• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » TS. Lương Thị Mỹ Quỳnh

TS. Lương Thị Mỹ Quỳnh

Quan điểm lịch sử và nền tảng lý luận về bảo đảm quyền có người bào chữa trong tố tụng hình sự thế giới

19/05/2020 23/05/2021 TS. Lương Thị Mỹ Quỳnh Leave a Comment

Quan điểm lịch sử và nền tảng lý luận về bảo đảm quyền có người bào chữa trong TTHS thế giới

Theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ/TW ngày 2/1/2002 và Nghị quyết 49/NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách tư pháp đó là mở rộng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử hình sự, trong đó nhấn mạnh đến việc mở rộng hơn nữa quyền của người bào chữa (NBC) và của người bị buộc tội khi tham gia vụ án hình sự. Việc nhìn nhận đúng đắn ý nghĩa của hoạt động bào chữa nói chung và vai trò của người bào chữa nói riêng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thực sự là một yếu tố quyết định tính đúng đắn, toàn diện và khách quan của bản án của Tòa án. Để cung cấp thêm những hiểu biết về sự hình thành và vai trò quan trọng của việc bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự (TTHS), bài viết này nhằm giới thiệu đến độc giả, những nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định pháp luật kết quả nghiên cứu tổng quan về nguồn gốc và những nền tảng pháp lý của quyền có NBC trong tố tụng hình sự thế giới. Qua đó, chỉ ra những triết lý pháp lý của việc hình thành và bảo đảm quyền có NBC của người bị buộc tội. Điều này, theo tác giả, là cần thiết cho việc định hướng tiếp tục sửa đổi Hiến pháp và Bộ luật TTHS trong thời gian tới.

Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự 
Từ khóa: Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa/ Người bào chữa

Quy định về Viện kiểm sát trong Hiến pháp 2013 – Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

18/05/2020 21/05/2021 TS. Lương Thị Mỹ Quỳnh Leave a Comment

Quy định về Viện kiểm sát trong Hiến pháp năm 2013 - Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Ngày 02/06/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó xác định mục tiêu của cải cách tư pháp là “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Để đạt được mục tiêu này, chiến lược cải cách tư pháp đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, bao gồm Tòa án và Viện kiểm sát. Hiện tại Hiến pháp 2013 đã được thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Có thể nói đây là một sự kiện quan trọng trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Cùng với sự ra đời của Hiến pháp 2013, các văn bản luật liên quan đã và đang được tiếp tục lấy ý kiến xây dựng Dự thảo sửa đổi, bổ sung, bao gồm Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS), Luật tổ chức tòa án nhân dân (TAND), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm … Hiện tại, cơ quan VKSND tối cao đã hoàn tất bản Dự thảo Bộ luật TTHS và Dự thảo lần 2 Luật tổ chức VKSND sửa đổi và chờ ý kiến của Quốc hội và các bộ, ngành. Có thể nói, Hiến pháp 2013 đã tác động rất lớn đến định hướng sửa đổi của các luật trên. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến những điểm mới tiến bộ trong các quy định của Hiến pháp 2013 về vị trí, chức năng và nhiệm vụ của VKS từ góc độ xem xét và đánh giá quá trình hình thành và phát triển của các quy định này trong các bản Hiến pháp trước đây. Đồng thời phân tích, đánh giá vai trò của Hiến pháp 2013 đối với định hướng sửa đổi và hoàn thiện Luật tổ chức VKSND và yêu cầu cải cách tư pháp.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam 
Từ khóa: Viện kiểm sát/ Hiến pháp 2013/ Cải cách tư pháp

Nội luật hóa Công ước chống tra tấn về bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong lĩnh vực tố tụng hình sự

17/05/2020 23/05/2021 TS. Lương Thị Mỹ Quỳnh Leave a Comment

Nội luật hóa Công ước chống tra tấn về bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong lĩnh vực TTHS

Một trong những mục đích trọng tâm mà Công ước về chống tra tấn (CAT) hướng tới đó là thiết lập hệ thống các nghĩa vụ đối với quốc gia thành viên nhằm chống lại mọi hình thức tra tấn trong quá trình chứng minh và xử lý tội phạm. Trong bối cảnh đó, bài viết này nhằm giới thiệu những quy định của CAT liên quan đến bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự – có nguy cơ (và) là nạn nhân của tra tấn, đồng thời đánh giá mức độ tương thích của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với những điều khoản của CAT có liên quan. Qua đó, bài viết cũng gợi mở một số định hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nhằm đảm bảo những cam kết mà CAT đưa ra đối với các quốc gia thành viên để phục vụ cho tiến trình nội luật hóa.

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung/ Luật Hình sự quốc tế 
Từ khóa: Công ước chống tra tấn/ Người bị buộc tội/ Nội luật hóa/

Những quy định mới của Hiến pháp 2013 về quyền bào chữa và việc hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

13/05/2020 23/05/2021 TS. Lương Thị Mỹ Quỳnh Leave a Comment

Những quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về quyền bào chữa và việc hoàn thiện BLTTHS

Quyền bào chữa là quyền cơ bản của người bị buộc tội được tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ trước những cáo buộc của cơ quan có thẩm quyền về một hành vi phạm tội. Bài viết phân tích và đánh giá các quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quyền bào chữa của người bị buộc tội trong mối liên hệ với các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành và những nội dung liên quan trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi, qua đó chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện trong quy định của pháp luật về quyền bào chữa, đáp ứng tinh thần cải cách tư pháp.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam/ Hình sự/ Tố tụng hình sự 
Từ khóa: Điểm mới của Luật/ Hiến pháp 2013/ Quyền bào chữa/ Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

Một số vấn đề về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

08/05/2020 22/05/2021 TS. Lương Thị Mỹ Quỳnh Leave a Comment

Một số vấn đề về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

Hiện tại, Bộ luật Hình sự (BLHS) và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã có những quy định ban đầu về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và các thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Những quy định mới này đã phản ánh sự thay đổi lớn về tư duy của nhà làm luật, mặt khác khẳng định vai trò của pháp luật hình sự trong việc xử lý nghiêm minh đối với một số hành vi nghiêm trọng do pháp nhân thực hiện, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng cho người dân và xã hội. Bài viết nhằm chia sẻ một số ý kiến đối với các quy định của BLHS và BLTTHS năm 2015 về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.

Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự 
Từ khóa: Thủ tục/ Truy cứu trách nhiệm hình sự/ Trách nhiệm hình sự/ Pháp nhân/ Pháp nhân thương mại

Lịch sử về chống tra tấn và cơ chế bảo đảm quyền của người bị buộc tội khỏi bị tra tấn trong các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người

05/05/2020 21/05/2021 TS. Lương Thị Mỹ Quỳnh Leave a Comment

Lịch sử về chống tra tấn và cơ chế bảo đảm quyền của người bị buộc tội khỏi bị tra tấn trong các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người

Việt Nam đang thực hiện xây dựng Báo cáo quốc gia (lần thứ nhất) về thực thi Công ước của Liên hợp quốc về Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Trong bối cảnh đó, việc đối chiếu và đánh giá mức độ nội luật hóa Công ước trong pháp luật quốc gia là cần thiết và cấp bách. Bài viết nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử chống tra tấn, chỉ ra cơ chế bảo đảm người bị buộc tội khỏi tra tấn trong các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người, thông qua đó khẳng định bảo đảm quyền con người là điều kiện tiên quyết và là cơ sở pháp lý để bảo vệ người bị buộc tội trong tố tụng hình sự khỏi tra tấn.

Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự 
Từ khóa: Chống tra tấn/ Người bị buộc tội/ Quyền con người

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng