Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng rộng mở, Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, với tư cách là nước tiếp nhận đầu tư, Việt Nam cũng đang phải đối mặt những tranh chấp phát sinh từ phía nhà đầu tư trên cơ sở các hiệp định đầu tư quốc tế (IIAs)2. Theo pháp luật và tập quán đầu tư quốc tế, các cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước (ISDS)3cho phép các bên áp dụng linh hoạt những quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục khác nhau để giải quyết tranh chấp theo các IIAs. Các hiệp định thương mại tự do (FTA)4 thế hệ mới đang dần hoàn thiện hơn các cơ chế này.
Nhận dạng, nhận biết giọng nói trong điều tra vụ án chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ được quy định tại Điều 305 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Từ năm 2009 đến tháng 12 năm 2020, cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) đã khởi tố, điều tra 537 vụ án loại này và tổ chức 243 cuộc nhận dạng, 23 cuộc nhận biết giọng nói. Trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra này, cơ quan ANĐT đã gặp một số khó khăn nhất định xuất phát từ quy định của pháp luật về nhận dạng và nhận biết giọng nói2. Bài báo phân tích thực trạng tổ chức nhận dạng và nhận biết giọng nói trong điều tra vụ án chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; từ đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật.
Một số khó khăn, vướng mắc khi giải quyết các vụ án tai nạn giao thông đường bộ
Tai nạn giao thông (TNGT) luôn là nỗi kinh hoàng, là vấn nạn nhức nhối đối với toàn xã hội. Nó không chỉ gây tổn hại về thể chất, về vật chất mà còn để lại tổn thất về tinh thần lâu dài cho bản thân người tham gia giao thông cũng như gia đình họ. Để giảm thiểu tai nạn giao thông, cần phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Trong đó, việc điều tra, xử lý nhanh chóng, khách quan, nghiêm minh các vụ án liên quan tới tai nạn giao thông, đặc biệt là những vụ án đối với tội phạm về giao thông đường bộ là một giải pháp quan trọng. Bài viết đề cập tới những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết loại án này, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết vụ án.
Phân loại việc thi hành án dân sự – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Phân loại việc thi hành án dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thủ tục tổ chức thi hành án. Phân loại chính xác việc thi hành án không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành án mà còn làm cơ sở cho việc hoàn thiện chế độ thống kê, báo cáo trong thi hành án dân sự. Tuy nhiên, hiện nay công tác phân loại việc thi hành án vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Bài viết phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phân loại việc thi hành án dân sự và đề xuất một số giải pháp liên quan, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác này.
Điều kiện lao động và sử dụng lao động giúp việc gia đình theo Bộ luật Lao động năm 2019
Lao động giúp việc gia đình có những đặc thù riêng so với các đối tượng lao động khác. Vì vậy, bên cạnh những quy định chung pháp luật lao động thường có những quy định riêng điều chỉnh quan hệ lao động giúp việc gia đình. Bài viết trình bày, phân tích, bình luận một số quy định mới của Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021) đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện Bộ luật lao động năm 2019 về điều kiện lao động và sử dụng lao động với lao động giúp việc gia đình cụ thể là các nội dung: Tiền lương; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại vật chất.
Một số vấn đề pháp lý về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
Minh bạch và công khai thông tin là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, ở bất kỳ quốc gia nào, công bố thông tin luôn được coi là một nghĩa vụ quan trọng mà các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán cần phải đảm bảo. Luật chứng khoán năm 2019 và Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ra đời với rất nhiều quy định mới về công bố thông tin được kỳ vọng sẽ góp phần tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững hơn, minh bạch hơn. Thông qua bài viết, tác giả sẽ tập trung phân tích và đánh giá một số quy định mới nổi bật của hai văn bản này, đồng thời, đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo tính thực thi cho pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai gần.
Một số điểm mới về Hợp đồng đối tác công tư trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020
Quan hệ đối tác công tư (Public – Private Parnership) đang là hình thức được khuyến khích phát triển nhằm thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế, đặc biệt đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ công. Bài viết chỉ ra những nội dung mới về hợp đồng đối tác công tư (Public – Private Parnership contracts/Hợp đồng PPP) được quy định trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) năm 2020 về chủ thể, nội dung, thực hiện hợp đồng, giải quyết tranh chấp về hợp đồng PPP. Các quy định về hợp đồng PPP trong Luật PPP cung cấp công cụ pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động của dự án PPP hiệu quả, an toàn và ngày càng phát triển, góp phần phát triển dịch vụ công, cơ sở hạ tầng của quốc gia.
Quy định về ngoại lệ an ninh quốc gia trong tiếp nhận và quản lý nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh nghiệm của một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam
Những năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu ban hành chính sách kiểm soát nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do những quan ngại liên quan đến an ninh quốc gia. Bài viết xem xét tổng quan tình hình ban hành chính sách này của một số quốc gia trên thế giới, với ví dụ cụ thể các trường hợp của Úc, Trung Quốc và Việt Nam, từ đó đưa ra một số so sánh bình luận, cũng như khuyến nghị cho việc thực thi Luật Đầu tư mới ban hành năm 2020 của Việt Nam liên quan đến quản lý nguồn vốn FDI và bảo vệ an ninh quốc gia.
Những điểm mới của Luật Đầu tư năm 2020 về ưu đãi đầu tư
Luật Đầu tư năm 2020 ban hành đã tiếp tục ghi nhận những điểm tiến bộ của Luật Đầu tư năm 2014 và hoàn thiện một số nội dung mới về ưu đãi đầu tư. Những điểm mới về ưu đãi đầu tư trong Luật Đầu tư năm 2020 tập trung vào nguyên tắc ưu đãi đầu tư, hình thức ưu đãi đầu tư, đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư, ngành, nghề ưu đãi đầu tư và chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt. Những điểm mới của Luật Đầu tư năm 2020 về ưu đãi đầu tư phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan đến ưu đãi đầu tư, giảm thiểu các ảnh hưởng của thể chế đối với môi trường đầu tư.
Những điểm mới trong Luật Đầu tư năm 2020 về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” là nguyên tắc đã được khẳng định trong Hiến pháp và các đạo luật về kinh doanh. Để thực hiện nguyên tắc này, việc quy định những ngành nghề nào pháp luật cần phải cấm để đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho các nhà đầu tư là một trong những nội dung cần quan tâm mỗi khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Bài viết phân tích và bình luận về các điểm mới trong Luật Đầu tư năm 2020 về ngành nghề cấm kinh doanh so với những Luật Đầu tư trước đây, từ đó cho thấy sự cần thiết và hợp lý của các quy định này.