Chuyên mục: Doanh nghiệp/ Lao động
Phân biệt đối xử trong quan hệ lao động: So sánh pháp luật lao động của Việt Nam với một số Công ước của ILO
Phân biệt đối xử trong quan hệ lao động là hiện tượng khá phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, phân biệt đối xử mới chỉ được pháp luật quy định một cách chính thức bởi trong thời gian gần đây, mặc dù vấn đề này đã được quy định cách đây đã hơn 60 năm trong nhiều văn bản của các tổ chức quốc tế, pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bài viết này, tác giả nêu và phân tích các vấn đề cơ bản liên quan đến phân biệt đối xử trong quan hệ lao động, bao gồm: (i) khái niệm và các hình thức phân biệt đối xử; (ii) các quan điểm hiện đại về bảo đảm sự bình đẳng; (iii) các văn bản quốc tế về chống phân biệt đối xử và (iv) quy định của pháp luật lao động Việt Nam về chống phân biệt đối xử trong tuyển dụng, trả công, chấm dứt hợp đồng lao động, phát triển về nghề nghiệp và đào tạo.
Chuyên mục: Lao động
Đối thoại tại nơi làm việc theo Pháp luật Lao động Việt Nam
Cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa và xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước, quan hệ lao động tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể so với trước đây. Điều đó đòi hỏi pháp luật lao động phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Một trong những điểm mới đã được ghi nhận trong pháp luật lao động Việt Nam – Đối thoại tại nơi làm việc giữa người sử dụng lao động và tập thể lao động. Trong bài viết này, tác giả phân tích các vấn đề liên quan đến đối thoại tại nơi làm việc như: khái niệm; các bên tham gia; giám sát, kiểm tra. Bên cạnh đó, bài viết cũng trình bày kinh nghiệm của pháp luật một số quốc gia về vấn đề này và nêu lên kiến nghị để thực hiện thành công việc đối thoại tại nơi làm việc ở nước ta.
Chuyên mục: Lao động
An toàn, sức khỏe tại nơi làm việc trong hệ thống tiêu chuẩn lao động cốt lõi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ tai nạn lao động
Bồi thường tai nạn lao động không phải là vấn đề mới trên thế giới và tại Việt Nam. Tuy vậy, trong bài viết này, tác giả phân tích hai vấn đề mà vẫn còn tranh cãi và bất cập: (i) vị trí của an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc trong hệ thống tiêu chuẩn lao động cốt lõi; (ii) lợi ích mà người lao động hoặc thân nhân của người lao động bị chết được bồi thường từ người sử dụng lao động.
Chuyên mục: Lao động