạn nhiều!

      Trả lời

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng