Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Về sự thiếu thống nhất của các quy định “Đình chỉ” và “Tạm đình chỉ” trong các Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và kiến nghị
Thuật ngữ “đình chỉ” và “tạm đình chỉ” được sử dụng rất phổ biến trong các văn bản pháp luật Việt Nam, tuy nhiên cách hiểu các thuật ngữ này có nhiều nghĩa khác nhau trong các văn bản pháp luật ở nước ta nên dẫn đến việc hiểu nội dung của các văn bản không được chính xác, và hệ lụy của việc hiểu không chính xác này sẽ gây nên việc triển khai thực hiện không đúng mệnh lệnh mà các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đến hoạt động áp dụng pháp luật cũng như thực hiện pháp luật trong thực tiễn. Vì vậy, đã đến lúc các cơ quan có thẩm quyền cần xác định thống nhất một cách hiểu trong các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Bài viết này tập trung phân tích thực tiễn pháp luật Việt Nam trong việc sử dụng các thuật ngữ này và đưa ra một số kiến nghị.
Chuyên mục: Hành chính/ Luật Hành chính Việt Nam
Về thông tin, tuyên truyền trong dự thảo Luật Trưng cầu ý dân 2015 ở Việt Nam
Mục đích của trưng cầu ý dân là muốn biết ý chí, nguyện vọng của người dân về những vấn đề quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, nếu không có thông tin đầy đủ, khách quan thì cử tri quyết định lá phiếu của mình sẽ không chính xác. Dự thảo Luật Trưng cầu ý dân có nhiều điều khoản liên quan đến vấn đề tuyên truyền thông tin và dành một chương riêng để đề cập việc tuyên truyền thông tin về những hoạt động chuẩn bị cho quá trình trưng cầu ý dân. Điều này xuất phát từ vai trò và ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, thông tin trong việc góp phần bảo đảm việc thực hiện trưng cầu ý dân được khách quan, hiệu quả và chính xác, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin. Bài viết đề cập vai trò của thông tin, tuyên truyền trong hoạt động trưng cầu ý dân và những góp ý cụ thể đối với dự thảo Luật Trưng cầu ý dân liên quan đến thông tin, tuyên truyền.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Cần thí điểm thành lập ban quản lý an toàn thực phẩm tại các thành phố trực thuộc trung ương
Ở Việt Nam, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) đang rất được quan tâm vì chúng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng nhưng không được giao cho một đầu mối quản lý thống nhất mà giao cho nhiều cơ quan. Điều này đã dẫn đến tình trạng phân công và phối hợp quản lý giữa các cơ quan phát sinh nhiều chồng chéo, không có một đầu mối chịu trách nhiệm. Đối với các thành phố trực thuộc trung ương, nơi tập trung đông dân cư và khách du lịch thì khối lượng thực phẩm tiêu thụ nhiều, dễ nảy sinh tình trạng ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy, bài viết đưa ra những lý do cần thí điểm thành lập cơ quan quản lý về ATTP ở các thành phố trực thuộc trung ương cũng như cơ sở pháp lý và mô hình của cơ quan này.
Chuyên mục: Hành chính/ Luật Hành chính Việt Nam
Thực tiễn ban hành văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động xử phạt vi phạm hành chính và giải pháp hoàn thiện
Xây dựng, ban hành văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là một nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính, đã được thể hiện trong các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (XLVPHC) và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC. Thực tiễn thực hiện công tác này thời gian qua còn nhiều hạn chế, bất cập. Bài viết phân tích, đánh giá một số hạn chế trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.
Chuyên mục: Hành chính/ Luật Hành chính Việt Nam
Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin môi trường ở Việt Nam
Quyền tiếp cận thông tin nói chung và thông tin về môi trường nói riêng được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và nhiều văn bản khác. Tuy nhiên, quyền này vẫn chưa được bảo đảm thực hiện trong thực tiễn do thiếu một hệ thống các quy định có tính khả thi như: thủ tục cung cấp thông tin, cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin, chưa có chế tài áp dụng khi nhiều chủ thể vi phạm các quy định về cung cấp thông tin, tiếp cận thông tin. Bài viết tập trung phân tích các quy định về quyền tiếp cận thông tin môi trường ở Việt Nam, thực tiễn áp dụng và đưa ra một số kiến nghị.
Chuyên mục: Môi trường
Thanh tra giáo dục và kiến nghị sửa đổi các quy định về thanh tra trong Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Trong quản lý giáo dục, vai trò của thanh tra giáo dục rất quan trọng. Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã dành riêng một mục trong Chương 7 để quy định về thanh tra giáo dục. Tuy nhiên, các quy định này đang phát sinh những bất cập và mâu thuẫn với nhiều văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bài viết phân tích một số bất cập trong các quy định về thanh tra giáo dục đồng thời đề xuất phương hướng hoàn thiện.
Chuyên mục: Giáo dục