Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam
Những điểm mới cơ bản của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và một số kiến nghị
Ngày 02/3/2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã công bố bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm 11 chương, 124 điều. So với Hiến pháp năm 1992, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp giảm 1 chương, 23 điều; giữ nguyên 12 điều, quy định mới 11 điều, bỏ 4 điều; sửa đổi, bổ sung, ghép và sắp xếp lại 128 điều của Hiến pháp năm 1992.
Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu một số điểm mới cơ bản của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1992 hiện hành, đặc biệt là những sửa đổi, bổ sung liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và một số kiến nghị.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Các giải pháp cơ bản trong việc triển khai thi hành Hiến pháp 2013
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực ngày 01/01/2014. Hiến pháp là đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất của nước ta, vì vậy, sau khi Hiến pháp được thông qua, nhiệm vụ quan trọng là tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, bảo đảm cho từng nội dung của Hiến pháp thực sự đi vào đời sống, tạo sự chuyển biến sâu rộng và tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bài viết này đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm triển khai thi hành bản Hiến pháp này ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở và vấn đề bảo đảm quyền con người
Khi xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nhà ở thì xuất hiện hai quyền đối lập nhau là quyền của chủ nợ được xử lý tài sản nhằm thực hiện nghĩa vụ và quyền của người có nghĩa vụ được có chỗ ở với tư cách là quyền cơ bản của con người. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có quy định để dung hòa hai quyền trên trong pháp luật về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, các quy định này còn những hạn chế về phạm vi áp dụng và Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài để bổ sung và hoàn thiện các quy định liên quan. Bài viết bàn về cơ sở pháp lý của các quyền của chủ nợ và người có nghĩa vụ trong trường hợp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nhà ở trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Pháp.
Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam
Sứ mạng đào tạo sau đại học của trường Đại học Luật TP. HCM
Trong hoạt động đào tạo của Nhà trường, hoạt động đào tạo sau đại học phải được xây dựng và triển khai với yêu cầu cao hơn về chất lượng và tầm vóc. Sứ mạng của đào tạo sau đại học được xác định trên cơ sở mục tiêu chính trị của cơ sở chuyên đào tạo về pháp luật và các quy định của Luật Giáo dục năm 2005, các quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ. Bài viết trình bày các định hướng chiến lược nhằm hiện thực hóa sứ mệnh này tại Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, vốn có bề dày đào tạo sau đại học qua 20 năm.
Chuyên mục: Học luật
Tổng quan về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
Bài viết giới thiệu những nét tổng quan về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục bao gồm: sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục; định hướng sửa đổi Luật Giáo dục; những điểm mới của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Chuyên mục: Giáo dục